09.01.2017

CỘNG SẢN VIỆT-NAM: MỐI XỈ NHỤC CHO DÂN TỘC - TS Nguyễn Quang Hiệp

„Những nhà lãnh đạo CSVN, tức những tổng bí thư cộng đảng Việt Nam đã phạm một sai lầm lớn nhất là đã sống nhờ vào sự che chở của Tầu và hậu quả là đưa lại biết bao thảm họa cho dân tộc Việt Nam.“

CỘNG SẢN VIỆT-NAM: MỐI XỈ NHỤC CHO DÂN TỘC

TS Nguyễn Quang Hiệp

Khi nói CSVN là sự xỉ nhục của dân tộc, người CS sẽ phản đối ngay và cho đây là lời lẽ của những kẻ phản động. CSVN luôn nói rằng họ có công mang lại vinh dự cho dân tộc: họ đã đánh thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ và đồng thời đẩy lui quân Trung Cộng trong cuộc chiến năm 1979.

Những vinh dự ở trên mà CSVN tự nhận thuộc về họ thực ra thuộc về dân tộc VN. Cuộc chiến thắng chống Pháp, đánh Mỹ, đẩy lui Trung Cộng xâm lược luôn luôn được đặt trên nền tảng là lòng yêu nước, sự thông minh, can trường của người Việt-Nam, bao gồm quân đội miền Bắc cũng như miền Nam.

Trong những cuộc chiến trên, CSVN đã lợi dụng lòng yêu nước của người Việt-Nam. Trước tiên, chúng ta hãy nói về cuộc chiến thắng Pháp. Theo Mác, cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. Nhưng tại các nước mà chủ nghĩa tư bản chỉ mới được manh nha và dĩ nhiên còn quá yếu ớt, thì làm sao những cuộc cách mạng của họ có thể được gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa? Lực lượng sản xuất trong xã hội tư sản chưa phát triển, làm thế nào có thể thay đổi quan hệ sản xuất cũ. Có lẽ các đệ tử của Mác đã chỉ giải thích các quy luật mà Mác đã khám phá ra tùy theo ý của họ nhằm áp dụng vào hòan cảnh riêng tư từng nước, làm sao có lợi cho cuộc nổi dậy của họ. Chẳng hạn tại Việt-Nam, trong cuộc cách mạng tháng 8, 1945, những người theo chủ nghĩa Mác ở đây cho rằng đây là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nhưng đó có phải là một sự thực hay không? Có lẽ nên nói đây là cuộc kháng chiến chống ngọai xâm thành công của mọi giai cấp yêu nước tại Việt-Nam. Những người theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở Việt-Nam lúc đó đã thành công trong việc LỢI-DỤNG lòng yêu nước, yêu tự do của mọi tầng lớp nhân dân. Do đó, CSVN không dám nói đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà chỉ dám nói đây là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Thế rồi trong công cuộc mà CSVN gọi là "Chống Mỹ cứu nước", cộng sản Việt-Nam rêu rao cho lớn là họ đã đánh cho "Mỹ cút", đánh cho "ngụy nhào". Thực chất CSVN đã lại LỢI DỤNG lòng yêu nước của dân chúng miền Bắc và miền Nam mà thôi. Cuộc chiến này là một cuộc chiến do cộng sản quốc tế Liên-Sô và Tầu Cộng đỡ đầu. Chính vì vậy mà ông Lê-Duẫn, tổng Bí Thư của CS VN mới nói: "Chúng ta đánh là đánh cho Liên-Sô, cho Tầu Cộng". Người Mỹ, trong cuộc chiến Nam và Bắc Việt-Nam, thường đã định mức điểm chiến đấu của quân đội miền Nam và miền Bắc thuộc hạng A, xét theo vị trí thang điểm A, B, C, D… Người Mỹ không nói quân đội cộng sản chiến đấu với mức điểm hạng A, nhưng họ nói quân đội Việt-Nam chiến đấu luôn ở mức điểm hạng A.

Tiếp đó, trong cuộc chiến chống Trung Cộng ở 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, tinh thần yêu nước của quân đội Việt-Nam đã thực sự bộc lộ một cách mãnh liệt. Không cần biết quân xâm lược là Tầu Cộng hay không Tầu Cộng, quân đội người Việt với lòng yêu nước và sự thông minh của dân tộc đã quyết tâm chận đứng cuộc xâm lăng của giặc Tầu. Chúng ta hãy nghe Trung Tá CS VN Trần-Anh-Kim, một người anh hùng trong cuộc chiến chống Tầu ở 6 tỉnh miền Bắc Việt-Nam 1979 tâm sự như sau: khi nhìn thấy Tầu Cộng tiến quân xâm phạm lãnh thổ, ông chỉ có một ý chí là quyết tâm đánh chặn và đẩy lui quân địch khỏi lãnh thổ nhằm bảo vệ đất nước. Tình yêu nước mãnh liệt đã giúp ông ngăn chặn được sức tiến công như nước vỡ bờ vào phòng tuyến của ông.

