“Để bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tước đoạt quyền lợi của người
khác là điều không thể duy trì mãi.”
Người nước ngoài nói gì về nhân quyền tại Việt Nam?
Peter
Gitmark (cựu dân biểu Na Uy)
Đoàn
Thị Thùy Dương phỏng
vấn
1.
Ông đã tới Việt Nam vào thời gian nào?
Tôi đã đến Việt Nam ba lần. Lần chót tôi có dịp tiếp
xúc những người tranh đấu cho Việt Nam... Đó là một gia đình ba người , hai thầy
giáo đã không được đi dạy nữa vì lên tiếng chỉ trích guồng máy... và một cháu
gái , thường xuyên bị bắt chỉ vì hành vi chống đối của cha mẹ cô ấy ??? bản
thân không được đi dạy , còn con gái thì không được đi học họ còn thường xuyên
bị khủng bố , đánh đập...những hình ảnh này đã tạo nên một ấn tượng khủng khiếp
trong tôi. Một cách dũng cảm , họ đã sẵn sàng hy sinh tất cả cho một Việt
nam trong niềm tin của họ, còn riêng tôi , giúp đỡ tài chánh là điều duy nhất
tôi có thể làm. Hiện nay , cuộc đấu tranh đã lan ra bên ngoài. Có nhiều cộng đồng
người Việt ở Na Uy và Âu châu quan tâm tới vấn đề này họ đương nhiên
, nhìn thấy nỗi trăn trở của Cô !
Dù có rất nhiều người từ bên ngoài đã và đang nỗ lực,
hỗ trợ cho người trong nước, họ đã nhập cuộc và làm những điều họ có thể ...như
những việc Cô đang làm chẳng hạn. Chứ không phải chỉ giương mắt ra
nhìn...
Lúc nào cũng thế, nỗ lực bên
trong là điều chủ yếu còn bên ngoài chỉ có thể làm việc hỗ trợ hoặc gia tăng áp
lực thôi. Sự thay đổi phải bắt đầu từ bên trong. Người bên
trong , họ cần nhập cuộc để hiện thực cái ước mơ của mình , đó là điều cần thiết!
Để có một xã hội tốt đẹp hơn cho chính mình , một cách chính đáng , người dân
phải tự đứng lên.
2.
Thật kinh khủng ! Đảng Cộng sản...không biết nói như thế nào ? nhưng chúng tôi
không có quyền làm người, không có dân chủ...vừa rồi Formosa ông có
biết gì về công ty này?
Nhiều người đã xuống đường...cảnh sát , công an đánh
đập người dân...Tôi không biết...nhưng tôi muốn nói rằng sự thay đổi sẽ đến một
ngày nào đó cho những người dân có trách nhiệm với đất nước của mình! Bởi vì, để bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tước
đoạt quyền lợi của người khác là điều không thể duy trì mãi !!!
Một ngày nào đó , bằng lá phiếu , sự thay đổi sẽ đến
cho Việt nam. Mọi người từ đàn ông cho đến phụ nữ , qua bầu cử , họ
sẽ tìm được người thực sự quan tâm đến đời sống của họ , người dân. Lúc đó Việt
nam sẽ có nhân quyền , người dân sẽ làm chủ đất nước của mình.
3.
Ông nhận xét gì về môi trường sống ở Việt nam? được biết Ông có ghé thăm Hà Nội
phải không?
Thắng cảnh , thiên nhiên thật tuyệt vời ! rừng , bãi
biển , vịnh Hạ Long rất phong phú...nhưng cái phương cách cố trục lợi kiểu
đó...sẽ không lợi ích gì cho Việt Nam hôm nay. Việt Nam cần phải tôn trọng
thiên nhiên , tôn trọng con người. Dân chủ là điều cần có cho Việt Nam.
Làm thế nào để chúng tôi có thể bảo vệ những người đấu
tranh trong nước?
Tôi có thể ủng hộ , bày tỏ lập trường như Cô đang
làm...những người tranh đấu bên trong sẽ làm nên sự thay đổi kỳ diệu cho xứ sở
, còn người bên ngoài sẽ vận động những quốc gia như Na Uy đối thoại ổ cấp quốc
gia với nhà cầm quyền của Việt Nam vì dù sao , họ cũng còn nhận viện trợ từ cộng
đồng thế giới. Mỗi công dân phải lên tiếng , để thể hiện quyền làm chủ. Đó
là nền tảng cho một Việt Nam dân chủ , ổn định.
4.
Còn với những người bị tra tấn , thế giới chúng ta có thể làm gì không?
Chính mắt tôi đã trông thấy người bị tù vì lên tiếng
, họ có thể bị hành hạ hoặc thủ tiêu , cộng đồng thế giới có thể áp lực để họ
được thả nhưng phải có người tiếp tục lên tiếng để những sự kiện như vậy không
bị ém nhẹm. Họ sẽ thả người vì họ biết nếu họ thủ tiêu người tranh đấu
, họ sẽ không nhận được viện trợ của thế giới nữa.
5.
Na Uy hãy ngưng viện trợ cho Việt Nam cho tới khi Việt Nam tôn trọng nhân quyền?
Rất quan trọng. Na Uy và Liên hiệp châu Âu có thể áp
lực để Việt Nam thay đổi, để Việt Nam phải có luật cho con người , vì con người.
6.
Ông có dự định về Việt Nam lần nữa?
Có chứ ! chưa đi nhiều nhưng tôi có biết Sài gòn ,
Huế , Hà Nội , biên giới Lào và vịnh Hạ Long...
7.
Ông có nhận xét thế nào về Công an Việt Nam?
Thay vì bảo vệ dân họ lại hành hung người dân; việc
dùng bạo lực không ai được phép , nói chi đến công an. Nhiệm vụ của họ phải
là phục vụ và bảo vệ.
8.
Chúng tôi phải làm gì khi công an chìm Trung cộng cũng tham gia đàn áp dân tôi?
Trung cộng phải tôn trọng người dân Việt Nam, không
được bắt nạt ra lệnh với quốc gia láng giềng , dù nhỏ bé.
Vấn đề chính ở đây là Việt cộng cũng không có sự tôn
trọng người dân của họ, cũng bởi không có quyền căn bản của con người...cũng bởi
họ luôn giành và dùng quyền lãnh đạo và quên đi quyền làm chủ của người dân. Điều
này cùng xẩy ra ở Trung Quốc và Việt Nam. Xin chào.
9.
Làm sao để người dân Việt Nam có sự hiểu biết về nhân quyền ?
Đây là câu hỏi khó ! nếu bạn không hiểu điều này thì
khó ai có thể bảo cho bạn biết được ! Có thể là từ gia đình , bạn bè
hoặc từ những người đấu tranh... không kể là ở đâu Hà Nội hay Na Uy "chúng
ta mọi người đều có những quyền căn bản như nhau" , có lẽ đây là thông điệp
mỗi người phải cùng chuyển tải đến để mọi người cùng biết !
10.
Có thể làm việc với chính phủ Na Uy để thay đổi Việt Nam?
Tôi nghĩ là rất có thể ! không những Na Uy mà Âu
châu , Mỹ châu cũng có thể cùng nhau áp lực để Việt Nam thay đổi...không thể
giam dân của mình trong ngục tù cho lợi ích cá nhân được. Những xứ sở
như đất nước của tôi nên lên tiếng !
Oslo,
Na Uy, 9-3-2017