Bức Thư Mở về Trần Huỳnh Duy Thức của Tổ chức Ân xá Quốc tế
Hôm
nay 24.5 vừa đúng 8 năm ngày nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng Việt
Nam, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam. Một bức thư của Tổ chức Ân xá Quốc tế
– có trụ sở chính tại London, UK với hơn 7 triệu thành viên và người ủng hộ;
ghi gửi trực tiếp đến Bộ trưởng BCA ông Tô Lâm kêu gọi trả tự do cho anh Thức!
—
19 tháng 5. 2017
Thưa Ông!
Chúng tôi viết thư này gửi đến ông để trình bày về
tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tại trại giam Số 6 tỉnh Nghệ An.
Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân thành đạt và là
một nhà hoạt động vì sự cải cách xã hội và kinh tế, đã bị giam từ ngày 24 tháng
5 năm 2009, bị bắt với cáo buộc “trộm cước
viễn thông”. Chính quyền sau đó đã chuyển sang điều tra hình sự với tội
danh dựa trên Điều 88 của BLHS năm 1999 “tuyên
truyền chống phá nhà nước”, nhưng sau đó lại buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, Trần Huỳnh Duy Thức bị xét xử và kết án 16 năm tù và 5 năm
quản chế tại gia.
Phiên xét xử của Trần Huỳnh Duy Thức
không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cho một phiên tòa công bằng,
coi nhẹ giả định vô tội và quyền được bào chữa. Việc truy tố không cung cấp được
bằng chứng nào để chứng minh cho bản cáo trạng. Theo như lời của những người có
mặt tại phiên xét xử, quan tòa chỉ dành ra 15 phút để suy xét nhưng lại cần hết
45 phút để đọc bản thông báo quyết định kết án. Điều này chỉ ra việc có thể kết
luận đã được chuẩn bị trước phiên xét xử.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế xem xét ông Thức là một tù
nhân lương tâm, bị giam giữ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình
thông qua các bài viết nêu lên ý kiến kêu gọi các cải cách hòa bình cho xã hội
và kinh tế Việt Nam. Vì thế chúng tôi kêu gọi việc trả
tự do ngay lập tức và vô điều kiện cũng như xóa bỏ các cáo trạng cho ông Thức.
Hiện ông Thức đã thực hiện được một nửa bản án của
mình, chúng tôi cực kỳ quan ngại về tình trạng giam giữ
này không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, và vì thế đang gây những ảnh hưởng xấu
không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của ông Thức.
Trong quá trình thụ án, ông Thức đã bị chuyển trại
nhiều lần mà gia đình không được thông báo trước, những người phải đi một quãng
đường xa để thăm người thân của mình. Quy
tắc 59 của Quy Tắc Tiêu Chuẩn Tối Thiểu của Liên Hiệp Quốc đối với Tù Nhân
(Quy
Tắc Nelson Mandela), được nhất trí thông qua bởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc vào tháng 12 năm 2015, quy định rằng “các tù nhân phải được giam giữ, trong phạm vi có thể, tại trại
giam gần với gia đình và nơi phục hồi xã hội của họ”.
Tại trại giam hiện nay – Trại giam Số 6 – ông Thức không
được giam giữ trong buồng giam có điều kiện đầy đủ ánh sáng khi điện bị cắt vào
buổi sáng, gây cản trở không cho việc đọc và viết được thoải mái. Quy tắc 14(a) của Quy Tắc Nelson Mandela
quy định rằng “cửa
sổ của buồng giam phải đủ lớn để các phạm nhân có thể đọc và viết bằng ánh sáng
tự nhiên và phải được xây dựng để có thể lưu thông không khí từ bên ngoài,
trong điều kiện có hoặc không có hệ thống thông gió nhân tạo”.
Quy
tắc 14(b) quy định rằng “ánh sáng nhân tạo phải được cung cấp cho phạm nhân để có thể
đọc và viết mà không gây tổn thương đến mắt và thị giác”. Ngược lại
các quản giáo tại trại giam đã từ chối việc cải thiện tình hình, lẫn cho phép
gia đình ông Thức gửi ánh sáng nhân tạo từ một chiếc đèn đọc sách nhỏ bằng nhựa
và chạy bằng pin. Hệ quả là thị giác của ông Thức bị ảnh hưởng nghiêm trọng
nhưng lại không được cho khám mắt và chữa trị mắt trong tù.
Những quyền khác mà ông Thức đáng lẽ phải được tôn
trọng cũng bị từ chối bởi chính quyền trại giam, như quyền
được gửi và nhận thư từ ông Thức với gia đình và việc tiếp cận với các ấn phẩm,
tài liệu. Đây là vi phạm Quy Tắc
58(1) và 64 của Quy Tắc Nelson
Mandela. Ông Thức cũng đã bị đe dọa sẽ bị xử phạt nếu như tiếp tục lên tiếng
về quyền con người cho các tù nhân khác.
Chúng tôi kêu gọi chính quyền trại giam của
Việt Nam phải đảm bảo tình trạng giam giữ và đối xử với ông Trần Huỳnh Duy Thức
tôn trọng nghiêm ngặt với Quy Tắc Nelson Mandela, để ông Thức có thể được đối xử
bằng sự tự trọng và tôn trọng.
Cuối cùng, chúng tôi một lần nữa muốn đôn đốc, kêu gọi
việc thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức và các
tù nhân lương tâm khác.
Là một nước thành viên của Giao Ước Quốc Tế về Quyền
Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), Việt Nam phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn
luận.