Nhưng rồi CSVN đã cướp công của ông. Sau khi ra khỏi quân đội, ông đã thành lập "LỰC LƯỢNG QUỐC DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ".

Tình yêu nước của người dân Việt chống ngọai xâm ăn sâu vào trong xương tủy của họ, được thể hiện trong những quân nhân Việt-Nam dù dưới bất cứ chế độ nào. Không phải chỉ dưới thời cộng sản, mà dưới các triều đại quân chủ, tinh thần yêu nước được bộc lộ một cách mạnh mẽ không một quyền lực nào có thể ngăn cản. Suốt dòng lịch sử của dân tộc, dân tộc ta đã luôn đánh bại quân xâm lược Bắc Phương (bọn giăc Tầu) dù chúng đông đảo hơn chúng ta từ 10 đến 15 lần. Điều quyết định chiến thắng trong chiến trận giữa một lực lượng quá ít trước một lựợng đông đảo vượt trội với hầu như cùng lọai vũ khí, chính là sự thông minh của dân tộc Việt. Chúng ta phải hãnh diện là sự thông minh của dân tộc Việt-Nam vượt trội hơn hay ít ra cũng ngang ngửa với người Hán. Điều này được minh chứng một cách rõ ràng khi sinh viên Việt-Nam đi du học trên hầu hết các nước lớn, văn minh bậc nhất thế giới. Người Việt đã không thua kém bất cứ nước nào trên trái đất.

Chúng ta tự tin nơi chính bản thân; chúng ta cũng tin tưởng vào khả năng của dân tộc. Chúng ta tự hào bởi vì chúng ta là người Việt Nam. Chúng ta ngẩng mặt lên trời hướng về phía trước. Chúng ta biết làm sao tự lực tự cường, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau vì chúng ta là một đại gia đình dân tộc, cùng một dòng máu, cùng một giống nòi. Chúng ta luôn hòa nhã với mọi người trong nước, cũng như với mọi người khác trên thế giới. Chúng ta đối xử với những dân tộc khác một cách văn minh và bình đẳng. Tự tin, thông minh, yêu nước là những yếu tố không cho phép chúng ta cúi đầu trước mặt kẻ thù xâm lăng. Nhưng điều này có được áp dụng cho những lãnh đạo CSVN hay không?

Thực sự những lãnh đạo CSVN từ Hồ-Chí-Minh cho tới nay là những kẻ tồi mà đại diện là những tổng bí thư của chúng. Chúng tồi vì chúng dốt nát, chúng tự ty mặc cảm; chúng chạy theo chủ nghĩa Mác-Lê mà không biết gì về những sai lầm cơ bản của chủ nghĩa này. Thay thế cho sự hiểu biết bằng phê phán, chúng chỉ tin tưởng vào chủ nghĩa một cách mù quáng. Chúng tin vào một thế giới đại đồng không tưởng. Chúng cho rằng chủ nghĩa Mác-Lê là vô địch, không sai lầm; những lãnh tụ của Nga, Tầu là thần thánh không sai lầm như Staline, Mao-Trạch-Đông. . . Từ chỗ ngu dốt, tin tưởng mù quáng, chúng đem đất nước bán rẻ cho Tầu. Đảng CSVN trở thành bọn bán nước cầu vinh.

Để chứng minh cho những nhận định trên, chúng tôi muốn dựa trên đời sống và hành động của một vài Tổng bí thư điển hình của CSVN: Hồ-Chí-Minh, vừa là chủ tịch vừa là tổng bí thư, và Nguyễn-Phú-Trọng, đương kim tổng bí thư. Mặc dù ngày nay chủ nghĩa Mác-Lê đã bị cả thế gio71i kết án nặng nề và bị quăng ra lề đường, nhưng đảng CSVN vẫn còn bám vào nó để đàn áp dân tộc Việt Nam. Trước khi đưa ra những nhận xét về họ Hồ và tên Ng-Phú-Trọng, chúng tôi thấy cần đưa ra những sai lầm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê.

