26.03.2017

Biển miền Trung cần số tiền khổng lồ để tái tạo

Biển miền Trung cần số tiền khổng lồ để tái tạo

Đó là lời của ông Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu vào sáng 21/3. Từ khi thảm họa do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra tình hình xã hội, an ninh ở miền Trung diễn biến vô cùng phức tạp. Đời sống người dân vẫn vô cùng quẫn bách. Phần đa người dân vẫn chưa đi ra khơi đánh cá, vì người dân vẫn ngại ngùng trong việc mua cá để ăn.
Ông Nguyễn Xuân Cường:” Biển miền Trung cần số tiền khổng lồ để tái tạo”. Ảnh: NLD

Ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, tại khu vực biển miền Trung trải dài qua 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế muốn tái tạo lại phải cần số tiền khổng lồ, nếu không có số tiền khổng lồ ấy sẽ không thể nào xử lý hết được những chất thải độc hại do Formosa thải ra. Tuy nhiên, ông không cho biết số tiền khổng lồ ấy là bao.


Lời thú nhận của ông Bộ trưởng phần nào cho thấy hệ lụy mà người dân miền Trung mắc phải kinh hoàng đến nhường nào. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều kinh hoàng nhất, vì trong một tương lai không xa sẽ có rất nhiều đứa trẻ lớn lên mắc phải những chứng bịnh vô cùng kỳ lạ, các loại biến thể ung thư được đến từ chất thải độc hại mà Formosa gây ra.

Người dân miền Trung biết rằng, nếu Tập đoàn Formosa vẫn còn đó thì cuộc sống của họ, con cái và dòng giống dân tộc này sẽ không được an toàn. Vậy nên liên tục kể từ 4/2016, khi Tập đoàn Formosa xả thải ra, hủy hoại môi trường người dân miền Trung đã liên tục biểu tình để phản đối.
Những cuộc biểu tình có thể tự phát, hoặc do các linh mục khởi xướng. 

Nhưng mục đích đều giống nhau, yêu cầu Formosa phải cút khỏi Việt Nam; yêu cầu chính quyền CSVN phải nhanh chóng chi trả số tiền đền bù thiệt hại mà họ đã nhận từ Formosa; phải đem Formosa ra tòa án, xử lý những kẻ trực tiếp hoặc tiếp tay cho Formosa hủy hoại dân tộc Việt Nam. Song, những đòi hỏi, yêu cầu chính đáng của người dân cho đến nay vẫn chưa được nhà cầm quyền CSVN đáp ứng.

Không những vậy, chính quyền CSVN còn ra sức đàn áp, đánh đập, bắt bớ và vu cáo cho các vị linh mục những tội danh, như: kích động, xúi giục…Rất nhiều cuộc biểu tình, tuần hành đòi công lý đã bị dập tắt bởi sự tàn độc của nhà cầm quyền CSVN, mà điển hình nhất là vụ tuần hành đi bộ từ Nghệ An vào tòa án Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để khởi kiện Formosa do linh mục Nguyễn Đình Thục dẫn dắt. Cuộc tuần hành này đã bị ngăn chặn sau khi nhà cầm quyền CS cho một lực lượng cảnh sát cơ động đông đảo sử dụng vũ khí, lựu đạn, súng để đánh đập người tuần hành. Ngay cả linh mục Nguyễn Đình Thục cũng là nạn nhân của chính quyền CS.

Mới đây nhất, ngày 17/3/2017, chính quyền Cộng sản huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đã ra công văn gửi đến linh mục các xứ, yêu cầu không được “đi dâng lễ” ngoài phạm vi giáo xứ; tham gia diễu hành phản đối Công ty Formosa. Đáp trả lại, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết, việc tuần hành hay biểu tình là quyền chính đáng được Hiến pháp nhà nước Cộng sản thừa nhận. Ông sẽ còn cùng 1,200 giáo dân tuần hành đến tòa án Kỳ Anh để nộp đơn khởi kiện. Nếu nhà cầm quyền CSVN đàn áp, tấn công giáo dân, ông sẽ khởi kiện họ ra tòa án quốc tế.

Chuyện môi trường biển, đời sống người dân ở miền Trung không phải chỉ riêng của người Công giáo, mà nó còn là của những người không theo tôn giáo này. Song, do thiếu người dẫn dắt, dẫn đầu nên những cuộc biểu tình không được chú ý.

Điển hình nhất là cuộc biểu tình sáng ngày 21/3/2017, hàng trăm hộ dân ở xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tràn xuống đường, dùng lưới đánh bắt cá, thuyền thúng để chặn đường Quốc lộ 1A. Đến giữa trưa, chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động hùng hậu đến để trấn áp, đánh đập người dân nhằm giải tán họ. Số người tại xã Kỳ Nam theo Công giáo cực kỳ ít.

Cảnh sát cơ động được huy động đến để đàn áp người dân vào sáng 21/3. Ảnh: Facebook

Theo tin tức mà chúng tôi có được, rất nhiều người đã bị đánh đập đến đổ máu. Phẫn nộ hơn, trong số đó có cả người già và trẻ em.

Người dân trong cơn túng quẫn, họ không còn cách nào là xuống đường biểu tình, yêu cầu chính quyền, Tập đoàn Formosa phải trả lại môi trường trong sạch, nguồn cá tôm mà họ đã có như trước đây. Những đòi hỏi đó là chính đáng, nhưng với truyền thống “hèn với giặc, ác với dân”, nhà cầm quyền coi việc xuống đường đòi quyền lợi là chống lại họ nên đã thẳng tay đàn áp người dân.

Cũng cần phải nói thêm, cho đến nay, dù nhiều tháng qua nhưng nhà cầm quyền CSVN chỉ mới giải ngân 30% trong tổng số tiền 500 triệu Mỹ kim để đền bù thiệt hại cho ngư dân. Số còn lại có thể đã được chia chác, hoặc gửi vào trương mục các ngân hàng để kiếm tiền lời.

Người Quan Sát (Cali Today News)