(ngày 12.10.2016)
Hàn Quốc sẵn sàng bắn tàu Trung cộng đánh cá trái phép
Tàu cá Trung cộng bị bắt
giữ tại cảng Incheon, Hàn Quốc (Ảnh chụp ngày 10/10/2016)REUTERS
Sau vụ tàu cá Trung cộng đâm chìm tàu tuần duyên Hàn
Quốc, Seoul hôm nay 11/10/2016 công khai tuyên bố sẵn sàng dùng võ lực mạnh
hơn, kể cả vũ khí, để ngăn chặn tàu cá Trung cộng vào đánh bắt trái phép trong
vùng biển Hàn Quốc. Để nhấn mạnh thái độ phẫn nộ của mình, Hàn Quốc đã triệu đại
sứ Trung cộng ở Seoul lên để phản đối.
Phát biểu nhân một cuộc họp báo tại Seoul, ông Lee
Choon Jae, phó tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hàn Quốc, xác nhận rằng các cảnh
sát biển Hàn Quốc sẽ được phép sử dụng vũ khí, trong đó có súng lục và đại bác
gắn trên tàu, để đối phó với các tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung cộng, nếu cảm
thấy bị đe dọa.
Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết
đối phó với các tàu cá Trung cộng cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện
pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát
tàu cá Trung cộng, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ».
Các cơ quan chức năng Hàn Quốc hôm qua cho biết là một
tàu tuần duyên của nước này vào tuần trước đã bị một tàu cá Trung cộng đâm chìm
khi đang thực hiện một cuộc săn đuổi một đội tàu Trung cộng đánh bắt trái phép ngoài
khơi bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên. Sau khi phạm tội, tàu Trung cộng đã bỏ
trốn khỏi hiện trường và trở về cảng xuất phát tại Trung cộng.
Seoul triệu mời đại sứ Trung cộng để phản
đối
Ngoài lời đe dọa sẽ dùng đến súng ống, Seoul vẫn tiếp
tục tỏ thái độ bất bình về mặt ngoại giao. Hôm nay, đến lượt đại sứ Trung cộng
tại Seoul bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao Hàn Quốc để nghe phản đối về vụ việc
được gọi là « thách thức công quyền » Hàn Quốc. Hôm Chủ Nhật vừa qua, tổng
lãnh sự Trung cộng tại Seoul cũng đã bị triệu mời.
Hàn Quốc như đã không nguôi cơn giận trong bối cảnh
Bắc Kinh có dấu hiệu xem nhẹ phản ứng của Seoul. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Trung cộng
chỉ cho biết là chính quyền nước này đang xác minh vụ việc, nhưng kêu gọi Hàn
Quốc giữ bình tĩnh.
Tuần Duyên Hàn Quốc đã phải thường xuyên săn đuổi
tàu Trung cộng tràn vào đánh bắt trái phép ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc, và nhiều
khi đã xẩy ra những vụ đụng độ dữ dội. Seoul đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh có
biện pháp lâu dài để ngăn không cho ngư dân Trung cộng vào đánh bắt trong vùng
đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.
Nhật Bản tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung cộng
Tàu tuần duyên Nhật Bản
cứu tầu cá Trung cộng gần Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh chụp ngày
11/08/2016).JAPAN COAST GUARD / AFP
Vào lúc Hàn Quốc công khai đe dọa dùng súng ống để đối
phó với hạm đội tàu cá hùng hậu của Trung cộng, một nước khác cũng cũng chuẩn bị
ra tay, đó là Nhật Bản, vốn thường xuyên bị ngư dân Trung cộng đánh bắt trộm.
Đài Truyền Hình Nhật Bản vào hôm qua 10/10/2016 tiết lộ : Tokyo sắp cho khai triển
loại tàu tuần tra mới vững chắc và hiện đại hơn trên biển Hoa Đông, và nhân gấp
bốn lần lực lượng hoạt động trong khu vực.
Theo NHK, ngay từ tháng 11 tới đây, Tokyo bắt đầu đầu
phái những chiếc tàu tuần tra mới đầu tiên đến vùng biển Hoa Đông, trong khuôn
khổ kế hoạch triển khai 9 chiếc tàu loại này trong khu vực từ nay đến năm 2018.
Đặc điểm của loại tàu mới này là đã được thiết kế với
vỏ tàu được gia cố đáng kể để có thể chịu được tác động từ những vụ đâm va với
tàu đánh cá Trung cộng. Trên tàu còn có thêm thiết bị giám sát, theo dõi với
công nghệ được cải thiện.