Bài sau đây có 3 phần:

A-Những sai lầm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê;
B-Hồ-Chi-Minh tội đồ của dân tộc;
C-Nguyễn-Phú-Trọng, hèn hạ bán nước cầu vinh.

A- NHỮNG SAI LẦM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ.

Điều sai lầm lớn nhất của chủ nghĩa Mác-Lê là chủ nghĩa duy vật vô thần của nó. Nó vô thần là vì nó chỉ bám vào vật chất. Vì bám vào vật chất, nó không hề hiểu biết bản chất của con người. Con người không phải là một con vật với bản năng sinh tồn như con ong, con khỉ chẳng hạn. Trái lại, con người là một vật thể (Da-sein) bao gồm một thực thể vật chất và một thực thể tinh thần.

Triết học Mác-Lê không thể nào hiểu được vấn đề này. Chỉ có triết học ngày nay mới có thể hiểu được vấn đề này bới vì người ta có thể phân biệt được thực thể vật chất với thực thể tinh thần. Sự phân biệt này trong triết học Heidegger gọi là sự khác biệt hữu thể học (ontological difference).

Bản chất con người là tiếp thông với Hữu-Thể bằng cách vượt qua vật thể của chính nó và những vật thể khác với chính nó để đến với Hữu-Thể và đứng trong chân lý của Hữu-Thể. Chân lý này là chân lý Hữn Thể học; chân lý hữu thể học là nền tảng cho mọi chân lý của các khoa học. Chân lý hữu thể học còn được gọi là Ý nghĩa của Hữu-Thể, của TỰ-DO. Ý nghĩa của Hữu-Thể bao gồm tự do, sự công bình, nhân ái. . . Nói khác, ý nghĩa của Hữu-Thể chính là đời sống, là TÌNH YÊU.

Chân lý Hữu-Thể, Chân lý của tự do (bởi vì Hữu-Thể là vùng tự do) hay ý nghĩa của Hữu-Thể cũng là một. Chân lý Hữu-Thể hay ý nghĩa Hữu-Thể, chân lý tự do chính là ĐẠO của dân tộc Việt-Nam. Triết học của dân tộc Việt Nam là triết lý về ĐẠO. ĐẠO xuất lộ nơi con người thì gọi là ĐỨC. ĐẠO sáng lên trong tâm hồn của con người gọi là ĐỨC SÁNG: đó là tiếng nói của lương tâm con người.

Khi nói về Chân lý Hữu-Thể , chân lý tự do là người ta phải nói tới tính siêu việt nơi con người. Không có siêu việt tính thì không có sự vượt qua để tiếp thông với Hữu-Thể, với ĐẠO và cư ngụ trong chân lý Hữu-Thể hay ĐẠO. Nhưng siêu việt tính này lại nằm trrên nền tảng là Tự-Do. Ngày nay, triết học hiện đại với Heidegger, Hữu- Thể được hình tượng hóa ra thành tứ trụ mà chúng tôi gọi là thế giới tứ trụ. Tứ trụ này chính là trời, đất, nhân, và thần. Ở nơi dân tộc Việt-Nam chúng ta, trời, đất, nhân và thần được dùng để nói về ĐẠO.

Như vậy chính trong Hữu-Thể hay ĐẠO, chúng ta nhìn thấy bóng dáng thần thánh. Sự tin tưởng vào thần thánh nằm ngay trong Hữu-Thể hay ĐẠO. Sự tin tưởng này ở ngay trong bản chất của con người. Nói rộng ra thì vấn đề tôn giáo là vấn đề thuộc bản chất của con người. Sự tin tưởng trong các tôn giáo là một sự kiện, luôn luôn hiện diện trong lòng mọi người mọi nơi và mọi thời. Đó là sự kiện tự nhiên tồn tại trong đời sống, trong sự hiện hữu của con người. Không ai có quyền cấm cản tôn giáo hay cho phép tôn giáo. Tôn giáo không cần phải xin phép một cá nhân hay một tập thể nào.

Chủ nghĩa vô thần là một chủ nghĩa sai lầm không hiểu gì về bản chất con người. Chủ nghĩa Mác-Lê là chủ nghĩa sai lầm nhất. Những kẻ theo vô thần Mác-Lê là những kẻ dốt nát nhất. Những kẻ theo chủ nghĩa vô thần Mác-Lê ở Việt-Nam là những kẻ ngu dốt nhất, bởi vì tới giờ phút này mà CSVN còn duy tri cái đảng vô thần của chúng, trong khi thế giới đã lọai bỏ chủ nghĩa này từ lâu.

Chúng ta vừa đề cập đến vấn đề vô thần, bây giờ chúng ta có thể đi qua vấn đề duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê.

