Ý nghĩa Luật Nhân quyền Magnitsky
Bùi
Tín
Di
ảnh luật sư Sergei Magnitsky.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban
hành Luật Nhân Quyền Toàn Cầu ngày 23/12/2016, quy định những kẻ vi phạm nhân
quyền và tham nhũng lớn ở các nước sẽ bị ‘cấm cửa’, không cho vào Mỹ, và tài sản
của họ ở Hoa Kỳ, nếu có, sẽ bị đóng băng.
Sergei Magnitsky là một luật sư tiến bộ Ukraine bị
chính quyền Nga bắt giam, ốm nặng không được chữa chạy, và chết trong tù sau
358 ngày bị giam giữ, khi ông mới 37 tuổi. Ông tiêu biểu cho nạn nhân của một
chế độ độc đoán chà đạp nhân quyền.
Gần đây, tổ chức BPSOS – Boat People SOS (Ủy ban Cứu người vượt biển) ở Hoa Kỳ đã ra
sức sưu tầm danh sách các quan chức tại Việt Nam tham gia đàn áp công dân đòi
quyền sống, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền. BPSOS đã lập nên hồ sơ gồm 168 người
để lần lượt chuyển cho Quốc hội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tuy Tổng thống Donald Trump không mấy mặn mà với
nhân quyền, nhưng trong hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ vẫn có nhiều người coi dân
chủ và nhân quyền là những giá trị cơ bản cần bảo vệ và phát huy khắp thế giới.
Đến nay, BPSOS đã gửi đến Bộ Ngoại giao Mỹ
3 bản danh sách các quan chức, nhân viên thuộc chính quyền Việt Nam vi phạm
nhân quyền. Ba danh sách gồm các vụ việc ở Gia Lai, Đà Nẵng, và
Đồng Tháp.
Danh sách một gồm 14 người trong vụ đàn áp mục sư Nguyễn Công Chính
và vợ là bà Trần Thị Hồng ở Gia Lai. Các hành vi vi phạm
bao gồm đánh đập tàn bạo, tra tấn họ bằng roi, bằng điện, bột hạt tiêu, bắt
giam hàng năm không xét xử, rồi tuyên án mục sư Chính 11 năm tù. Những người vi
phạm gồm đại tá Lâu, Giám đốc Công An Gia Lai; đại tá Long, Phó Giám đốc Công
An Gia Lai; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoa Lư; Trưởng Công an Xã Hoa Lư;
chánh án và các thẩm phán Tòa án Gia Lai; chánh án Phạm Bá Sơn và các thẩm phán
Tòa Phúc thẩm Gia Lai; trung tá Anh, trưởng trại tù T20 Gia Lai và những quản
giáo tham gia tra tấn tù nhân.
Danh sách hai gồm 21 nhân vật tham gia cưỡng chế cướp đất, tra tấn,
đánh chết người dân (anh Nguyễn Thành Năm) ở Cồn Dầu Đà Nẵng, phá hoại tang lễ Cụ Đặng Thị Tân, 93 tuổi. Đứng đầu
danh sách này là ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Nhân
Dân Đà Nẵng (đã chết). Tiếp theo là ông Trần Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Đà Nẵng; Vũ Văn Thương, Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Lệ; Giám đốc Sở Tài
nguyên-Môi trường; Phó Giám đốc Công An Đà Nẵng; Trưởng Công an huyện Cẩm Lệ;
Lê Viết Tân, Tổng Giám đốc SUN Group; Tân Thị Thu Dung, chánh án Tòa án quận Cẩm
lệ; Nguyễn Thị Canh, chánh án Tòa Phúc thẩm…
Danh sách ba gồm 19 người trong vụ đàn áp nhóm Hòa Hảo (anh Nguyễn
Bắc Truyển) ở Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đó
là thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn, Giám đốc Công An Đồng Tháp; đại tá Nguyễn
Thành Long, Trưởng Công An huyện Lấp Vò; Phó Công An huyện Lấp Vò; thiếu tá
Chót, công an xã Long Hưng; Nguyễn Thành Thơ, chánh án Tòa án tỉnh Đồng Tháp;
Trần Văn Ngọc Vui, Viện Kiểm sát Đồng Tháp; Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện
Kiểm sát Tối Cao.
Chắc chắn vài ngày nữa, trước khi gặp Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Donald Trump sẽ được báo cáo kỹ về phúc trình
Nhân quyền Việt Nam 2016 và về ba danh sách theo Luật Magnitsky trên đây.
Tôi đã từng gặp anh Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc
BPSOS. Anh rất năng động, tháo vát, có bề dày kinh nghiệm, hoạt động nhắm đến
hiệu quả thiết thực, không tốn sức uổng công. Anh thắt chặt được hai mối quan hệ
anh cho là ‘sinh tử.’ Một là gắn bó với các khâu phận phụ trách nhân quyền ở Quốc
hội, Bộ Ngoại giao Mỹ, và Liên hiệp quốc. Hai là liên hệ chặt với các tổ chức
xã hội dân sự trong nước để thiết lập danh sách 168 quan chức vi phạm nhân quyền,
liệt kê lý lịch, hành vi cụ thể, cả hình căn cước và hình ảnh liên quan.
Thật đáng mừng cho phong trào dân chủ và nhân quyền
Việt Nam. Những kẻ độc đoán và bọn tay sai đàn áp người yêu nước cũng như những
thẩm phán xử án theo lệnh kẻ ác, từ nay phải dè dặt, nể sợ luật quốc tế cũng
như nể sợ sự căm ghét khinh bỉ của người dân chuộng công lý.
Blog VOA