20.02.2017

“Cơm Sườn” tạo ra nạn kỳ thị Bắc Kỳ-Nam Kỳ thế nào?

“Cơm Sườn” tạo ra nạn kỳ thị Bắc Kỳ-Nam Kỳ thế nào?

Giờ tôi hỏi bạn nguồn gốc của bạn kỳ thị vùng miền, hay chính xác hơn là nạn kỳ thị Bắc Kỳ Nam Kỳ, xuất phát từ đâu – thì tôi chắc rằng bạn sẽ nói là sự khác biệt về văn hóa, vùng miền, tư duy, khí hậu và quan niệm sống. Nhưng trong bài viết ngắn này, tôi sẽ giải thích vì sao những lý do nêu trên đều là thiểu số, đóng phần rất nhỏ. Còn lý do chính là gì? Đó chính là chính sách của Cơm Sườn (CS) năm 1975.




Phân biệt “bên thắng cuộc” với “bên thua cuộc”
Sau 1975, sau khi “bên thắng cuộc” chiến thắng, họ đã đàn áp bên thua cuộc. Vì lý do địa lý, hầu hết những người bên phe thắng cuộc đều từ Quảng Bình trở lên, còn những người thuộc phe thua cuộc đều từ Quảng Trị trở xuống. Bên thắng cuộc thì không bị gì hết, còn bên thua cuộc thì phải chịu những cảnh nhưu sau: đi cải tạo, đi kinh tế mới, đi vượt biên, chiếm nhà, mất của cải. Chính sách phân biệt này đã đóng một phần không nhỏ, nếu không phải là vô cùng lớn để tạo ra nạn “kỳ thị Bắc Kỳ Nam Kỳ.” Nếu ngày đó mọi người được đối xử công bằng, ai cũng như ai, ai cũng là người Việt Nam da vàng máu đỏ thì làm sao có nạn kỳ thị được?

Sơ yếu lý lịch và chính sách xét 3 đời
Khi bạn đi xin việc ở Việt Nam bạn phải điền một tờ đơn gọi là “Sơ Yếu Lý Lịch.” Tờ khai này viết rõ sơ yếu lý lịch của bạn và gia đình từ trước năm 1975. Họ đã ở đâu, họ làm gì. Nếu vậy thì không nói gì. Nếu gia đình bạn đã chiến đấu cho VNCH hay “bên thua cuộc” thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đi làm trong nhà nước. Nhiều cán bộ địa phương thậm chí không chịu ký đơn xác nhận của những ai có cha mẹ đánh cho bên VNCH.

Việc xét sơ yếu lý lịch 3 đời này có mục đích gì? Nó rõ ràng phân biệt người thắng và thua, và một lần nữa vì lý do địa lý, hầu hết người thắng là miền bắc còn người thua là miền nam. Dù nó không có ý phân biệt bắc nam nhưng hệ lụy là nó đã tạo ra một cơ chế phân biệt Nam Bắc rất rõ. Lỗi này là nhân tạo chứ không lien quan gì đến văn hóa, tư duy hay quan niệm sống của mỗi vùng miền cả.

“Ngụy” trong sách sử
Trong các sách sử ở Việt Nam thay vì dung từ VNCH hay Miền Nam thì sách lại dùng từ “ngụy.” Đây là một từ rất phản cảm khiến nhiều người miền Nam cảm thấy rất khó chịu. Ngay từ thời đi học thì học sinh đã bị tẩy não với những kiến thức phân biệt nam bắc rõ rang rồi. Vậy lỗi này do ai?

“Tổng bí thư phải là người miền Bắc mới có tư duy ný nuận”
Tại sao tổng bí thư phải là một người miền Bắc? Người miền Nam không có tư duy lý luận sao? Ngay cả ở việc xét tuyển lảnh đạo cấp thì đã phân biệt vùng miền rồi thì đừng hỏi tại sao người dân lại không có. Đã là lãnh đạo thì phải noi gương.

Văn hóa rừng rú của người miền Bắc
Hệ lụy của việc sống quá lâu dưới sự cai trị của CS là văn hóa và con người ở đó cũng trở nên xấu xí theo. Vì vậy, người miền Bắc hiện tại sử dụng những từ ngữ rất phản cảm. Trong quan niệm người miền Nam thì họ là một lũ người vô văn hóa, mất dạy, bẩn thỉu. Người miền Nam cảm thấy rất phản cảm với nững từ như: vãi l*n, Đ*t mẹ. Khổ nỗi là người miền Bắc lại dùng nó thường xuyên. Không những vậy họ dùng những từ ngữ vô cùng khó hiểu và khó nghe. Chưa nói đến sự vô lễ của họ. Họ không hề viết nói xin lỗi hay cảm ơn, chỉ im trợn mắt nhìn rồi bỏ đi. Làm vậy thì đừng hỏi vì sao họ lại bị kỳ thị. Tuy nhiên, phải hỏi vì sao người Bắc 54 lại không như vậy mà chỉ là Bắc 75? Chỉ có một câu trả lời.

Kết luận: ai là người gây ra nạn phân biệt Bắc Kỳ Nam Kỳ? Đó không phải là sự khác biệt trong tư duy, trong môi trường sống, trong quan niệm sống hay con người. Mà chính là sự phân biệt trong chính sách chính phủ hiện tại.

Ku Búa 
(@ Café Ku Búa)