Lý thuyết của Mác xác nhận chỉ có một thực tại tồn tại: đó là vật chất với những sức mạnh mù quáng của nó; cỏ cây, động vật, và con người chỉ là kết quả của sự tiến hóa của vật chất. Điều nhận xét này đã được viết ra trong Sắc Lệnh "Divini Redemptoris" ngày 19 tháng 3 năm 1937 của Tòa Thánh La-Mã (Traduction française publiée aux Éditions Spes, Paris, 1937, tr. 17). Rõ ràng điều nhận xét trên cho thấy chủ nghĩa duy vật của Mác có liên hệ với chủ nghĩa duy vật bình dân, được lập lại bởi những người cộng sản thời Lê-nin với 3 nét chính yếu như sau: duy vật, tất định vô thức và nhân quả (thuyết duy cơ), và vật chất tiến hóa.

Một cách chặt chẽ thì duy vật biện chứng của Mác không được hiểu theo nghĩa này. Nhưng nó khó có thể tránh được lối giải thích trên, bởi vì duy vật biện chứng của Mác cuối cùng thích hợp với một biện chứng về thiên nhiên mà những nét chính của nó đã được nêu rõ ở trên.

Divini Redemptoris cũng đang đề cập đến quan niệm của chủ nghĩa Mác-xít về xã hội. Thực vậy, xã hội ở đây không là gì khác hơn là một hình thức của vật chất tiến hóa theo những định luật của nó; và rồi xã hội đó thiết yếu hướng về một tổng hợp cuối cùng: đó là một xã hội vô giai cấp, xuyên qua những cuộc đấu tranh không ngừng của những lực lượng khác nhau. (Ibid. tr. 17-18). Chủ trương duy vật này coi xã hội như một hiện tượng phụ thuộc của vật chất; chủ trương này phù hợp với một định mệnh thuyết LỊCH SỬ, tuân theo các định luật của thiên nhiên.

Ở đây chúng tôi muốn nói đến vấn đề lịch sử. Theo Mác, bao lâu con người còn bị vong thân thì ý thức của con người còn bị lệ thuộc vào những điều kiện vật chất. Nói khác, ý thức chỉ là con đẻ của vật chất. Ý thức không thể đứng tách khỏi vật chất, đứng cao hơn vật chất để phóng mình về tương lai, và rồi nhìn về quá khứ là chặng đường mà nó đã đi qua, để hành động trong hiện tại. Lịch sử chỉ có thể có được khi nào ý thức tự vượt lên trên và vượt xa hơn chính mình.

Như vậy, bao lâu con người còn bị vong thân, thì bấy lâu ý thức con người còn dính với thực tại và chưa bay bổng lên trên chính mình nó. Lúc đó con người chưa có lịch sử, nghĩa là còn sống trong thời tiền sử. Từ thời ăn lông ở lỗ cho tới thời cách mạng xã hội chủ nghĩa, tức thời kỳ quá độ, thì con người vẫn sống trong thời kỳ mà Mác gọi là thời tiền sử, bởi vì con người chưa vượt qua được vong thân.

Mác nói rằng trong tư bản chủ nghĩa, thợ thuyền, giới vô sản bị vong thân, và giới tư bản cũng bị vong thân.

Ngày nay, Việt Nam, Tầu Cộng mà trong đó đảng cộng sản trở thành tư bản đỏ đang bóc lột xương máu của đại đa số nhân dân, thì rõ ràng đảng cộng sản và cả nhân dân đang bị vong thân. Đây là thời tiền sử, nghĩa là không có lịch sử. Cộng sản Việt-Nam không có tư cách bàn về lịch sử, giải thích lịch sử.

Mác cho là chỉ khi nào đạt được tổng hợp tối cao, tức đạt được chế độ cộng sản thì khi đó mới bắt đầu có lịch sử. Tổng hợp tối cao là tổng hợp bao quát được tất cả mọi thực tại, nghĩa là không còn gì đứng ngòai nó và đối nghịch với nó. Một tổng hợp như vậy không thể là một khối tòan thể vật chất, bởi vì vật chât không thể biết được chính nó. Chỉ có một ý thức tuyệt đối như ý thức tuyệt đối của Hegel mới có khả năng bao trùm mọi thực tại để không còn gì có thể đứng ở ngòai nó. Muốn được tổng hợp này, Mác phải mượn ý thức tuyệt đối của Hegel, bởi vì chỉ ý thức tuyệt đối này mới có thể bay bổng lên trên mọi thực tại vật chất trong quá khứ, thấu được tương lai và vận hành trong hiện tại. Ý thức tuyệt đối này Mác gọi là Ý Thức cộng sản. Ý Thức cộng sản là do Mác nghĩ ra, bởi vì xã hội cộng sản chưa tới thì làm sao có Ý Thức cộng sản. Hệ thống triết học Mác duy vật ban đầu, nhưng cuối cùng thì lại trở lại con đường DUY TÂM của Hegel.

