Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ không giải quyết vấn đề Biển Đông
trong nhiệm kỳ đầu.
Bản tin VOA ghi rằng bình luận gia Matt Rivers nhận định trong mục Chính trị của trang web thuộc đài CNN rằng ông Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, sẽ không “giải quyết” vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu. Ông nhận định rằng việc hai cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng ở Biển Đông có tuyến hàng hải chiến lược là một trận đấu sẽ kéo dài.
Trong những năm gần đây, những hành động của Trung cộng lấn chiếm và xây đảo nhân tạo trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp với các nước khác, trong đó có Việt Nam, là những tín hiệu đáng báo động đối với Mỹ.
Washington lo ngại chính sách bành trướng của Trung
cộng cuối cùng sẽ giúp nước này ngang nhiên kiểm soát tuyến đường biển nơi qua
lại của lượng hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đôla hàng năm, giúp Bắc Kinh kiểm
soát tuyến hàng hải huyết mạch này.
Phóng viên của CNN cho rằng cả Mỹ lẫn Trung cộng “đều tiến hành trận đấu lâu dài ở Biển Đông”. Ông nêu ra thực tế là các đảo nhân tạo mới của Trung cộng và các trang thiết bị của họ sẽ vẫn tồn tại, trong khi quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sự chú ý của họ sang Trung cộng. Cả hai điều đó, theo Matt Rivers, đều là chiến lược dài hạn, và cả hai nước đều có nguồn lực để thực hiện.
Khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, nhất là hải quân, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách tiếp cận của ông đối với hành động ngày càng táo bạo của Trung cộng ở Biển Đông.
Bản tin VOA cũng ghi lời Ông Dean Cheng, một chuyên gia về Trung cộng tại quỹ Heritage Foundation ở Washington, nhận xét: “Tiếp cận về chính sách đối ngoại của ông Trump dường như chỉ mới trong giai đoạn phôi thai và vì vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào việc ông bổ nhiệm những nhân vật nào, và ai sẵn lòng phục vụ”.
Nhiều người chưa quên những lời chỉ trích của ông Trump khi tranh cử, cho rằng các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, ỉ lại vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ mà không chung vai đóng góp tài chánh một cách công bằng cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ. Điều này có thể khiến Trung cộng nghĩ rằng Mỹ sẽ giảm bớt hoạt động ở châu Á.
Ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung cộng nói: “Từ giác độ dài hạn, điều này mang lại cho Trung cộng nhiều không gian hơn để chứng minh bản thân và tình thế này cũng giảm bớt một số sức ép lên Trung cộng”.
Tuy nhiên, việc Mỹ giảm bớt vai trò trong khu vực cũng làm Bắc Kinh có những quan ngại mới, chẳng hạn như khả năng Nhật Bản sẽ gia tăng sức mạnh quân sự.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng đối ngoại luôn là xương sống của chính sách của nước Mỹ. Đắc cử tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử hôm 08/11/2016, ông Donald Trump đang có trước mặt một chồng hồ sơ quốc tế lớn mà trong đó Hoa Kỳ đang đóng vai trò chủ chốt. Giới quan sát đang đặc biệt chú ý đến chính sách của Mỹ tới đây với khu vực châu Á, một trọng tâm của chính quyền Obama.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử kéo dài hơn một năm qua, ông Donald Trump chỉ duy nhất có một lần diễn thuyết về chính sách đối ngoại hồi tháng Tư năm nay. Theo ông Trump, Hoa Kỳ không thể còn đóng vai trò sen đầm quốc tế nữa, nước Mỹ phải cắt bớt trợ giúp với bên ngoài trong đó có cả các nước đồng minh.
Bởi thế mà với chiến thắng của Donald Trump các đồng minh của Mỹ ở châu Á chắc chắn không khỏi lo ngại về những cam kết của Washington bảo vệ các đồng minh trước sự lấn lướt về sức mạnh của Trung cộng cùng mối đe dọa khó lường của Bắc Triều Tiên.
Ở Trung cộng, việc nhà tỷ phú New York đắc cử tổng thống một cách ngoạn mục đang đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược và những vấn đề kinh tế cấp bách.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Cộng Hòa đã nhiều lần hứa lập lại trật tự quan hệ thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Với luận điểm đầy màu sắc bảo hộ của ông Donald Trump «nước Mỹ là trước tiên – America first», Donald Trump đã tuyên bố đòi các nước đồng minh châu Á có quân Mỹ đóng quân để bảo vệ an ninh cho họ phải đóng góp tài chính nếu không có thể Mỹ sẽ rút quân.
