Hoàng Trần
Tướng Lê Xuân Duy
chết đáng ngờ chỉ sau 3 tháng nhậm chức
Chỉ sau 3 tháng nhậm chức tư lệnh quân khu 2, uỷ
viên trung ương đảng - thiếu tướng quân đội Lê Xuân Duy đã đột ngột qua đời ở
tuổi 54.
Theo truyền thông nhà nước, tướng Duy đã qua đời vào
tối ngày 7/8/2016 tại bệnh viện quân đội 108. Nguyên nhân dẫn đến cái chết được
nói là do “lâm bệnh hiểm nghèo”.
Vừa nhậm chức tư lệnh được 3 tháng
Tướng Lê Xuân Duy sinh năm 1962 tại Phú Thọ, nhập
ngũ năm 1981 khi mới 19 tuổi.
Cuối tháng 8/2014, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự
tỉnh Yên Bái, ông được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định đưa thẳng lên giữ
chức phó tư lệnh quân khu 2.
Đây là bước chuẩn bị nhân sự để tướng Duy lên thay
trung tướng Dương Đức Hoà, tư lệnh quân khu 2 lúc ấy sắp đến tuổi nghỉ hưu theo
quy định.
Tại đại hội toàn quốc lần thứ 12, ông là 1 trong 22
đại biểu quân đội lọt vào ban chấp hành trung ương đảng khoá mới, sau đó trở
thành uỷ viên quân uỷ trung ương.
|
Thiếu
tướng Lê Xuân Duy (trái) tại buổi lễ nhận nhiệm vụ tư lệnh quân
khu 2 ngày 6/5/2016
|
Ngày 6/5/2016, tướng Lê Xuân Duy được bổ nhiệm cho
giữ chức tư lệnh quân khu 2 theo đề nghị của Bộ Quốc phòng về “quy hoạch cán bộ”.
Buổi lễ chuyển giao quyền lực có sự xuất hiện của phó tổng tham mưu trưởng quân
đội, thượng tướng Võ Văn Tuấn.
Như vậy, tính từ thời điểm nhậm chức cho đến khi qua
đời, ông mới chỉ ngồi ghế tư lệnh quân khu 2 được tròn 3 tháng.
Điều đáng nói, truyền thông nhà nước khi đưa tin về
cái chết của tướng Duy đều ghi chức vụ ông là “phụ trách tư lệnh quân khu 2”,
trong khi bộ chính trị đã chấp thuận cho ông làm tư lệnh từ 3 tháng trước đó.
Chi tiết này khiến người ta càng thêm nghi vấn về cái chết của vị tướng này.
Tướng chống Trung cộng và những cái chết
đáng ngờ
Quân khu 2 có nhiệm vụ bảo vệ các tỉnh vùng Tây Bắc
của Việt Nam, là một trong những khu vực trọng yếu vì có đường biên giới tiếp
giáp với Lào và Trung cộng.
|
Trung
tướng Đào Trọng Lịch
|
Tư lệnh quân khu 2 thường là những chỉ huy có kinh
nghiệm trận mạc trong cuộc chiến tranh chống Tàu từ cuối thập niên 70 và 80.
Tuy vậy, hầu hết những tướng lĩnh này đều đã gặp phải kết cục bi đát mỗi khi đường quan lộ đang trên đà thăng tiến mạnh mẽ.
Tuy vậy, hầu hết những tướng lĩnh này đều đã gặp phải kết cục bi đát mỗi khi đường quan lộ đang trên đà thăng tiến mạnh mẽ.
Điển hình là trường hợp của cựu tư lệnh quân khu 2
Đào Trọng Lịch. Năm 1997, ông đeo hàm trung tướng và giữ chức tổng tham mưu trưởng
quân đội nhân dân Việt Nam, là ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế bộ trưởng quốc
phòng.
Ngày 25/5/1998, tướng Đào Trọng Lịch đã bất ngờ tử nạn
trong một vụ rớt máy bay trực thăng bí ẩn tại Xiêng Khoảng, Lào.
20 sỹ quan và tướng lĩnh cao cấp khác cũng tử nạn
trong vụ “tai nạn” được nói là do “sương mù” này, trong đó có cả trung tướng Trần
Tất Thanh – khi ấy đang giữ chức tư lệnh quân khu 2.
Gần đây nhất là trường hợp của đại tướng Đỗ Bá Tỵ.
Trước khi làm tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, tướng Tỵ cũng từng
giữ chức tư lệnh quân khu 2.
Sau đại hội 12, tướng Tỵ chỉ được ở lại ban chấp
hành trung ương đảng nhờ vào chiếc vé vớt. Tuy không gặp kết cục bi thảm như những
người tiềm nhiệm, nhưng ông cũng đã bị loại bỏ binh quyền khi phải nhận quyết định
chuyển sang làm phó chủ tịch quốc hội.
Những tướng lĩnh nêu trên đều là những chỉ huy đã trực
tiếp cầm súng chống quân Trung Cộng xâm lược trong cuộc chiến tranh biên giới
phía Bắc.
Riêng trường hợp tướng Lê Xuân Duy, khi ấy ông chiến
đấu ngay tại mặt trận Vị Xuyên, thuộc tỉnh Hà Giang vào năm 1984. Sư đoàn 313 của
ông bị tỷ lệ thương vong cao nhất.
Dù sống sót sau những trận chiến ác liệt, nhưng tướng
Duy đã phải chết vì nguyên nhân bí ẩn mang tên “lâm bệnh hiểm nghèo”. Thậm chí
sau khi chết, những người đồng chí đã nhanh chóng xoá luôn chức vụ tư lệnh quân
khu 2 của ông, đổi thành “phụ trách tư lệnh”.
Một lần nữa, cái chết đáng ngờ của tướng Lê Xuân Duy
cho thấy bóng ma ám sát, thanh trừng vẫn đang tiếp tục đeo bám và bao trùm lên
bộ quốc phòng CSVN.
Hoàng Trần