Chỉ riêng đie62u này cũng đủ cho ta thấy là không bao giờ có một xã hội cộng sản ở trần gian. Con người với siêu việt tính, hiện hữu trong chân lý Hữu-Thể, tự nó đã mang tính phổ quát của nhân tính lòai người. Nhưng nơi bản chất con người vẫn luôn hiện diện tự do tính với Ý CHÍ QUYỀN LỰC mà Nietzsche đã khám phá ra. Vì thế trong phổ quát tính vẫn chứa đựng sự chia lìa. Do đó nói đến thế giới đại đồng chỉ là không tưởng. Mác chỉ bắt chước cộng đồng Ki-Tô giáo để mơ tưởng đến thế giới đại đồng này. Nhưng Mác không hiểu được là thế giới ấy không có thực ở trần thế này. Thế giới mà Chúa Giê-Su nói tới là thế giới bên kia thế giới này.Thế giới được Chúa Giê-su thiết lập có được là nhờ thông qua cái chết và sống lại của Chúa Giê-Su. Phổ quát tính đơn độc của Chúa Giê-Su sống lại tạo ra thế giới mà Mác mơ tưởng. Mác đã tục hóa những tín điều của Ki-Tô giáo và gán cho giai cấp vô sản vai trò của Chúa Giê-Su: vai trò giải phóng nhân lọai. Nhưng bọn vô sản làm gì có phổ quát tính, bởi vì trong trái tim tên vô sản đã chứa sẵn một tên tư bản to lớn. Muốn có được phổ quát tính, giai cấp vô sản phải chết hết và rồi sau đó phải sống lại. CSVN ngu ngốc đã nhìn thấy Lê-nin, Staline, Mao-Trạch-Đông, và Hồ-Chí-Minh đã chết, nhưng không hề thấy một tên nào sống lại.

Hỡi những người CSVN ngu ngốc, xin hãy tỉnh lại, đừng nghe theo mấy tên tổng bí thư ngu ngốc nữa. Chỉ có gia đình vợ con và đại gia đình dân tộc là căn bản. Đừng bao giờ ngu ngốc để bọn Tầu cho vào đại gia đình với chúng. Chúng đang giết dân tộc bằng cách phá biển, phá rừng, bằng đồ ăn độc hại. Hãy treo cổ tên tổng bí thư NGUYỄN-PHÚ-TRỌNG ngu đần bán nước và đồng bọn của hắn.

B-HỒ-CHÍ-MINH, TỘI ĐỒ DÂN TỘC.

Có thể khi còn nhỏ tuo63i, họ Hồ đã có lúc yêu nước. Nhưng sau khi gia nhập đảng Cộng sản thì họ Hồ trở thành một tên khát máu: chỉ giết người và gieo tang tóc cho dân tộc.

Sau cách mạng tháng 8, năm 1945, họ Hồ cho thủ tiêu hết tất cả những lãnh tụ các đảng phái quốc gia. Họ Hồ theo Cộng Sản Chủ Nghĩa mà chẳng hiểu gì về lý thuyết Mác-Lê; thế rồi từ chỗ không hiểu biết, họ Hồ chỉ sống bằng sự tin tưởng vào chủ nghĩa CS. Từ chỗ ngu ngốc về chủ nghĩa, họ Hồ đi tới chỗ bán nước cho Tầu.

1)-Họ Hồ không hiểu gì về chủ nghĩa cộng sản, cũng chẳng có tư tưởng nào cả; dốt lý thuyết, mang mặc cảm tự ty, đi thờ phượng bọn lãnh tụ nước ngoài.

Ngay khi gia nhập đảng CS, họ Hồ đã thú nhận không hiểu gì về lý thuyết cộng sản. Họ Hồ nói rằng ông khỏi cần phân biệt đệ tam hay đệ tứ CS quốc tế; CS nào giúp ông đánh Pháp thì ông theo.

