Bộ
trưởng Nhập cư và Bảo vệ biên giới Australia Peter Dutton, ngày 27/02/2015.
Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm và Bộ trưởng Nhập
cư và Bảo vệ biên giới Australia Peter Dutton hôm 12/12 đã ký một văn bản ghi
nhớ ở Canberra về việc Úc trao trả người xin tỵ nạn Việt.
AAP đưa tin, thỏa thuận chính thức này “sẽ tạo cơ chế chính
thức cho việc đưa trở về những công dân Việt Nam không có quyền nhập cảnh hoặc ở
lại Australia bất hợp pháp, bao gồm những người bị chặn lại trên biển”.
Ông Dutton cho biết thêm rằng chính phủ hai nước đã
cùng nhau làm việc để đưa 113 người Việt trên 3 chiếc tàu bị Australia chặn bắt
trên biển từ năm 2015.
Ngoài làm việc với Bộ trưởng Nhập cư và Bảo vệ biên
giới Australia, tướng công an Việt Nam còn gặp gỡ và tiếp xúc với Tư lệnh Cảnh
sát Liên Bang Australia Andrew Colvin, theo VNA.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Tô Lâm “khẳng định chuyến thăm lần này là dấu mốc
quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ
quan thực thi pháp luật Australia, trong đó có Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới”.
Ông Lâm được VNA trích lời nói: “Bộ Công an Việt Nam đánh giá cao và luôn
mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật Australia
nhằm bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn và sự ổn định của mỗi nước,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp tích cực
vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới”.
Trong một số năm trở lại đây, nhiều người Việt Nam
đã bị chặn bắt trên biển khi tìm cách dùng thuyền tới Australia “xin tỵ nạn”.
Chính phủ Australia từng tuyên bố sẽ cùng hợp tác với
Việt Nam để “bắt giữ và khởi tố những người tổ chức đưa người vượt biên trái
phép và ngăn chặn hành vi kinh doanh nguy hiểm dựa trên sinh mạng của con người”.
VOA Tiếng Việt
Bộ
trưởng Nhập cư và Bảo vệ biên giới Australia Peter Dutton, ngày 27/02/2015.
Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm và Bộ trưởng Nhập
cư và Bảo vệ biên giới Australia Peter Dutton hôm 12/12 đã ký một văn bản ghi
nhớ ở Canberra về việc Úc trao trả người xin tỵ nạn Việt.
AAP đưa tin, thỏa thuận chính thức này “sẽ tạo cơ chế chính
thức cho việc đưa trở về những công dân Việt Nam không có quyền nhập cảnh hoặc ở
lại Australia bất hợp pháp, bao gồm những người bị chặn lại trên biển”.
Ông Dutton cho biết thêm rằng chính phủ hai nước đã
cùng nhau làm việc để đưa 113 người Việt trên 3 chiếc tàu bị Australia chặn bắt
trên biển từ năm 2015.
Ngoài làm việc với Bộ trưởng Nhập cư và Bảo vệ biên
giới Australia, tướng công an Việt Nam còn gặp gỡ và tiếp xúc với Tư lệnh Cảnh
sát Liên Bang Australia Andrew Colvin, theo VNA.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Tô Lâm “khẳng định chuyến thăm lần này là dấu mốc
quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ
quan thực thi pháp luật Australia, trong đó có Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới”.
Ông Lâm được VNA trích lời nói: “Bộ Công an Việt Nam đánh giá cao và luôn
mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật Australia
nhằm bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn và sự ổn định của mỗi nước,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp tích cực
vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới”.
Trong một số năm trở lại đây, nhiều người Việt Nam
đã bị chặn bắt trên biển khi tìm cách dùng thuyền tới Australia “xin tỵ nạn”.
Chính phủ Australia từng tuyên bố sẽ cùng hợp tác với
Việt Nam để “bắt giữ và khởi tố những người tổ chức đưa người vượt biên trái
phép và ngăn chặn hành vi kinh doanh nguy hiểm dựa trên sinh mạng của con người”.
Đọc
thêm:
Việt Nam xử tù người 'tổ chức vượt biên'
Image
copyright ABC TV Image caption Chiếc thuyền chở người Việt vượt biên ngoài
khơi Tây Úc tháng 7/2015
Phiên xử sơ thẩm bốn người về tội tổ chức
người khác trốn đi nước ngoài diễn ra hôm 13/12 tại TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
với mức án tù khác nhau.
Tòa tuyên bị cáo Nguyễn Giao Thông 3 năm 6 tháng tù,
Nguyễn Tuấn Kiệt 3 năm tù, Huỳnh Thị Mỹ Vân và Vũ Tuấn Khanh 18 tháng tù treo.
Họ bị khởi tố theo Điều 349 Bộ luật hình sự năm
2015, có khung hình phạt đến 15 năm tù.
Ghe đánh cá chở 21 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ
em xuất phát từ cảng cá Long Hải ngày 18/5/2016 nhắm hướng đến New Zealand.
Ngày 10/6/2016, ghe đi vào hải phận nước Úc thì bị hải quân Úc bắt giữ và trả về
Việt Nam ngày 16/6/2016.
Luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho hai trong số
các bị cáo nói với BBC: "Tôi được biết những người vượt biên chủ yếu là do
lý do kinh tế. Họ không có việc làm và hiểu biết pháp luật nên chỉ nghĩ đơn giản
là tìm cơ hội đổi đời nhưng không ngờ đến khi bị bắt và trả về nước thì họ thường
bị phạt tù rất nặng."
"Đúng là những người vượt biên tạo nên gánh nặng
cho chính sách xã hội tại những nước cho phép họ ở lại vì họ không có trình độ
và tay nghề, nhưng nếu trả họ về thì không có tính nhân đạo."
Hồi tháng 9/2016, phiên phúc thẩm xử bốn người tổ chức
vượt biên qua Úc tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ sửa một phần bản án sơ
thẩm, phạt bốn người này tổng cộng 8 năm, 9 tháng tù.
Tòa chỉ chấp nhận cho bà Huỳnh Thị Kiều, một người
trong số này, được hưởng án treo, với lý do cả hai vợ chồng đều bị phạt tù
giam, bỏ lại 3 đứa con nhỏ không có người nuôi dưỡng.
Tin BBC Tiếng Việt