Ngoại
trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đinh
Thế Huynh phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
Washington D.C, ngày 25 tháng 10 năm 2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây nhắc tới
sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản, phần nào lấn át chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam,
gây ra nhiều tranh luận.
Mới nhất, trong khi tiếp ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên
Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm 25/10, nhà ngoại
giao hàng đầu của Mỹ nói: “Người dân Việt
Nam đang chứng kiến một cuộc cách mạng kinh tế đáng chú ý. Họ đang thực thi một
nỗ lực kinh tế tuyệt vời, một nỗ lực theo kiểu tư bản. Đó là một trong những quốc
gia phát triển nhanh nhất trong khu vực”.
Trước đó, hôm 10/10, phát biểu tại một hội thảo về
Internet ở tiểu bang California, ông Kerry cũng đề cập tới chủ nghĩa cộng sản ở
Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ nói: "Tôi đã từng chiến đấu tại Việt Nam để ngăn nơi này biến thành cộng sản.
Hơn 58.000 người đã bỏ mạng để thực hiện điều đó trong vòng 10 năm, trong cuộc
chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Và các bạn đoán được không? Điều chúng tôi đã
làm là mở cửa và bình thường hóa quan hệ, nỗ lực mà ông John McCain và tôi đi đầu,
rồi dỡ bỏ lệnh cấm vận để kinh doanh, và nay không còn
dấu vết của ‘chủ nghĩa cộng sản’, xét về lý thuyết kinh tế”.
Ông Kerry nói thêm: “Chủ nghĩa tư bản ở đó thật sống động và người dân có thể tiếp cận
Internet. Đó vẫn là một quốc gia độc đảng, độc đoán,
và vẫn còn tình trạng vi phạm nhân quyền cùng nhiều thứ khác nhưng qua thời
gian, nó đã chứng tỏ sự thay đổi”.
Giáo
sư Tương Lai, thành viên nhóm tư vấn cho Thủ tướng
Võ Văn Kiệt trước đây, nói ông “không bất ngờ” vì phát biểu của ông John Kerry.
“Tôi thấy những
chính khách Mỹ, những nhà quản lý và lý luận, những người theo dõi tình hình Việt
Nam họ hiểu quá rõ guồng máy kinh tế đang vận hành ở Việt Nam. Việt Nam đang vận hành theo guồng máy của nền kinh tế tư bản,
quy luật kinh tế tư bản, nhưng mà nó rất méo mó, và chính sự méo mó đó, nó mới
đẻ ra các nhóm lợi ích. Những nhóm lợi ích đó thực chất là lực lượng
mafia, câu kết với nhà cầm quyền”.
Theo nhà quan sát tình hình chính sự ở trong nước
này, Việt Nam đang, theo lời ông, “đang mò theo con đường của Trung cộng”.
Cựu cố vấn của Thủ tướng Việt Nam nói thêm: “Khi Đặng Tiểu Bình hay là Tập Cận Bình bây
giờ nói rằng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đặc sắc Trung cộng, thì thực
chất mà nói, đó là xây dựng chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc Trung cộng. Và quá
trình tích tụ tư bản cũng đầy man rợ, đầy máu và nước mắt của người dân lao động,
và của tầng lớp trung lưu khác trong xã hội. Bây giờ số tỷ phú ở Trung cộng lớn
hơn rất nhiều so với các nước khác trong lúc đó đời sống của tuyệt đại bộ phận
nông dân Trung cộng thì đang nghèo khổ”.
Bản
nghị quyết do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII
do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10 nêu rõ các biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ,
trong đó có việc “phản bác, phủ nhận nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện
thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự".
Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai”.
Năm ngoái, Tổng thống Obama đã tiếp ông Trọng tại
Nhà Trắng trong chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một tổng bí thư Việt Nam, vài
tháng trước Đại hội đảng ở Việt Nam.
Về các diễn biến trên, giáo sư Tương Lai nhận định:
“Ông Obama tiếp
ông Nguyễn Phú Trọng, và giờ đây ông John Kerry mời ông Đinh Thế Huynh, tôi
nghĩ người Mỹ muốn đánh một tín hiệu như thế này, việc nội bộ của các anh, các
anh đánh nhau, đấu nhau, lật đổ nhau, chúng tôi không cần biết, chúng tôi cần là một nước Việt Nam ổn định, để mà đầu tư và
phát triển. Và dù sớm hay muộn, Việt Nam không thể đi ngược lại quỹ đạo phát
triển của thế giới được. Sớm hay muộn, Việt Nam cũng phải đi vào quỹ đạo chung.
Người Mỹ họ hiểu rõ điều đó”.
Trong chuyến thăm Cuba năm 2012, Tổng bí thư Trọng
có bài thuyết giảng về mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam tại Trường đảng
cao cấp Nico Lopez – nơi đào tạo cán bộ chủ chốt của Trung ương Đảng cộng sản
Cuba.
Ông Trọng khẳng định với những người đồng chí Cuba,
theo VNA, là rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là “khát vọng của nhân dân (Việt Nam)”, là “lựa chọn đúng đắn của đảng” và “phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
VOA
Đọc thêm:
Ba
nhân vật chóp bu của đảng CSVN gồm Nguyễn Phú Trọng (giữa), Nguyễn Xuân Phúc
(phải) và Trần Ðại Quang (trái) đang đối diện với nguy cơ tan rã của đảng.
