‘Tự do báo chí chưa bao giờ bị đe dọa như bây giờ’
Đó là nhận định của Tổ chức Ký giả Không Biên giới
khi công bố chỉ số tự do báo chí thường niên hôm thứ Tư 26/4.
Bản
đồ xếp hạng Tự do Báo chí Thế giới 2017 của RSF.
Các quốc gia dân chủ chính là nơi mà các quyền tự do
báo chí sa sút nhiều nhất trong năm qua. Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không
Biên giới có đoạn viết:
“Với
những tuyên bố đáng chê trách, các luật lệ khắc nghiệt, các xung đột lợi ích,
và ngay cả việc sử dụng bạo lực, các chính quyền dân chủ đang chà đạp lên một
quyền tự do mà trên nguyên tắc, lẽ ra phải là một trong những chỉ dấu hàng đầu
về thành tích của họ.”
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói
các quyền tự do báo chí bị hạn chế rõ rệt nhất tại những nước nơi mà “mô thức một nhà cai trị có xu hướng bạo lực
chính trị lên ngôi,” chẳng hạn như ở Ba Lan, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng Thư Ký của Tổ chức Ký giả Không Biên giới
Chistophe Deloire phát biểu:
“Đà
các nền dân chủ hướng tới điểm “giọt nước tràn ly” rất đáng lo ngại đối với những
ai hiểu rằng nếu tự do báo chí không được bảo đảm, thì không thể đảm bảo các
quyền tự do nào khác.”
Nói tổng quát, 62% các nước được đánh giá cho thấy
có hiện tượng sa sút về tự do báo chí trong chỉ số năm 2017.
Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch và
Hà Lan nằm trong số các quốc gia có chỉ số tự do báo chí cao nhất đối với các nhà
báo.
Bắc Hàn bị xếp hạng chót,
Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói nước này “tiếp tục kềm kẹp dân nước họ trong tình trạng thiếu thông tin và bị khủng
bố.” Cũng trong danh sách các nước bị xếp ở cuối bảng
có Eritrea, Turkmenistan, Syria và Trung cộng, là những nước được xếp hạng
đứng trên Bắc Hàn.
Các nước nơi quyền tự do báo chí đã cải thiện nhiều
nhất so với chỉ số năm 2016 gồm có Lào, Pakistan, Thuỵ Điển, Miến Điện và Phi
Luật Tân. Trong các nước nơi quyền tự do báo chí sa sút nhiều nhất có Ả Rập
Xê-út, Ethiopia, Maldives và Uzbekistan.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới còn
quy lỗi cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và những lời lẽ ông đã dùng trong
khi phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống, thường xuyên nhắm tấn công các tổ
chức truyền thông và miêu tả những bài tường trình của họ là “tin tức giả.”
Hoa Kỳ xếp hạng thứ 43 trong chỉ số tự do báo chí, sụt hai bậc so với năm 2016.
Anh, nước đã quyết định tách ra khỏi khối Liên hiệp Âu châu (EU) trong một cuộc
trưng cầu dân ý hồi năm ngoái, xếp hạng thứ 40.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nhận định:
“Việc ông
Donald Trump lên nắm quyền tại Hoa Kỳ và chiến dịch Brexit, nước Anh rời khối
EU, mang nặng dấu ấn của một chiến dịch công kích báo chí gây nhiều chú ý, một
cuộc tranh luận độc hại chống truyền thông báo chí đã đẩy thế giới vào một thời
đại mới của “ hậu sự thật”, chỉ dựa vào cảm tính, đám đông thay vì cân nhắc
trên nền tảng sự thật hay dữ liệu, một thời đại đầy những thông tin sai lạc và
tin tức giả.”
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói
Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục là những khu vực nguy hiểm nhất đối với các nhà
báo tác nghiệp tại đó, kế đến là Đông Âu và Trung Á.
VOA
Tiếng Việt
CPJ: Ít nhất 8 nhà báo Việt Nam vẫn bị giam tù
Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức
tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 1 năm 2010. AFP
photo
Tổ chức Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ vào
ngày 25 tháng tư, công bố đánh giá mới nhất về tình hình tự do báo chí trên
toàn thế giới.
Theo CPJ thì trong thời đại công nghệ thông tin với
nhiều triển vọng, các chính quyền, công ty và đối tượng không phải Nhà nước khắp
thế giới thực hiện biện pháp kiểm duyệt lượng lớn thông tin bằng các chiến thuật
tinh vi và phức tạp.
Ấn phẩm “Tấn công báo chí’ năm 2017 của CPJ gồm
những bài viết của các ký giả Christiane Amanpour, Rukmini Callimachi, Jason
Leopold, Alan Rusbridger vùng nhiều ký giả hàng đầu khác.
Ngoài ra còn có tham luận của ông David Kaye, đặc
phái viên Liên Hiệp Quốc về cổ xúy và bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến, biểu đạt.
Tham luận xem xét luật pháp và các định chế đang tranh đấu bảo vệ quyền tự
do biểu đạt.
Ấn phẩm ‘Tấn công Báo chí’ lần đầu tiên được xuất bản
vào năm 1986.
Về phần Việt Nam, có ít nhất 8 nhà báo vẫn
còn bị giam tù. Công bố ra vào ngày 25 tháng tư 2017, của tổ chức
Bảo vệ Ký giả- CPJ có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết như vùa nêu.
Danh sách các nhà báo tự do, và blogger Việt Nam hiện
bị giam giữ có Trần
Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình
Ngọc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hồ Văn Hải, Nguyễn Văn Hóa…
Trong số này ông Trần Huỳnh Duy Thức là một trong những
người sáng lập phong trào Con đường Việt Nam, đấu tranh cho dân chủ Việt Nam.
Ông này bị mức án 16 năm tù giam theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam: ‘hoạt động
âm mưu lật đổ chính quyền’ Hà Nội. Ông hiện đang thụ án tại Trại giam Xuyên Mộc,
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Hữu Vinh là người sáng lập trang mạng Ba
Sàm rất được độc giả trong và ngoài nước theo dõi bị tuyên án 5 năm tù giam theo
điều 258: ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ gây hại cho quyền lợi của Nhà nước.
Một số người khác như blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh bị cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam’ theo điều 88.
Trong tổng số 259 nhà báo bị tù tội trong năm 2016
trên toàn thế giới thì Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia chiếm số lượng nhiều nhất với 81
người, còn Trung cộng nước láng giềng có cùng chế độ chính trị với Việt Nam là
38 người đứng hàng thứ hai. Việt Nam đứng hàng thứ sáu
trong số 31 quốc gia có nhà báo bị cầm tù.
RFA