RFI ghi thêm rằng chính quyền Obama đã tốn không ít công sức để Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được ký kết với 11 nước châu Á nhằm phục vụ cho chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama. Thế nhưng, ôgn Donald Trump đã không ít lần phản đối gay gắt hiệp định này, với lý do đó là thỏa thuận phá hoại công ăn việc làm của người Mỹ.
Phóng viên của CNN cho rằng cả Mỹ lẫn Trung cộng “đều tiến hành trận đấu lâu dài ở Biển Đông”. Ông nêu ra thực tế là các đảo nhân tạo mới của Trung cộng và các trang thiết bị của họ sẽ vẫn tồn tại, trong khi quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sự chú ý của họ sang Trung cộng. Cả hai điều đó, theo Matt Rivers, đều là chiến lược dài hạn, và cả hai nước đều có nguồn lực để thực hiện.
Khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, nhất là hải quân, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách tiếp cận của ông đối với hành động ngày càng táo bạo của Trung cộng ở Biển Đông.
Bản tin VOA cũng ghi lời Ông Dean Cheng, một chuyên gia về Trung cộng tại quỹ Heritage Foundation ở Washington, nhận xét: “Tiếp cận về chính sách đối ngoại của ông Trump dường như chỉ mới trong giai đoạn phôi thai và vì vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào việc ông bổ nhiệm những nhân vật nào, và ai sẵn lòng phục vụ”.
Nhiều người chưa quên những lời chỉ trích của ông Trump khi tranh cử, cho rằng các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, ỉ lại vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ mà không chung vai đóng góp tài chánh một cách công bằng cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ. Điều này có thể khiến Trung cộng nghĩ rằng Mỹ sẽ giảm bớt hoạt động ở châu Á.
Ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung cộng nói: “Từ giác độ dài hạn, điều này mang lại cho Trung cộng nhiều không gian hơn để chứng minh bản thân và tình thế này cũng giảm bớt một số sức ép lên Trung cộng”.
Tuy nhiên, việc Mỹ giảm bớt vai trò trong khu vực cũng làm Bắc Kinh có những quan ngại mới, chẳng hạn như khả năng Nhật Bản sẽ gia tăng sức mạnh quân sự.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng đối ngoại luôn là xương sống của chính sách của nước Mỹ. Đắc cử tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử hôm 08/11/2016, ông Donald Trump đang có trước mặt một chồng hồ sơ quốc tế lớn mà trong đó Hoa Kỳ đang đóng vai trò chủ chốt. Giới quan sát đang đặc biệt chú ý đến chính sách của Mỹ tới đây với khu vực châu Á, một trọng tâm của chính quyền Obama.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử kéo dài hơn một năm qua, ông Donald Trump chỉ duy nhất có một lần diễn thuyết về chính sách đối ngoại hồi tháng Tư năm nay. Theo ông Trump, Hoa Kỳ không thể còn đóng vai trò sen đầm quốc tế nữa, nước Mỹ phải cắt bớt trợ giúp với bên ngoài trong đó có cả các nước đồng minh.
Bởi thế mà với chiến thắng của Donald Trump các đồng minh của Mỹ ở châu Á chắc chắn không khỏi lo ngại về những cam kết của Washington bảo vệ các đồng minh trước sự lấn lướt về sức mạnh của Trung cộng cùng mối đe dọa khó lường của Bắc Triều Tiên.
Ở Trung cộng, việc nhà tỷ phú New York đắc cử tổng thống một cách ngoạn mục đang đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược và những vấn đề kinh tế cấp bách.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Cộng Hòa đã nhiều lần hứa lập lại trật tự quan hệ thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Với luận điểm đầy màu sắc bảo hộ của ông Donald Trump «nước Mỹ là trước tiên – America first», Donald Trump đã tuyên bố đòi các nước đồng minh châu Á có quân Mỹ đóng quân để bảo vệ an ninh cho họ phải đóng góp tài chính nếu không có thể Mỹ sẽ rút quân.
RFI ghi thêm rằng chính quyền Obama đã tốn không ít công sức để Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được ký kết với 11 nước châu Á nhằm phục vụ cho chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama. Thế nhưng, ôgn Donald Trump đã không ít lần phản đối gay gắt hiệp định này, với lý do đó là thỏa thuận phá hoại công ăn việc làm của người Mỹ.