Việc bắt và giam giữ những người như Trần Huỳnh Duy Thức, những người
không làm gì ngoài việc bày tỏ suy nghĩ của mình một cách hòa bình, cho thấy Việt
Nam đang không thực hiện nghĩa vụ của mình dưới luật quốc tế về quyền con người.
Kính thư,
Claire Mallinson Director,
Amnesty International Australia
Shamini Darshni Director,
Amnesty International Malaysia
Sylvie Brigot-Vilain Director,
Amnesty International France
Altantuya Batdorj Director,
Amnesty International Mongolia
Markus N. Beeko Director,
Amnesty International Germany
Grant Bayldon Director,
Amnesty International New Zealand
Mabel Au Director,
Amnesty International Hong Kong
Anna Lindenfors Director,
Amnesty International Sweden
Usman Hamid Director,
Amnesty International Indonesia
Hideki Walkbayashi Director,
Amnesty International Japan
Jose Noel Olano Head
of Office, Amnesty International Philippines
Piyanut Kotason Director,
Amnesty International Thailand
Kate Allen Director,
Amnesty International UK
Margaret Huang Director,
Amnesty International USA
Bản tiếng anh:
RE: OPEN LETTER ON TRẦN HUỲNH DUY THỨC
We are writing
to draw your attention to the situation for Trần Huỳnh Duy Thức, who is
currently serving a 16-year prison sentence at Prison No 6 in Nghe An
province.
Trần Huỳnh Duy
Thức, a successful entrepreneur and advocate for social and economic reform,
has been imprisoned since 24 May 2009, when he was arrested on charges of
“theft of telephone lines”. Authorities later initiated a criminal
investigation under Article 88 of Viet Nam’s 1999 Penal Code for “conducting
propaganda against the state,” but subsequently charged him with “attempting to
overthrow the people’s administration” under Article 79. On 20 January 2010, Trần
Huỳnh Duy Thức was tried, convicted and sentenced to 16 years’ imprisonment
with five years’ house arrest on release. His trial fell short of international
standards for fair trial, disregarding the presumption of innocence and right
to a defence. The prosecution provided no evidence to support the indictment.
According to observers, the judges deliberated for only 15 minutes before
returning with the judgment, which took 45 minutes to read, suggesting it had
been prepared in advance of the hearing.
Amnesty
International considers him to be a prisoner of conscience, held solely for
peacefully exercising his human right to freedom of expression in his writing
and his calls for peaceful social and economic reform. We therefore urge that
he be immediately and unconditionally released, and his conviction quashed.
As Trần Huỳnh
Duy Thức reaches the half-way point of his sentence, we are particularly
concerned that he is held in conditions that do not meet international
standards and that are negatively affecting his health and well-being. During
the course of his imprisonment, he has been transferred several times, without
prior notice to his family, who have to travel long distances to visit him.
Rule 59 of the Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners (Nelson
Mandela Rules), adopted unanimously by the UN General Assembly in December 2015
and provides that “Prisoners shall be allocated, to the extent possible, to
prisons close to their homes or their places of social rehabilitation.”
In his current
location – Prison No. 6 – he is not provided with enough light in his cell when
the electricity is switched off every morning so that he can read and write
comfortably. Rule 14(a) of the Nelson Mandela Rules provides that “The windows
shall be large enough to enable the prisoners to read or work by natural light
and shall be so constructed that they can allow the entrance of fresh air
whether or not there is artificial ventilation.” Rule 14(b) provides that
“Artificial light shall be provided sufficient for the prisoners to read or
work without injury to eyesight.” Yet prison officials have refused to either
improve the situation themselves or allow his family to provide artificial
lighting in the form of a small battery-run lamp. As a consequence, his
eyesight is badly affected, a condition for which hehas received no examination
or treatment in the prison. Other rights to which he should be entitled have
also been denied by the prison authorities, such as the transmission of letters
between him and his family and access to reading material, in breach of Rules
58(1) and 64 of the Nelson Mandela Rules, respectively. He has also been
threatened with reprisals for speaking up for the human rights of other prisoners.
We call on Viet
Nam’s prison authorities to ensure that their treatment of Trần Huỳnh Duy Thức
adheres strictly, as a minimum, to the Nelson Mandela Rules so that he is
treated with dignity and respect while he is incarcerated.
Finally, we urge
once more that Trần Huỳnh Duy Thức and all other prisoners of conscience in
Viet Nam are immediately and unconditionally released. As a state party to the
International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Viet Nam must
respect and protect the human right to freedom of expression. By imprisoning
people like Trần Huỳnh Duy Thức, who has done nothing but express his opinions
peacefully, Viet Nam is failing in its obligations under international human
rights law.
Yours
sincerely
Claire Mallinson Director, Amnesty
International Australia
Shamini Darshni Director, Amnesty International
Malaysia
Sylvie
Brigot-Vilain
Director-General, Amnesty International France
Altantuya Batdorj Director, Amnesty International Mongolia
Markus N.
Beeko
Director, Amnesty International Germany
Grant
Bayldon
Director, Amnesty
International New Zealand
Mabel Au
Director, Amnesty International Hong Kong
Anna
Lindenfors
Director, Amnesty International Sweden
Usman Hamid
Director, Amnesty International Indonesia
Hideki
Walkbayashi Director,
Amnesty International Japan
Jose Noel
Olano
Head of Office, Amnesty International Philippines
Piyanut
Kotason
Director, Amnesty International Thailand
Kate Allen
Director, Amnesty
International UK
Margaret
Huang
Director, Amnesty International USA