Nhật Bản đã bắt đầu cho đóng ba tàu tuần tra loại
này vào năm 2014 khi thấy rằng lực lượng tàu thuyền Trung cộng áp sát vùng quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Bắc Kinh tranh chấp càng lúc càng đông. Ba chiếc
này đã được hạ thủy và kể từ tháng 11 tới đây, sẽ được triển khai tại vùng quần
đảo Miyako thuộc tỉnh đảo Okinawa.
Theo kế hoạch, Nhật Bản cũng dự kiến cho đóng một
chiếc tàu tuần tra cỡ lớn - 6.500 tấn - có thể mang theo một phi cơ trực thăng.
Tokyo còn có kế hoạch tăng gấp bốn lần lực lượng và
trang thiết bị đặc trách giám sát vùng biển có tranh chấp, từ 55 người phụ
trách tuần tra vùng Senkaku/Điếu Ngư hiện nay, con số này sẽ được nâng lên
thành 200 trong vòng 1 năm rưỡi tới đây.
Đối thủ của tuần duyên Nhật không ai khác hơn là Trung
cộng, mà đặc biệt là đội tàu cá vừa là kẻ đi đánh cắp tài nguyên của nước khác,
vừa là công cụ được Bắc Kinh sử dụng nhắm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung cộng.
Theo thống kê của Nhật Bản, từ 99 chiếc xâm phạm
vùng biển Nhật Bản vào năm 2015, con số này đã tăng vọt lên thành 135 chiếc
trong năm nay, và chiếm đóng 70% khu vực đánh cá của người Nhật một cách thường
xuyên. Một ví dụ mới đây là đầu tháng Tám, đã có đến 230 chiếc tàu cá Trung cộng,
được tàu hải cảnh bảo vệ, thâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản.
Giới chuyên gia đã thẩm định rằng đội tàu cá của Trung
cộng không chỉ là tàu thương mại đơn thuần mà là một công cụ đóng vai trò quan
trọng trong chiến lược hàng hải của Trung cộng.
Theo giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải Chiến
Mỹ, ở Biển Đông, các tàu cá là một bộ phận trong lực lượng dân quân biển của Trung
cộng, một lực lượng bán quân sự ẩn nấp dưới cái vỏ dân sự để tiến hành các hành
vi xâm lược.
Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung
cộng của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung cộng vừa
lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung cộng đã đâm chìm một tàu tuần
tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.
Hành vi coi thường phép tắc đó đã khiến Seoul nổi giận,
và khi loan báo ý định bật đèn xanh cho dùng súng đối với tàu cá Trung cộng, lực
lượng tuần duyên Hàn Quốc đã cho thấy là họ không còn nhẫn nhịn được nữa.
Biển Đông : Trung cộng « chỉ trích » New
Zealand
Bộ trưởng Quốc Phòng Trung
cộng, Thường Vạn Toàn, phát biểu tại Diễn đàn Quốc Phòng Hương Sơn, ngày
11/10/2016.China Daily/via REUTERS.
Tại lễ khai mạc Diễn đàn Quốc phòng Hương Sơn (Xiangshan
forum) tại Bắc Kinh ngày 11/10/2016, Trung cộng đã chỉ trích lập trường của bộ
trưởng Quốc Phòng New Zealand liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông, đồng thời
khuyến cáo các nước « không liên quan » thì không nên can thiệp.
Là người chủ trì phiên khai mạc, bà Phó Oánh (Fu
Ying), chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội, nhấn mạnh « chúng tôi hy vọng rằng
các nước không liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông tôn trọng các nước đang
có tranh chấp… để làm việc cùng nhau ». Đây cũng chính là luận điểm đã được
Trung cộng đưa ra trong cuộc Đối thoại An ninh thường niên Shangri-La tại
Singapore.
Vị cựu thứ trưởng ngoại giao nói thêm : « Tôi nghĩ
là các diễn tiến cho thấy rõ sự can thiệp của các nước không liên can chỉ làm
phức tạp thêm các mối bất đồng và đôi khi còn gây thêm căng thẳng ».
Tuyên bố của bà Phó Oánh được đưa ra ngay sau bài diễn
văn đọc tại buổi khai mạc phiên họp của bộ trưởng Quốc Phòng New Zealand Gerry
Brownlee. Ông nói : « Chúng tôi phản đối mọi hành động phá hoại hòa bình,
làm xói mòn niềm tin và hy vọng tất cả các bên tích cực tìm ra các biện pháp để
giảm bớt căng thẳng... Là một quốc gia nhỏ tham gia thương mại hàng hải, nên luật
pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, là điều rất
quan trọng đối với New Zealand. Chúng tôi ủng hộ phán quyết trọng tài và tin rằng
các nước có quyền tìm kiếm một giải pháp quốc tế ».
