Hà Nội khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm
Công an TP Hà Nội vào hôm nay
13/6 đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự vụ việc xảy ra tại thôn
Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15/4.
Bản quyền hình ảnh AFP Image
caption Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm gặp dân hôm 22/4
Các báo Việt Nam đồng loạt tường thuật việc khởi tố
vụ án "nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo
Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật
Hình sự".
Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người
gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt,
đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.
Bản
quyền hình ảnh REUERS/KHAM Image caption Một người dân chào nhóm cảnh sát
cơ động khi họ được thả tự do hôm 22/4
Hôm 22/4, khi đến Đồng Tâm để đối thoại, Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông dẫn lời:
"Tôi từng
làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, giám đốc công an
thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi nhận việc làm của bà
con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc
trang phục, bắt đưa lên ô tô.
"Tôi
tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật
pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ."
Ông Chung cũng đã viết bản cam kết gồm 3 điều với
người dân xã Đồng Tâm.
Thứ nhất, ông cam kết trực tiếp kiểm tra đoàn thanh
tra về đất đai.
Thứ hai, cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
Thứ ba, ông cam kết chỉ đạo điều tra, xác minh việc
bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm).
BBC
Tiếng Việt
Bình luận của nhà báo Phạm Chí Dũng : Ngay cả những nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền nhiều kinh nghiệm đối phó với chính quyền cũng tưởng mình hoa mắt khi đọc tin này. Nhưng sự thật đã lộ ra trần trụi và khốc liệt hơn bao giờ hết: Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội vào hôm 13/6 đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự vụ việc xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15/4, để điều tra về 2 tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 BLHS) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 BLHS).
Khó có thể hiểu
khác hơn là quyết định khởi tố trên để nhắm vào đối tượng dân chúng chứ không
phải những công an viên đã bắt giữ trái phép và vật gãy xương cụ Lê Đình Kình của
thôn Hoành - một trong những nguồn cơn chính yếu mà đã thổi bùng cơn phẫn uất
không thể kềm giữ của người dân Đồng Tâm.
Hãy đừng bao giờ quên những bài học đau đớn trong lịch
sử. Thọ Ngọc, Thanh Hóa năm 1989 và Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 1997 - những cuộc
“khởi nghĩa” của người nông dân cũng bước đầu giành thắng lợi, nhưng sau đó
không lâu đã bị những đòn chơi bẩn của chính quyền và công an nhấn chìm trong
lao tù.
Thông thường, công an sẽ chờ vài ba tháng sau vụ việc để xoa dịu sự phẫn nộ dân chúng và khiến bầu không khí lắng lại, rồi tổ chức khởi tố vụ án, khởi tố bị can, kể cả “bắt nguội”. Kinh nghiệm xương máu đã là quá nhiều ở Dương Nội, Văn Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận... và nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Một bài học cận kề vào năm 2011 là làng Ô Khảm ở tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc. Cũng từ cuộc đấu tranh chống tham nhũng và trưng thu đất
đai vô lối mà 13 ngàn người dân làng này đã giành thắng lợi trong một cuộc đấu
tranh “rào làng kháng chiến”, bắt buộc chính quyền Bắc Kinh thời Thủ tướng Ôn
Gia Bảo phải đàm phán và để cho Ô Khảm trở thành làng đầu tiên trong cả Trung
Quốc được bầu cử tự do, với kết quả trưởng làng là một người được dân làng bầu
lên chứ không phải là quan chức được chính quyền ấn xuống.
Nhưng chỉ sau vài năm, chính người trưởng làng đó đã
bị chính quyền trả thù bằng việc vu tội và bắt giam ông.
Đồng Tâm lại là một hình ảnh của Ô Khảm, ở Việt Nam.
Nếu lần này Công an Hà Nội quyết tâm trả đũa bằng vụ
khởi tố người dân Đồng Tâm, dù chỉ khởi tố một người, cuộc khủng hoảng tại đây
nhưng mang tính chất quốc gia không còn cách nào khác sẽ bùng nổ trở lại và lan
rộng khó lường.
Phạm
Chí Dũng (Chính quyền bội tín: Khủng hoảng Đồng Tâm sẽ tiếp biến?)