Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 06.09.2016)
Mỹ: Sẽ có hậu quả nếu Trung cộng vi phạm luật lệ quốc tế
Tổng
thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh
G-20 ở Hàng Châu, Trung cộng, ngày 5 tháng 9 năm 2016.
Hoa Kỳ cảnh báo sẽ có hậu quả nếu Trung cộng vi phạm
các luật lệ và quy tắc của quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với CNN phát sóng hôm
4/9, Tổng thống Barack Obama khẳng định: ‘Nói
tới các vấn đề liên quan đến an ninh, khi anh đã ký một hiệp ước kêu gọi sự
phân xử trọng tài quốc tế xung quanh các vấn đề hàng hải thì chuyện anh lớn hơn
các nước như Phi Luật Tân hay Việt Nam không phải là lý do để anh thoái thác và
giương oai diễu võ.’ ‘Anh phải tuân thủ luật quốc tế,’ ông Obama nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói trước việc Trung cộng vi phạm luật
lệ và quy tắc quốc tế, như trong các trường hợp ở Biển Đông, hoặc trong cách
hành xử của Trung cộng về chính sách kinh tế, Hoa Kỳ đã tỏ lập trường cứng rắn.
Ông Obama nói ‘Chúng tôi đã chỉ rõ cho họ
thấy rằng sẽ có hậu quả.’
Tổng thống Obama nói thêm rằng ông đã cố gắng truyền
tải thông điệp tới Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung cộng rằng một phần trong sức
mạnh Hoa Kỳ chính là sự tự chế.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN trước chuyến công du cuối
cùng của ông Obama tới châu Á, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng nói rằng Washington muốn
Bắc Kinh đảm trách trách nhiệm lớn hơn ‘không
chỉ đối với người dân của họ, mà còn đối với các vấn đề và các xung đột quốc tế,
cho dù đó là vấn đề biến đổi khí hậu hay cứu trợ thảm họa hoặc đối phó với các
vấn đề như Ebola.’
Theo CNN, PTI
Thượng đỉnh ASEAN sẽ không bàn chuyện biển Đông
Nhân viên an ninh chờ máy bay riêng của Thủ
tướng Malaysia Najib Razak tại sân bay quốc tế Wattay ở Viêng Chăn ngày 05
tháng 9 năm 2016 trước thềm Thượng đỉnh ASEAN tổ chức từ ngày 6 đến 8 tháng 9. AFP
photo
Lãnh đạo các nước khối ASEAN gồm 10 quốc gia Đông
Nam Á tại thượng đỉnh diễn ra trong tuần này chắc chắn tránh không chính thức đề
cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường Trực Quốc tế- PCA về đường đứt khúc
9 đoạn của Trung cộng tại Biển Đông bị Phi Luật Tân kiện.
Hãng thông tấn AP loan tin này dẫn nguồn từ dự thảo
tuyên bố cuối cùng của thượng đỉnh ASEAN tại Lào.
Tuy nhiên, theo nội dung của dự thảo tuyên bố mà AP
có được thì các nước tham dự bày tỏ quan ngại mạnh mẽ về hoạt động của Trung cộng
tiến hành cải tạo các đá thành đảo nhân tạo tại Biển Đông. Hoạt động này bị các
nước ASEAN cho là có thể làm bất ổn khu vực.
Hoa Kỳ cho rằng những đảo nhân tạo đó có thể được
chuyển thành căn cứ quân sự nhằm giúp Trung cộng thỏa mãn tham vọng làm chủ Biển
Đông, đe dọa các nước có tuyên bố chủ quyền tại đó.
Ngay tại thượng đỉnh G-20 diễn ra ở thành phố Hàng
Châu trong hai ngày 4 và 5 tháng 9, Trung cộng cũng phản đối việc nêu ra vấn đề
tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và các nước khác.
Trong số 10 nước ASEAN, Trung cộng từng khuynh đảo
được Campuchia chặn không để vấn đề căng thẳng tranh chấp ở khu vực Biển
Đông được nêu ra trong những thông cáo chung.
Hợp tác quốc phòng : Ấn Độ cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt
Nam
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi chứng kiến
lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương, Hà Nội, 03/09/2016 REUTERS
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 03/09/2016, kết
thúc hai ngày thăm Việt Nam, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo cấp 500
triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song
phương. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Trung cộng phô trương sức mạnh
quân sự ở Biển Đông.