Tại diễn đàn, bộ trưởng Quốc Phòng New Zealand còn đề
cập đến việc Trung cộng gia tăng bồi đắp và xây dựng nhiều công trình trên các
đảo nhân tạo, trong đó có đường băng mới.
Sau lời chỉ trích của bà Phó Oánh, ông Gerry
Brownlee phát biểu với Reuters rằng New Zealand có trách nhiệm nói rõ những
quan ngại của mình, dù là một nước nhỏ, nhưng các bên đều có tư cách để bày tỏ
quan điểm.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung cộng chỉ trích
New Zealand về tranh chấp tại Biển Đông. Vào tháng 02/2016, Wellington từng
khuyến cáo Bắc Kinh kiềm chế sau khi Trung cộng dường như triển khải một hệ thống
tên lửa tối tân tại một hòn đảo ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh lại cho rằng đề
xuất trên của Wellington là « không mang tính xây dựng ».
Cũng tại diễn đàn Hương Sơn, bộ trưởng Quốc Phòng Trung
cộng Thường Vạn Toàn (Chang Wan Quan) cho biết Trung cộng và ASEAN duy trì tập
trận trên biển vào năm 2017, song ông không cho biết thêm chi tiết, đồng thời
nói thêm Trung cộng sẵn sàng giải quyết các tranh chấp.
Thủ tướng Singapore thăm Úc để tăng cường hợp tác quốc
phòng
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trước Nghị
viện Úc tại Canberra ngày 1210/2016.MARK GRAHAM / AFP
Ngày
12/10/2016, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bắt đầu chuyến công du hai ngày
đến Úc. Hai chủ đề chính được đề cập là nâng cấp thỏa thuận tự do mậu dịch song
phương, được ký từ năm 2003, và thông qua thỏa thuận cho phép tăng gấp đôi khả
năng của các cơ sở huấn luyện quân sự của Singapore tại các vùng nhiệt đới của
Úc.
Theo
thông báo của Canberra vào tháng 05/2016, Singapore chi đến 1,7 tỉ đô la để
tăng khả năng các căn cứ của nước này tại các khu vực huấn luyện quân sự ở bang
Queensland. Mỗi năm, khoảng 14.000 quân nhân Singapore sẽ được huấn luyện tại
Úc trong vòng 18 tuần.
Trước
Nghị Viện Úc với đồng nhiệm Singapore Lý Hiển Long, thủ tướng Malcolm Turnbull
phát biểu : « Quyết định này phản ánh sự cam kết của chúng ta làm nhiều
hơn nữa với tư cách là các đối tác an ninh của nhau, đặc biệt trong bối cảnh
chiến lược của chúng ta thay đổi ».
Theo
AP, thủ tướng Malcolm Turnbull cũng nhấn mạnh cả Singapore và Úc đều có
cùng quan điểm chiến lược. Ông cũng ngầm chỉ trích những yêu sách chủ quyền
ngày càng lớn của Trung cộng tại Biển Đông và việc Bắc Kinh từ chối tuân thủ
phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, thủ tướng Úc tuyên bố : «
Singapore và Úc đồng tình trong việc bảo vệ quy định của luật pháp quốc tế ».
Về
phần mình, thủ tướng Lý Hiển Long nói, Úc và Singapore, cả hai nước cũng
là đồng minh của Hoa Kỳ và ông khẳng định : « Chúng ta đều nhìn nhận
Hoa Kỳ như một lực lượng ôn hòa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa
bình và ổn định tại châu Á ».
Nhân
dịp này, thủ tướng Singapore cũng đã kêu gọi Trung cộng dấn thân « một
cách xây dựng », cùng với các nước trong khu vực để giảm bớt căng thẳng và «
hy vọng củng cố hợp tác giữa Úc-Singapore với Trung cộng ». Ông Lý
Hiển Long cũng nhấn mạnh mong muốn « một thế giới ổn định và có trật tự
trong đó tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều có thể phát triển thịnh vượng trong
hòa bình ».
Thẩm Phán Phi Luật Tân kêu gọi chính phủ Phi trở lại tuần tra chung
với Mỹ trên biển Đông
Vài ngày sau khi Phi
Luật Tân chính thức công bố ngừng các cuộc tập trận và tuần tra chung với Mỹ
trên biển Đông, một thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Phi Luật Tân kêu gọi tổng thống
nước này nên thấy vai trò quan trọng của Mỹ trên vùng biển đang trong vòng
tranh chấp này.