Cách mạng Việt Minh cướp chính quyền từ tay quốc gia tháng 8 năm 1945 hòan tòan vì chủ nghĩa cộng sản quốc tế, bởi vì lúc đó Việt Nam đã thu hồi độc lập dưới chính phủ Trần-Trọng-Kim. Rõ ràng ông Hồ từ bỏ quốc gia dân tộc để chạy theo quốc tế vô sản, mặc dù ông đã không hiểu chủ nghĩa cộng sản sai lầm như thế nào. Hãy đọc câu này của ông Hồ trong báo L'Humanité: "Le nationalisme était, si on ne contrôlait pas, un dangereux phénomène risquant de menacer l'expansion du communisme dans les colonies". (Phải coi chừng chủ nghĩa quốc gia yêu nước, vì nó là một hiện tượng nguy hiểm, ngăn không để cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở các nước thuộc địa). (Hồ-Sĩ-Khuê: Hồ-chí-Minh, Ngô-Đình-Diệm và mặt trận Giải Phóng, Văn Nghệ, 1992, tr. 60).

Rõ ràng ông Hồ không còn nghĩ tới quốc gia mà trái lại chỉ nghĩ tới đảng CS quốc tế mà đảng CS Việt-Nam chỉ là một thành phần. Đảng là mục tiêu, đứng trên tất cả, dân tộc, giang sơn bờ cõi, và người dân (không phải là cộng sản) trở thành phương tiện của ông Hồ. Ông Hồ trở thành một con quỷ râu xanh vô cùng ác độc. Phụ nữ trở thành con vật cho ông thỏa mãn thú tính. Ông Hồ đã ra lệnh giết không biết bao nhiêu người dân vô tội. Bằng chứng hùng hồn nhất là ông cho lệnh đấu tố địa chủ ở miền Bắc giết chết một cách dã man và mọi rợ trên hai trăm bốn mươi sáu ngàn người năm 1951.

Thay vì hãnh diện vì dân tộc có nhiều nhân tài sánh ngang hàng với các nước văn minh trên thế giới, thì Ông Hồ lại tìm cách lọai trừ những thành phần ưu tú của quốc gia. Ông Phan-Bội-Châu là nhà chính trị lỗi lạc đã bị Hồ đem bán đứng cho thực dân Pháp. Trần-Đức-Thảo là một triết gia nổi danh trên thế giới. Người Pháp đã tặng cho Thảo danh hiệu "ngôi sao sáng của Á Đông". Dĩ nhiên ông Thảo là người vượt trội hơn cả người Tầu, người Ấn và Nhật đương thời. Nhưng ông Hồ đã bắt Ông Thảo đi chăn bò. Tóm lại ông Hồ ác độc với dân Việt từ người dân thường cho đến thành phần đại trí thức; nhưng Ông Hồ lại hèn hạ, tự ti mặc cảm đi bưng bô cho những tên cộng sản Nga và Tầu: Staline, Mao-Trạch-Đông, Châu-Ân -Lai… Tại sao ông Hồ làm như thế. Lý do là:

- Hồ-Chí-Minh thiếu học thức, không đủ trình độ học triết lý Mác-Lê-nin. Từ việc yếu kém học vấn, ông Hồ mang cảm giác yếu kém, tự ty mặc cảm trước bọn CS Nga hay Tầu…

Dĩ nhiên triết học duy vật Mác là triết học rất yếu kém trong lịch sử triết học Tây Phương, bởi vì triết học này thiếu nền tảng hữu thể học. Vì triết học Mác thiếu nền tảng hữu thể học, nên Mác không thể nào hiểu được bản chất thực của con người. Mặt khác, Mác chủ trương duy vật, nhưng trong cách giải quyết các vấn đề về ý thức, Mác lại theo con đường duy tâm. Đây là điều khiến các nhà nghiên cứu Mác phải đau đầu. Những người cộng sản đã giải thích Mác một cách khác nhau theo nhu cầu hòan cảnh chính trị của họ. Ngay người bạn thân nhất của Mác như Engels cũng đã xa rời tư tưởng của Mác khi ông này viết "Biện chứng của tự nhiên". Khi Lê-nin học theo Mác và Engels, Lê-nin đã nghiêng về Engels hơn là Mác. Thế rồi đến Staline, ông này nghiêng hẳn về Engels trong tư tưởng biện chứng. Có thể nói Cộng sản Nga, rồi cộng sản Tầu đã không hiểu biện chứng của Mác tới nơi tới chốn.

Cộng Sản Việt-Nam cũng chỉ là những người cóp nhặt tư tưởng Mác từ Liên-Sô đem về học lại. Chính sự yếu kém hiểu biết triết học như vậy mà CSVN lệ thuộc vào Liên-Sô và Tầu cộng từ lý thuyết tới thực hành. Chẳng hạn ông Hồ đưa ra vấn đề "đấu tố địa chủ" rập theo khuôn của Tầu Cộng.