Khoảng 50 % trao đổi mậu dịch của Ấn Độ được vận
chuyển ngang qua Biển Đông. Do vậy, thủ tướng Modi lưu ý : Việc thắt chặt quan
hệ giữa New Delhi và Hà Nội sẽ góp phần tăng cường « ổn định, an ninh và thịnh
vượng trong khu vực ».
Theo AFP, thủ tướng Modi không đi sâu vào chi tiết
khoản tín dụng nói trên, nhưng thông thường Việt Nam sẽ phải ký kết hàng loạt
thỏa thuận với các tập đoàn Ấn Độ.
Năm 2014 Ấn Độ đã thông báo cấp cho Việt Nam 100 triệu
đô la tín dụng nhằm mục đích Việt Nam mua tàu tuần tra, tăng cường khả năng
phòng thủ trên biển. Trung cộng đã chỉ trích Ấn Độ hợp tác quốc phòng với Việt
Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc họp
báo chung với đồng nhiệm Ấn Độ, cho biết là hai bên đã « thảo luận về mối quan
ngại liên quan đến Biển Đông » và ông Phúc nhấn mạnh rằng trên hồ sơ này, « tất
cả các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Trong chuyến công du Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ, lần
đầu tiên kể từ 15 năm nay, hai nước đã ký kết tổng cộng 12 thỏa thuận bao gồm
nhiều lĩnh vực hợp tác, từ quốc phòng đến khoa học.
Thanh Hà (RFI)
Ấn Độ được gì khi quan hệ chặt chẽ với Việt Nam ?
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội
quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016REUTERS/Kham
Thời gian gần đây, Ấn Độ gia tăng sự hiện diện trong
khu vực Biển Đông. Động thái này cho thấy New Dehli khẳng định chiến lược «
Hướng Đông »nhằm đối đầu với việc Trung cộng tìm cách gia tăng ảnh hưởng
sang khu vực phía nam châu Á. Chính sách ngoại giao này của Ấn Độ mang một tầm
quan trọng lớn hơn với việc thắt chặt quan hệ song phương với Việt Nam. Câu hỏi
đặt ra : Ấn Độ sẽ được gì trong mối quan hệ này ?
Trong bài phân tích đề tựa « Liệu Ấn Độ có
được đền đáp trong cuộc chơi với Việt Nam ? », báo mạng dnaindia.com nhắc lại
rằng Hà Nội cũng giống như Bắc Kinh là một nước theo chế độ cộng sản. Nhưng
trong thời gian gần đây quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đã có những chuyển biến
ngoạn mục : từ thù nghịch nay trở thành đối tác. Hà Nội và Washington giờ có vẻ
sát cánh bên nhau cùng dàn trận chống lại Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp lãnh
hải trên Biển Đông.
Về phần mình, trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Ấn
Độ đã ủng hộ chế độ Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Nay trong bối cảnh mới, trước
sự lớn mạnh của Trung cộng, cả Ấn Độ, Việt Nam và Hoa Kỳ đều đứng cùng chiến
tuyến.
Lúc ban đầu, quan hệ Việt - Ấn chỉ dừng ở mức hợp
tác thăm dò dầu khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Bắc Kinh lên tiếng phản đối dự án
này, nhưng cũng không buộc được Ấn Độ và Việt Nam phải từ bỏ ý định.
Nhân chuyến công du Việt Nam hồi đầu tháng Chín này
của thủ tướng Modi, hai nước quyết định nâng mức quan hệ, từ Đối tác Chiến lược
lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, ký kết 12 hiệp định hợp tác kinh tế và
quốc phòng. Đồng thời, thủ tướng Ấn Độ thông báo cấp 500 triệu đô-la tín dụng để
Việt Nam cải thiện năng lực quốc phòng.
Trong một cử chỉ mang ý nghĩa biểu tượng cao, thông
cáo chung sau chuyến đi Việt Nam của ông Modi còn ghi nhận phán quyết ngày
12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS). Cả hai bên nhấn mạnh sự ủng hộ đối với hòa bình, ổn định,
an ninh, an toàn và tự do lưu thông hàng không và hàng hải trên Biển Đông.
Những thỏa thuận trên cho thấy Ấn Độ tham gia tích cực
vào cảnh quan quốc phòng trong khu vực. Việc Ấn Độ tăng cường hiện diện trong
khu vực này cũng bắt nguồn từ mối hợp tác tích cực giữa New Dehli và
Washington.
