„…những nhà dân chủ trẻ hiện nay là thế hệ trẻ sẵn sàng “chơi liều
cao” và "đô mạnh", dám phá vỡ nguyên tắc truyền thống để đòi hỏi một
nền dân chủ rộng mở hơn và đặc biệt phải độc lập với sự cai trị từ Bắc Kinh.“
Hồng Kông : Nghị viện mới khai mạc trong bầu không khí chống Bắc
Kinh
Tân
nghị viên Lương Tụng Hằng (“Baggio” Leung Chung-hang) khoác trên người khẩu hiệu
"Hồng Kông không phải Trung Quốc"
trong phiên khai mạc Nghị Viện Hồng Kông, ngày 12/10/2016.REUTERS/Bobby Yip
Vào ngày 12/10/2016, tân Hội Đồng Lập Pháp Hồng
Kông (Legco) – tức Nghị Viện lãnh thổ này – được bầu ra đầu tháng 9 vừa qua, đã
họp phiên đầu tiên với phần tuyên thệ nhậm chức. Nhiều đại biểu mới, chủ trương
đòi độc lập đối với Bắc Kinh, đã công khai thách thức chính quyền Trung cộng
trong lễ tuyên thệ.
Theo thủ tục, mỗi nghị viên được bầu của LegCo phải
đọc tuyên bố ngắn trước khi chính thức được ngồi vào ghế nghị sĩ của mình. Câu
văn được nêu lên nhiều lần là Hồng Kông là « đặc khu hành chính của Trung Quốc
».
Ba nhà làm luật Hong Kong không tuyên thệ vào hội đồng
lập pháp sau khi dùng chính lời tuyên thệ để lên tiếng chống Trung cộng.
La
Quán Thông (Nathan Law), nghị viên trẻ 23 tuổi, đã phát biểu
mạnh bạo trước khi tuyên thệ : „Các người có thể
xiềng xích tôi, có thể tra tấn tôi, thậm chí có thể hủy diệt thân thể này.
Nhưng không bao giờ khống chế được linh hồn tôi.“ Nathan Law, một trong những thủ lĩnh Phong
trào Dù Vàng 2014, từng là tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên sau 79 ngày Hong
Kong sục sôi với chiến dịch Dù Vàng. Anh cũng là một trong 5 thủ lĩnh sinh viên
ngồi trên bàn đàm phán mặt đối mặt với đại diện chính quyền Hong Kong. Tháng
4-2016, Nathan Law cùng một số bạn, trong đó có Joshua Wong Chi-fung (Hoàng Chi
Phong) thành lập đảng Demosisto…
Nghị viên Sixtus Lương Tụng Hằng (“Baggio” Leung Chung-hang), 30 tuổi, thành viên đảng Youngspiration, khi lên
tuyên thê cũng tỏ thái độ phản kháng khi quấn băng rôn xanh ghi hàng chữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”. Và thay
vì nói “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Sixtus Leung nói “Cộng
hòa Nhân dân Tàu Chệt” (tạm dịch từ chữ “Shina”, cách nói miệt thị Trung cộng của người Nhật). (*)
Nghị
viên Yau Wai-ching, thuộc đảng
Youngspiration, trải tấm biểu ngữ có hàng chữ “Hồng Kông không phải là Trung Quốc”
trước khi tuyên thệ tại Nghị Viện Hồng Kông. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
Chu
Khải Di (Eddie Chu Hoi), từng đòi trưng cầu dân ý về chủ
quyền tương lai của Hồng Kông, đã hô to sau khi tuyên thệ : „Quyền tự quyết
dân chủ : đả đảo độc tài“. Eddie Chu không là gương mặt mới trong
phong trào dân chủ Hong Kong. Năm 2006, anh từng tham gia chiến dịch cứu cầu
tàu Star Ferry và sau đó là cầu tàu Queens trước nguy cơ hai di tích lịch sử
này bị xóa sổ để làm đường. Chu, tốt nghiệp Đại học Trung Quốc Hong Kong
(Chinese University of Hong Kong), từng là thông tín viên quốc tế của tờ Minh
Báo. Sau vụ cầu tàu Queens, Eddie Chu thực hiện một chiến dịch lớn hơn chống lại
dự án đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới với kế hoạch xóa sổ nhà ở của hơn
100 gia đình tại làng Tsoi Yuen ở Yuen Long…
Lưu
Tiểu Lệ (Lau Siu Lai), một nữ giáo viên đã tham gia phong
trào đấu tranh dân chủ đã đọc tuyên thệ rất chậm chạp khiến những người thân Bắc
Kinh la ó phản đối và bỏ đi.