Theo truyền thông Phi
Luật Tân, thẩm phán cấp cao Antonia
Carpio hôm nay kêu gọi chính phủ Phi Luật Tân tiếp tục trở lại tuần tra
trên biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân và ông cho rằng chỉ
có Hoa Kỳ mới có thể giúp Phi Luật Tân bảo vệ chủ quyền trên biển.
Theo Inquirer.net,
thẩm phán của tòa thượng thẩm Phi Luật Tân nói tại buỗi lễ kết thúc cuộc tập trận
chung giữa Mỹ và Phi Luật Tân vừa diễn ra trong tuần qua trên 2 đảo Luzon và
Palawan, rằng “chỉ có duy nhất một cường
quốc trên trái đất này có thể ngăn cản được Trung cộng khỏi xâm phạm vùng đặc
quyền kinh tế của chúng ta. Đó chính là Hoa Kỳ.”
Ông Carpio là khách
mời danh dự trong buổi lễ kết thúc cuộc tập trận chung có tên Phiblex giữa 2 đồng
minh. Cuối tháng trước trong chuyến thăm tới Hà Nội, tổng thống mới của Phi Luật
Tân Rodrigo Duterte tuyên bố cuộc tập trận chung này sẽ là tập trận Mỹ-Phi Luật
Tân cuối cùng. Hôm 7/10, bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân chính thức thông báo
Phi Luật Tân sẽ ngưng kế hoạch tuần tra chung và tập trận chung với Mỹ trên biển
Đông.
Giáo sư Antonio La Vina của trường đại học
Ateneo de Manila của Phi Luật Tân cũng đồng ý với ý kiến của thẩm pháp Carpio
nhưng nói còn phải chờ xem sau chuyến thăm của tổng thống Duterte tới Trung cộng.
Giáo sư La Vina nói:
"Sau khi (tổng thống Mỹ) Obama thăm Trung cộng
và APEC, Trung cộng trở nên rất hung hãn trên biển Đông. Nhưng Phi Luật Tân giờ
đây có một chính phủ mới và Phi Luật Tân không muốn có sự đối đầu với Trung cộng
hay với Mỹ cho tới khi Tổng thống Obama hết nhiệm kỳ."
Tổng thống Duterte,
người vừa nhậm chức cuối tháng 6 vừa qua, không muốn tiếp tục hợp tác với hải
quân Mỹ trên biển Đông. Ông nói ông không muốn làm phật lòng Bắc Kinh. Theo
trang tin tức Rappler, kể từ khi lên nắm quyền, ông Duterte đã theo đuổi chính
sách đối ngoại độc lập và dùng mối quan hệ với Bắc Kinh để cắt đứt mối quan hệ
đồng minh với Washington.
Giáo sư La Vina nói
sự thay đổi này của ông Duterte là có lý do:
"Là đồng minh với Mỹ có những cái tốt nhưng
đó không hẳn là một chiến lược và chính sách đối ngoại tốt cho Phi Luật Tân.
Chúng ta nên tìm kiếm sự cân bằng với các cường quốc. Và dưới sự lãnh đạo của
ông Duterte, sẽ có thay đổi."
Thẩm phán Carpio
trích dẫn hiếp pháp Phi Luật Tân rằng “các
lực lượng quân đội phải có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Và ai là người
đứng đầu các lực lượng quân đội này? Đó là tổng thống.”
Mỹ và Phi Luật Tân
đã có 28 cuộc tập trận chung thường niên bao gồm 3 cuộc tập trận lớn với sự
tham gia của hàng nghìn binh lính, để chuẩn bị cho sự đối phó với thiên tai và
xung đột vũ trang. Mặc dù phía Mỹ muốn tiếp tục các cuộc tập trận này nhưng ông
Duterte nhất quyết tạm ngừng các kế hoạch đó.
Giữa tháng 7 vừa
qua, tòa trọng tài quốc tế La Haye ra phán quyết trao phần thắng cho Phi Luật
Tân trong vụ kiện lịch sử Trung cộng đối với tuyên bố chủ quyền của nước này
trên hầu hết biển Đông. Nhưng khi ông Duterte lên thay ông Benigno Aquino trong
chức vụ tổng thống, ông đã tìm cách giải quyết tranh chấp với Trung cộng bằng
đường lối ngoại giao và hợp tác.
Tin VOA, RFA, RFI