(Hình: KHAM/AFP/Getty Images)
Ðảng CSVN đang lo lắng đối phó với tình trạng “tự
chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng. Một điều cho thấy đảng
chính trị độc tài này ở Việt Nam đang sợ bị tan rã từ trong ra.
Cuộc họp trung ương đảng CSVN vừa diễn ra vào các
ngày từ 9 đến 15 tháng 10, 2016. Ngay hôm khai mạc, trang mạng “chinhphu.vn” đăng bản tin thuật lời
ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cảnh cáo nguy cơ tan rã của đảng CSVN khi mà tình trạng “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng “vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn
diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Trên tổng thế, tại hội nghị này, Ban Chấp Hành Trung
Ương của đảng CSVN “thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016,
dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; một số chủ trương, chính
sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao phẩm chất tăng trưởng, năng
suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng,
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ và một số vấn đề quan trọng
khác…”
Tuy nhiên, hôm 31 tháng 10, hai tuần lễ sau khi hội
nghị châm dứt, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đăng tải toàn văn “Nghị
quyết Trung ương 4 – Khóa XII” hoàn toàn đề cập
đến một vấn đề duy nhất là đưa các giải pháp đối phó với vấn nạn “tự chuyển biến,”
“tự chuyển hóa” của “một bộ phận không nhỏ” của đảng CSVN. Nếu không đối
phó được, hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới sự tan rã của đảng.
Nghị quyết này được phổ biến tới tất cả các “chi bộ”
đảng trên cả nước. Nó tố cáo “một bộ phận không nhỏ” các đảng viên CSVN đã nhìn
ra sự bịp bợm của đảng. Những kẻ có chức có quyền trong đảng chỉ tận dụng cơ hội
để đục khoét, tham nhũng.
Một chuyện chính yếu vốn được lập đi lập lại hàng
năm được bản nghị quyết nhắc lại nữa là “tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” nhưng bản nghị quyết nói trên kêu rằng
“có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh
vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập
trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.” Ðồng thời “tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ
không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng
công ty.”
Bản nghị quyết kể ra rằng, “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh
giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn ‘tự diễn biến,’ ‘tự
chuyển hóa’; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của
các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn
bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”
Bản nghị quyết kêu rằng “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới ‘tự diễn
biến,’ ‘tự chuyển hóa’ chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn
lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản
bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc.”
Những vấn nạn nêu trên “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của đảng; làm tổn thương tình cảm và suy
giảm niềm tin của nhân dân đối với đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn
vong của đảng và chế độ,” bản nghị quyết viết.
Bản nghị quyết kêu rằng, “Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược ‘diễn biến
hòa bình,’ lợi dụng các vấn đề ‘dân chủ,’ ‘nhân quyền,’ dân tộc, tôn giáo và những
yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ xúy
cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; Ðồng thời, cấu kết
với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách
mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.”
Bản nghị quyết vạch ra những dấu hiệu của “tự diễn biến,”
“tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng như “Phản
bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức
của đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng’;
đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập,’ phát triển ‘xã hội dân sự.’ ‘Nói,
viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.’ ‘Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối
trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng
xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Ðảng, gây chia
rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.’ Ðòi ‘phi chính trị
hóa’ quân đội và công an.”
Bản nghị quyết viết tiếp: “Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ
hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ
chức, tập hợp lực lượng để chống phá Ðảng và Nhà nước.” “Phủ nhận vai trò lãnh
đạo của đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật. “Lợi dụng vấn đề ‘dân chủ,’
‘nhân quyền,’ dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân
tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với
đảng và nhà nước.”
Ðể đối phó lại với nguy cơ tan rã,
ngoài nhu cầu “tự phê bình và phê bình”
nghị quyết đề ra chủ trương họp tập ở mọi cấp, mọi ngành “tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
đảng.”
“Hàng năm, người
đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo
đức, lối sống, không suy thoái, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’; các cấp ủy, tổ
chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa
phương, cơ quan, đơn vị mình,” nghị quyết nói trên viết.
Ðồng thời với việc đó, đảng CSVN sẽ “tăng cường quản lý,
chấn chỉnh hoạt động báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội. Phát huy
vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí
trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa.’”
Mấy ngày gần đây, người ta thấy nhiều báo trong nước
phổ biến một bài viết rất dài của ông Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông CSVN
Trương Minh Tuấn, “Nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong báo chí và giải
pháp khắc phục.”
Ông ta lên án giới làm thông tin tuyên truyền phục vụ
chế độ tuy ăn lương nhà nước mà lại có “thái
độ hai mặt, theo chủ nghĩa cơ hội; tách rời đảng và quyền tự do báo chí; tùy tiện
coi báo chí phương Tây là chuẩn mực; báo chí phục vụ nhóm lợi ích.”
Khi đọc diễn văn kết thúc hội nghị Trung Ương 4, ông
Nguyễn Phú Trọng thấy kêu ca đảng viên “phai
nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao
động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của đảng; thậm
chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh,
phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc…”
Liệu những cuộc học tập sắp được tổ chức có cứu được
đảng CSVN khi cái “bộ phận không nhỏ” cứ lớn lên mãi?
(TN - Người
Việt)