Tổng thư ký Kenneth Chen nói lời tuyên thệ của 3 tân
nghị viên này không có giá trị. Chưa biết là trường hợp 3 người này sẽ giải quyết
ra sao, có được ngồi vào ghế của mình ở Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông hay không.
Quyết định nằm trong tay chủ tịch Nghị Viện, sẽ được bầu lên vào hôm nay.
Nathan Law, không quay về chỗ của
mình và hỏi tại sao lời tuyên thệ của ông không được chấp nhận.
Hong Kong, cựu thuộc địa Anh, trở thành đặc khu hành
chính của Trung cộng vào năm 1997. Hong Kong được cai quản theo nguyên tắc
"một nước, hai hệ thống" và được hưởng một mức độ tự trị khá cao.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hong Kong vẫn phải được lựa chọn
bởi một ủy ban do Bắc Kinh hậu thuẫn.
Leung
Kwow-hung, còn được biết tới là người "Tóc Dài", đã mang một chiếc ô
vàng là biểu tượng của Phong trào Ô dù 2014.
Sonny
Shiu-Hing Lo, giáo sư Viện giáo dục Hong Kong, tác
giả quyển “Hong Kong’s Indigenous Democracy”, nói rằng, một chương mới đã
mở ra cho chính trị Hong Kong khi ngày càng có nhiều thủ lĩnh trẻ mang khuynh
hướng cấp tiến và chống đối mạnh mẽ sự lệ thuộc Trung cộng.
“Cuộc bầu cử này
cho thấy một sự thay đổi thế hệ trong phong trào ủng hộ dân chủ. Không chỉ chiến
thuật của thế hệ mới này là mới mẻ mà ý tưởng của họ cũng mới mẻ. Vì thế, có thể
thấy Bắc Kinh sẽ phải nhức đầu. Bắc Kinh không thể áp dụng các chiến thuật cũ chẳng
hạn đồng hóa để nói chuyện với thế hệ dân chủ mới này, bên trong cũng như bên
ngoài Legco”.
Jason
Ng,
tác giả quyển “Umbrellas in Bloom”, dự báo sự xuất hiện của những cuộc trình
diễn “pháo hoa chính trị”, khi mà những người trẻ tuổi có thiên hướng chính trị
cao đã giành lấy tấm áo choàng từ những nhân vật dân chủ chính quy truyền thống
được biết dưới cái tên “nhóm những nhà ủng hộ dân chủ” (pan-democrat – “phiếm
dân chủ phái”). Cần nói thêm, nhóm “pan-democrat” là những nhà hoạt động thoát
thai từ các phong trào thanh niên từ thập niên 1970. Khác biệt giữa
“pan-democrat” với những nhà dân chủ trẻ hiện nay là thế
hệ trẻ sẵn sàng “chơi liều cao” và "đô mạnh", dám phá vỡ nguyên tắc
truyền thống để đòi hỏi một nền dân chủ rộng mở hơn và đặc biệt phải độc lập với
sự cai trị từ Bắc Kinh. Nếu cần đối đầu với bạo lực đàn áp từ Bắc Kinh,
họ luôn sẵn sàng.
Họ đã thể hiện điều đó rồi, vào hôm nay, trong phiên
tuyên thệ. Chưa bao giờ trong lịch sử Legco lại có một buổi tuyên thệ như thế! Họ
đã dùng từ ngữ tục tĩu và gọi Trung cộng là "Shina", một cách phát âm xúc phạm được dùng khi Nhật chiếm
đóng Trung Hoa.
Tin
RFI, BBC, Fb Mạnh Kim
(*) Shina viết
theo kanji là 支那,
có thể dịch là "Tàu Chệt"? Xin các vị giỏi tiếng Hoa và tiếng Nhật chỉ
giúp.