-Từ việc yếu kém về học thức, lệ thuộc về tư tưởng triết lý của Nga-Tầu đến sự tin tưởng vào lý thuyết của Mác về thế giới đại đồng, CSVN Hồ-Chí-Minh dễ dàng bán nước cho Tầu cộng. Công hàm mà họ Hồ ra lệnh cho thủ tướng VC Phạm-Văn-Đồng ký năm 1958 là một công hàm bán nước cho Tầu. Họ Hồ trở thành tên bán nước đầu tiên của CSVN.

Dân tộc Việt-Nam thiếu gì nhân tài, không hơn thì cũng ngang hàng với Nga và Tầu. Tại sao phải nghe theo Nga-Tầu rồi đem bán nước cho Tầu. CSVN là bọn hèn hạ. Chúng thực sự đã là mối xỉ nhục cho cả dân tộc.

Tóm lại, Hồ- Chí-Minh chẳng hiểu gì về triết học Mác và Hồ-Chí-Minh cũng chẳng có tư tưởng gì để lại cho dân tộc. Trong các tổng bí thư của đảng CSVN, trừ ông Lê-Duẫn là người dám chống Tầu, còn tất cả chỉ là những tên ngu dốt bám "váy" Tầu cộng, nhất là tên Nguyễn-Phú-Trọng hiện thời.

C-NGUYỄN-PHÚ-TRỌNG, TÊN BÁN NƯỚC CẦU VINH.

Ngưởi ta nói rằng ông Nguyễn-Phú-Trọng là một đảng viên CSVN đã từng qua Nga học và có bằng tiến sĩ triết học. Ông Trọng được đảng CSVN bầu làm tổng bí thư từ năm 2011 tới năm 2016 và từ năm 2016 ông sẽ tiếp tục giữ chức tổng bí thư thêm 2 năm.

Qua những lời nói và những tuyên bố, cũng như qua những công việc và hành động của ông Trọng, người ta thường đưa ra những nhận định như sau:

- Ông Trọng là một người giáo điều bảo thủ, muốn bảo vệ và duy trì đảng CSVN mãi mãi,

- Để có thể duy trì sự sống còn của đảng CSVN, ông Trọng không lọai trừ bất cứ thủ đoạn nào, việc làm nào, dù có phải hy sinh đất nước và dân tộc Việt Nam. Đâu là giá trị của những nhận định trên?

Trứơc hết, chúng ta thấy quả thực ông Trọng là người tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lê-nin và ông cho rằng con đường CSVN đang đi là đúng, và rồi cuối cùng chế độ cộng sản phải toàn thắng. Chủ trương này của ông giống như câu nói của một đảng viên CSVN trước đây là bà Nguyễn-Thị-Định: "không có con đường nào khác". Chủ trương của bà Định và ông Trọng được bộc lộ rõ rệt vào năm 2012-2013 khi chính phủ Việt-Nam cộng sản cho dân được góp ý trong việc sửa đổi Hiến Pháp. Sau khi các đoàn thể, các tôn giáo, các nhà trí thức, và những đại diện ưu tú của các tầng lớp nhân dân đề nghị bỏ điều 4 hiến pháp và được quyền có đa đảng để cùng xây dựng quốc gia dân tộc theo con đường tự do dân chủ, thì Ông Trọng đã thẳng thắn bác bỏ và còn nói rằng tất cả những ý kiến xây dựng đó là "suy thoái".

Người ta thường hay nói những kẻ độc tài là những kẻ "ngu đần", vì những bọn như CSVN chỉ biết một mà không biết mười. Ông Trọng cũng là kẻ ngu đần như thế. Người CS chỉ học Mác-Lê-nin mà không cho học những nhà tư tưởng khác, bởi vì CS cho rằng tư tưởng Mác-Lê-nin là số một. Nếu người ta học triết học Tây-Phương, người ta cần phải học lịch sử triết học Tây Phương. Trong suốt lịch sử triết học Tây Phương, rất nhiều những đại triết gia lớn hơn Mác. Nếu muốn hiểu triết học Mác, cần phải đặt Mác đúng vị trí của Mác trong triết học Tây-Phương. Thực sự, trong triết học Tây-Phương, triết lý duy vật là yếu kém nhất bởi vì triết lý duy vật thiếu hẳn nền tảng Hữu Thể học: nó không hiểu triết học và không xứng đáng được gọi là triết học.
Thực vậy, nếu ông Trọng thực sự đã nghiên cứu triết học Tây Phương, hẳn ông Trọng không bao giờ dám nói những ý kiến "sửa đổi hiến pháp" trên là "suy thoái".