Đây mới chính là điểm đáng quan tâm. Hoa Kỳ đang tìm
kiếm những đối tác đáng tin cậy và hùng mạnh tại châu Á để xây dựng chuỗi liên
minh, một phần trong chiến lược toàn cầu của Washington.
Thế nhưng, bài viết cho rằng việc Ấn Độ muốn tham
gia cuộc chơi này như thế nào cần phải được đưa ra bàn luận. Với tư cách là cường
quốc kinh tế thế giới, Ấn Độ cũng không nên chỉ đóng vai trò người quan sát bên
lề. Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, đa dạng, đông dân và có một nền dân chủ lớn
nên không thể để bị đưa xuống vai trò thứ yếu trong bàn cờ chính trị thế giới.
Minh Anh
(RFI)
Phi Luật Tân quan ngại tàu Trung cộng xuất hiện thêm
tại Scarborough
Tàu cá Trung cộng và tàu cá Phi Luật Tân quanh bãi cạn
Scarborough hôm 12/5/2012. AFP
photo
Phi Luật Tân mới đây nhất đã lên tiếng quan ngại rằng hiện
có thêm nhiều tàu thuyền của Trung cộng xuất hiện tại khu vực bãi cạn
Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.
Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phi là ông Delfin Lorenzana
nói rằng có bốn chiếc tàu tuần duyên Trung cộng, cùng với sáu chiếc tàu khác
cũng của Trung cộng có mặt tại bãi cạn Scarborough. Trong số tàu này có nhiều
chiếc được dùng để chở cát xây dựng các đảo nhân tạo trước đây.
Thông tin này của bộ quốc phòng Phi đưa ra dựa trên
quan sát của một phi cơ của không quân Manila bay ngang vùng này vào ngày hôm
qua. Hãng tin Reuters khi loan tin này cũng cho biết là không thể tiếp xúc được
với tòa đại sứ Trung cộng tại Manila để đưa ra bình luận.
Bãi cạn Scarborough nằm không xa bờ biển của đảo Luzon
lớn nhất quần đảo Phi Luật Tân, và nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế
của nước này.
Nơi đây ngư dân Phi thường xuyên đến đánh bắt hải sản,
và vào năm 2012 hải quân Trung cộng đã dùng vũ lực đẩy người Phi ra khỏi khu
vực bãi cạn này mà họ gọi là Hoàng Nham. Từ đó đến nay ngư dân Phi không được
đến đây đánh cá.
Chính việc này đã làm cho Phi Luật Tân đệ đơn kiện Trung
cộng lên tòa trọng tài quốc tế, và trong phán quyết của tòa này đưa ra vào ngày
12 tháng 7 vừa qua có nói rõ rằng bãi cạn Scarborough nằm hoàn toàn trong vùng
đặc quyền kinh tế của Phi chứ không thuộc chủ quyền của Trung cộng. Phán quyết
cũng ghi rõ là ngư dân Phi có quyền đến đánh bắt hải sản như từ trước đến nay.
Giới chức Manila đã cho biết là đang tiến hành đàm
phán với Bắc Kinh để ngư dân Phi có thể trở lại đây đánh cá. Các nguồn tin từ
Manila cho biết là Bắc Kinh đã đồng ý điều đó nhưng chưa biết cụ thể khi nào
thì thỏa thuận này sẽ được thực hiện.
Trung cộng bác bỏ tin cải tạo bãi Scaborough thành đảo nhân tạo
Trung cộng đã lên tiếng bác bỏ tin nói Bắc Kinh đã cho tiến hành cải tạo bãi cạn Scaborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân thành đảo nhân tạo.
Phát ngôn nhân Bộ
Ngoại giao Trung cộng, bà Hoa Xuân Oánh, nói với báo giới tại cuộc họp thường kỳ
rằng phía Trung cộng duy trì công tác tuần tra do các tàu tuần duyên thực hiện
tại những vùng biển của mình và không có gì thay đổi. Tiếp đến, Trung cộng cũng
nhắc nhở Phi Luật Tân đừng ‘thổi phồng’ tranh chấp biển lên.
Tổng thống Hoa Kỳ,
Barack Obama, trước khi có cuộc gặp với chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình tại
Hàng Châu hồi tuần qua, lên tiếng bày tò quan ngại về thái độ của Bắc Kinh. Và
ông Obama nhắc lại là Washington luôn rất cứng rắn trong việc đáp trả lại thái
độ quyết đoán quân sự của Bắc Kinh.
Theo
tin RFA, RFI, VOA