Những
hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
Sài Gòn mộc mạc, chân tình, Sài Gòn tử tế, bao
dung. Sài Gòn phóng khoáng, sòng phẳng, không quan trọng hình thức. Sài Gòn
nóng nực, chen chúc, xô bồ nhưng chẳng bao giờ hết dễ thương cả!
Nhìn những hình ảnh này, ai bảo người Sài Gòn đông đúc mà vô tình chứ?
Lời nhắc nhở cho các phương tiện hay những người đi bộ vì đã có một số người từng trượt chân ngã ở đoạn này.
Vì sợ cô lao
công có thể bị đứt tay khi cầm phải mảnh thủy tinh, một bạn trẻ ở Sài Gòn đã
dán mẩu giấy lên túi rác kèm lời nhắn hết sức dễ thương và chan chứa sự quan
tâm: "Cô ơi, trong túi có miễng chai, cô cẩn thận!".
Dòng chữ ngay ngắn
với lời nhắn dễ thương này có lẽ sẽ khiến những người lao công cảm thấy vui vẻ
hơn vì nhận được sự quan tâm từ mọi người.
"Mình bị rớt ví lúc gửi xe khi đi dự triển lãm tại
1 trường đại học, lúc đó mình không hay biết gì luôn, đến khi xuống lấy xe đi về
thì thấy xe mình bị đẩy ra một góc khác biệt với các xe còn lại, còn trên xe
thì đính kèm tờ giấy này đây",
người mất ví chia sẻ câu chuyện dễ thương của mình.
Những tủ bánh mì miễn phí
Bánh mì miễn phí
cho người lao động nghèo. Chiếc tủ kính được đặt trên vỉa hè, chứa đầy những ổ
bánh mỳ dành cho tất cả những ai đang đói lòng đặt ở ngã tư Hàng Xanh,
Saigon.
Tủ bánh mì của cô Xuân Lan được đặt ở quận Bình Thạnh (Sài Gòn)
Ảnh: Zing
Tủ bánh mì miễn phí của chị Mỹ Uyên trên đường Thái Văn Lung
(quận 1). Ảnh: FB
Tủ bánh mì miễn phí này được chị Mỹ Uyên và
bạn bè chung tay thực hiện, phục vụ mọi người từ 8 giờ sáng đến tối mỗi ngày.
Theo tìm hiểu, tủ bánh mì miễn phí của chị Mỹ Uyên độc đáo ở
chỗ là có thêm bơ, mứt để những người lao động nghèo, sinh viên… có một
"bữa ngon".
Trà đá miễn phí
Đã nhiều năm
qua, người đi đường quá quen thuộc với hình ảnh ông Tư bê bình nước trà đá ghi
dòng chữ "Nước uống miễn phí" đặt trên một chân đế bằng sắt, kê ngay ở
trạm xe buýt trên đường Võ Văn Tần, quận 3. Những lúc khát nước, người dân có
thể ghé qua đây thưởng thức ly trà mát lạnh.
Quần áo miễn phí
Tháng 5/2016, ở
trước số nhà 1545 đường Nguyễn Hoàng (phường An Phú, quận 2) xuất hiện một
"cửa hàng" quần áo di động, với tấm bảng in chữ đỏ to oành: "Quần
áo từ thiện (miễn phí)". Bên dưới là dòng chú thích viết tay ghi lại thời
gian "mở cửa" là trong hai ngày thứ 4 và thứ 7. Chú Ba là tên gọi
thân mật của chủ nhân "cửa hàng" dễ thương này. Cũng như những người
tốt thầm lặng trước đó ở Sài Gòn, họ luôn giấu mặt và tên tuổi, rất ngại xuất
hiện trên truyền thông vì cho rằng hành động của mình cũng... thường thôi, cần
gì phô trương!
Chú Ba quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chú vào Sài Gòn đã lâu nên xem những người dân nơi đây như bà con của mình. Thấy nhiều người lao động cái ăn còn không có, huống gì tới cái mặc, nên chú vận động quyên góp áo quần cũ rồi dựng một cái quầy quần áo trước nhà để ai có nhu cầu "sắm đồ" thì tìm đến.
Chú Ba quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chú vào Sài Gòn đã lâu nên xem những người dân nơi đây như bà con của mình. Thấy nhiều người lao động cái ăn còn không có, huống gì tới cái mặc, nên chú vận động quyên góp áo quần cũ rồi dựng một cái quầy quần áo trước nhà để ai có nhu cầu "sắm đồ" thì tìm đến.
Nơi đây nhận sửa
các loại mũ bảo hiểm cho người chạy xe ôm vì đặc thù công việc của họ là luôn cần
tới những chiếc mũ. Để giúp cho nhiều người ngại không dám vào, chủ nhân của
gian hàng này đã viết thêm dòng chữ "Bà con đừng ngại" khiến nhiều
người cảm thấy ấm áp.
Ở Sài Gòn có một
quầy bơm vá và sửa xe miễn phí cho người khuyết tật. Hành động ý nghĩa và chân
tình này khiến nhiều người cảm thấy biết ơn.