Những phát biểu của ông Trọng về cộng sản bây giờ chỉ làm cho thế giới bật cười và khinh dể người Việt dốt nát mà thôi.

Không những người ta coi thường Nguyễn-Phú-Trọng vì sự dốt nát và ngây thơ của ông, mà còn coi rẻ ông vì những hành động bán nước và luồn cúi trước giặc Tầu. Kinh nghiệm mối tương quan giữa Tầu và Việt Nam trong lịch sử dân tộc cho thấy: khi nào Việt Nam nhờ vả Tầu, chúng ta khó thoát được những đòi hỏi nhiều hơn về phía người Tầu trong đó phần thua thiệt Việt Nam phải hứng chịu. Lý do là vì nước Tầu rộng lớn và đông dân hơn chúng ta nhiều lần; Tầu lúc nào cũng tìm cớ xâm lấn chúng ta. Một khi đã có cớ xâm lấn chúng ta, thì người Tầu không bao giờ buông tha chúng ta. Những nhà vua nào anh minh hay những nhà chính trị khôn ngoan của nước ta tất nhiên phải hiểu và tránh việc dựa lưng nhờ vả người Tầu dù trong bất cứ tình huống nào. Những nhà lãnh đạo CSVN, tức những tổng bí thư cộng đảng Việt Nam đã phạm một sai lầm lớn nhất là đã sống nhờ vào sự che chở của Tầu và hậu quả là đưa lại biết bao thảm họa cho dân tộc Việt Nam.

Hồ-Chí-Minh, vì thiếu học thức, thiếu tự tin, mặc cảm yếu kém, nên đã phải dựa vào Liên-Sô và Trung-Cộng, làm mất tính tự hào của dân tộc. Họ Hồ vì dốt nát, tin vào thế giới đại đồng hoang tưởng, ông ta coi dân tộc như xa lạ; lãnh thổ của quốc gia là của chung thiên hạ, nên ông Hồ bán biển, bán đảo của tổ quốc một cách không thương tiếc. (Công hàm do Phạm-Văn-Đồng ký dâng biển đảo cho Trung Cộng năm 1958). Trong khi đó Nguyễn-Phú-Trọng, mặc dù có học thức hơn ông Hồ, nhưng vẫn không thóat khỏi mặc cảm yếu kém đối với giặc Tầu. Từ việc nhỏ tới việc lớn, ông Trọng đều phải lãnh chỉ thị của Tầu. Tầu chiếm biển đảo, giết người Việt dưới mọi hình thức, Trọng không bao giờ dám lên tiếng phản đối. Cho tới giờ này mà ông Trọng còn trông chờ và mơ tưởng thiên đường cộng sản. Thật ngu ngốc!

Để hiểu rõ thêm về cộng sản Việt-Nam xin đọc thêm những tác phẩm sau đây của cùng một tác giả (Tiến Sĩ NGUYỄN-QUANG-HIỆP Giáo Sư).

1-LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN VIỆT-NAM (NGUYỄN-PHÚC-LIÊN VÀ NGUYỄN-QUANG-HIỆP, NXB DAY AND NIGHT, CA, U.S.A, 2006 (360 tr.).
2-M. HEIDEGGER VÀ K. MARX : CUỐN I (431 tr.), NXB DAY & NIGHT, CA. 2006, U.S.A
3-M. HEIDEGGER VÀ K. MARX : CUỐN II (641 tr.), NXB (SAME).
4-CHỦ NGHĨA MÁC-XÍT TẠI VIỆT-NAM : DUY VẬT BIỆN CHỨNG (2007) (438 tr.), NXB (SAME).
5-TÌM HIỂU TỰ DO DÂN CHỦ (2008), (99 tr.)
NXB (SAME).
6-STUDY OF DEMOCRATIC FREEDOM (129 tr.), NXB (SAME)
7-M. HEIDEGGER VÀ K. MARX : CUỐN III (504 tr.): VƯỢT QUA NHÂN BẢN CHỦ NGHĨA MARX. NXB (SAME). (2009)
8-SỰ CÁO CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-XÍT TẠI VIỆT-NAM (2100), (391 tr.), NXB (SAME).
9-THE PROBLEM OF BEING IN HEIDEGGER'S
PHILOSOPHY (2013), (574 tr.). NXB (SAME).
10-HISTORICAL MATERIALISM IN VIET-NAM:
CUỐN II (2015), (480 TR.). NXB (SAME).