Nước dừa miễn phí
Quán nước dừa miễn phí
bên đường.
Quán nước dừa miễn phí trên con đường thuộc quốc lộ
22 hướng ra Củ Chi. Anh Hải, chủ nhân của bình nước dừa tươi miễn
phí, ngồi sau một quầy dừa to, đang nhanh tay bổ phăm phăm từng quả dừa khô đon
đả bảo: "Uống một tí nước dừa rồi đi tiếp cô ơi. Đường còn xa, uống
đi cho đỡ khát".
Chân dung anh Hải - người
bán dừa tốt bụng.
Anh Hải người Bến Tre, lên Sài Gòn
lập nghiệp với nghề bán trái dừa, một món đặc sản "không vùng nào ngon bằng"
của quê anh. Bắt đầu từ hơn một tháng nay, người dân quanh đó chuẩn bị Tết nhất
bằng cách sên mứt dừa đem ra chợ bán. Họ đặt anh chặt một ngày trên dưới 50 kí
dừa, chỉ lấy cơm dừa trắng phau béo ngậy để làm mứt. Cơm dừa thì bán rồi,
nước dừa cũng chẳng để làm gì, anh nghĩ ra chuyện đổ vào cái bình mà ngày thường
anh vẫn dùng để đựng trà đá miễn phí mời bà con.
Đọc trên Internet
************************
Đọc
thêm:
Vô quán Nụ Cười, thấy Sài Gòn hào hiệp, nghĩa tình
TTO - Mỗi lần bước vô quán cơm Nụ Cười 1 (6 Cống
Quỳnh, Q.1, Sài Gòn) không cần ăn cơm tôi thấy cũng no, cũng đã. Đã con mắt,
no tấm lòng. Cuộc đời thật hiền. Bao tình cảm đẹp ở đây cả.
Đều
đặn từ thứ hai đến thứ bảy, khoảng 11g quán cơm Nụ Cười lại rộn ràng người
lao động nghèo xếp hàng chờ mua phiếu ăn cơm - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
Đó là bình trà đá miễn phí giúp những người lao động
vất vả giải cơn khát giữa trưa nắng gắt. Đó là bao gạo của một người giấu
tên chở đến đóng góp cho người nghèo, là vài chục ngàn đồng của một bạn trẻ, của
những vị mạnh thường quân. Đó là bữa cơm có thịt 2.000 đồng, là tô phở
1.000 đồng cho người lao động nghèo được các bạn tình nguyện viên phục vụ tận
tình chu đáo.
Chứng kiến những hình ảnh giúp chúng ta lạc quan hơn
trong cuộc sống và thấy yêu thành phố này hơn. Và tôi nhận ra tính cách của
người dân Sài Gòn không lẫn vào đâu được, sự “hào hiệp, nghĩa tình”.
Bữa
cơm 2.000 đồng ở quán cơm Nụ Cười đã giảm nhẹ phần nào những lo toan của người
lao động nghèo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Nhiều
người cho biết từ khi có quán cơm Nụ Cười thì đỡ hơn rất nhiều. Nhiều người
nghèo đã tiết kiệm thêm được một khoản tiền để lo cho con cái - Ảnh: NGỌC
DƯƠNG
|
|
Chị
Lê Thị Tuyết Giang (Phú Yên) vào Sài Gòn lượm ve chai mưu sinh gần 10 năm
nay. Chị Giang cho biết ngoài chuyện ăn no và ngon, cái “đỡ lắm” của chị là
dư ra thêm mấy chục ngàn gửi về nhà cho con - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Chị
Lê Thị Phải phải đi giao ve chai cho khách hàng cho kịp, thấy vậy chị Hồ Tâm (phải) đã mang cơm ra cho chị
Phải để kịp chuyến đi - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Với
2.000 đồng/phần cơm là người lao động nghèo đã có một bữa cơm no, ngon - Ảnh:
NGỌC DƯƠNG
|
|
Những
trường hợp khách đến ăn gặp khó khăn đều được các bạn tình nguyện viên giúp đỡ
chu đáo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Chị
Thanh (quê ở Quảng Ngãi) không thể đi được nên hôm nào cũng có bạn Nguyễn Thị
Thu Hiền (Q.Tân Bình) mang đĩa cơm ra phục vụ chu đáo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Hai
bạn Võ Thị Mỹ Hường và Khưu Ngọc Thiều góp ngày công để hỗ trợ bữa cơm cho
người nghèo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Một
người giấu tên góp 3 bao gạo với lời nhắn là giúp những người có hoàn cảnh
khó khăn có bữa cơm no hơn - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Quán
thường xuyên có các bạn là sinh viên, học sinh… đến tham gia làm tình nguyện
viên. Trong ảnh là nhóm sinh viên của Trường đại học Bách khoa TP.HCM đang rửa
bát tại quán cơm - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
|
Những
bình trà đá miễn phí được đặt ngay bên đường để người lao động giải cơn khát
giữa trưa nắng gắt - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
|
NGỌC DƯƠNG