„Sợ hãi được đưa lên đỉnh cao là khi giặc ngoại bang dùng các đòn bẩn
tiêu diệt dân tộc…
Cho đến ngày nay sự sợ hãi ấy tiếp tục tồn tại và cuối cùng đẩy vào
sự diệt vong của dân tộc con Hồng cháu Lạc mà ít có sức phản kháng, dám đứng
lên đấu tranh làm việc tốt.“
Sự sợ hãi chính trị đã cầm tù dân tộc Việt Nam 4000 năm qua
Đào
Đức Thông
Cái nôi hình thành văn hóa
làng xã trong cộng đồng người Việt
Văn minh lúa nước là nền văn minh cổ đại xuất hiện
cách đây 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đạt
đến trình độ cao về kỹ thuật canh tác lúa nước, thủy lợi, phát triển các công cụ
và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền
văn minh lúa nước mới ra đời những nền văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình, v.v…là cái nôi hình
thành văn hóa làng xã.
Đáng tiếc thay, nền văn minh đó chỉ dừng lại ở đó,
chúng không có bước phát triển văn minh đồ sắt. Người nông dân sản xuất lúa quá
phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên, không phát triển được kỹ thuật công nghiệp. Việt Nam và các quốc gia văn minh lúa nước không tạo ra được
tầng lớp trí thức độc lập trong nhân dân và khái niệm yêu nước của nhân dân
cũng rất nhỏ nhoi.
Nền nông nghiệp lúa nước giúp cho người dân Việt đủ
ăn, song nó là nền sản xuất vất vả, thiếu sáng tạo. Từ thời dựng nước, giữ nước
đến nay vẫn thế. Dù được mùa hay mất mùa cơ bản người dân làm ruộng vẫn khổ.
Bên cạnh đó các triều đình ngày xưa lại thường rơi vào cảnh vua chúa ăn chơi sa
đọa, nên việc thu thuế sẽ ngày càng nặng nề. Quan lại ngày càng đông đảo để cai
trị, bóc lột dân ngày sẽ càng đông. Người dân ngoài việc
sợ thời tiết thất thường thì nỗi sợ thường nhật là sợ Vua, sợ Quan. Đây được
xem là nỗi sợ chính trị.
Trong một nền chính trị
cai trị, mục tiêu của các nhà nước là truyền bá sự chính danh Cai trị dân của
mình, tôn Vua lên vị trí Thiên Tử có quyền sinh sát toàn dân.
Điển hình là ở Trung Hoa việc truyền bá Khổng Giáo với cương lĩnh Tam Cương (Quân - Sư - Phụ ), Ngũ
Thường, rồi Tam Tòng, Tứ Đức được xem trọng để cai trị nhân dân. Điều này vô
hình chung đã thúc đẩy sự sợ hãi, nô dịch trong tư duy người dân. Hệ thống này
đã tạo ra một lớp sĩ phu học để phục vụ vua chúa ( Cửa Khổng - sân
Trình). Lớp Nho sĩ này lại là lực lượng trí tuệ hiếm hoi của dân tộc nhưng thay
vì tạo ra sáng kiến phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân thì họ lại làm tôi tớ
cho tầng lớp cai trị và trở thành kẻ thù của nhân dân. Ít ỏi những Nho sĩ có
quan điểm tự do, lẽ phải thì bị chính quyền tiêu diệt còn lớp chấp nhận luồn
cúi hại dân thì được bổng lộc. Cho đến xã hội hiện nay
thì tình hình vẫn không thay đổi.
Tầng lớp quan lại chỉ mong được phục vụ
chính quyền, và sẽ phục vụ không điều kiện dù cho chính quyền thối nát đến đâu vì
họ sợ chết đói. Không mấy quan sẵn lòng về làm nông dân sống cùng nhân dân vì
làm nông rất khổ sở. Mấy ông không đỗ đạt quan lại thì ở nhà ăn bám vợ như Tú
Xương...
Trước thực trạng như vậy người dân chỉ mong muốn được
an tâm cày cấy không muốn bị quấy rầy bởi chính quyền, quan, quân. Cũng vì vậy
mà sự sợ hãi động đến chính quyền, nói chính quyền và xa rời chính quyền là điều
tất yếu. Người nông dân làm lúa không có khái niệm đất
nước là của riêng mình mà đất nước là của vua chúa, quan lại là kẻ thù của nhân
dân: “Con ơi nhớ lấy câu này: cướp đêm là giặc, cướp ngày là
quan”.
Tạo ra sự sợ hãi trong
nhân dân mang đến tạm quyền cho tầng lớp chính quyền cai trị nhưng lại là
nguyên dân dẫn đến sự diệt vong của một đất nước, một dân tộc.
Giai cấp cai trị phong kiến sợ nhất là
các nhà buôn vì họ có thể tích lũy tiền tài lớn, có nhiều gia
nhân, người ủng hộ và có nguy cơ đe dọa quyền lực của vua quan. Vì vậy giải
pháp thường thấy của chính quyền phong kiến là ghép tội cầm tù hoặc cho người
thủ tiêu nhà buôn, cấm đoán thương mại, bế quan tỏa cảng. Thực tế cho thấy ở
các dân tộc phát triển thương mại thì chính quyền phong kiến thường yếu và người
dân rất mạnh về kinh tế. Duy trì sự đói nghèo của một
quốc gia được giới chính quyền xem là kế sách để duy trì quyền lực hữu hiệu nhất.
Sự sợ hãi chính trị, giai cấp cầm quyền đã tồn tại
hàng ngàn năm, chẳng dễ gì thay đổi. Khi cấm đoán thương mại, thì các ngành thủ
công, công nghiệp chẳng thể phát triển. Sự đói nghèo,
không phát triển về kinh tế phát triển sự sợ hãi, lệ thuộc. Điều tai hại
là không chỉ tạo ra lớp quần chúng nông nghiệp vừa đông đảo, vừa khiếp nhược.
Cuối cùng dân yếu thì nước chẳng mạnh, các chính quyền yếu và không có lòng dân
đã rơi vào tính trạng lệ thuộc, sợ hãi ngoại bang mạnh. Chính quyền sợ hãi cả
nhân dân và ngoại bang.
Sợ hãi được đưa lên đỉnh cao là khi giặc
ngoại bang dùng các đòn bẩn tiêu diệt dân tộc. Lúc đó chính
quyền càng sợ hãi sự thức tỉnh của người dân và sử dụng công cụ chuyên chính vô
sản trước phản ứng của dân. Lúc ấy những việc tốt cho đất nước như bảo vệ môi
trường, từ thiện, làm kinh tế sẽ bị cấm đoán. Khi sự tử tế còn bị lên án, việc
tốt không được khuyến khích và còn bị tiêu diệt, ngăn cản thì đất nước rơi vào
khủng hoảng và diệt vong.
Chỉ cần sự đứng lên của
lương tri 20% dân chúng đứng lên trước sự sợ hãi, số phận nhược tiểu của dân tộc
sẽ đổi thay. Mỗi người sẽ phải tự hỏi lương tâm mình sẽ chấp nhận sự sợ hãi hay
chiến thắng nó?
Việt Nam từ thời phong kiến người dân, dù vị trí làm
nông dân, hay trí thức đều thụ động nhận vào mình sự sợ hãi từ văn hóa Nho giáo
của Trung Hoa, và phát huy sự sợ hãi trong điều kiện hiện thực. Cho đến ngày nay sự sợ hãi ấy tiếp tục tồn tại và cuối cùng
đẩy vào sự diệt vong của dân tộc con Hồng cháu Lạc mà ít có sức phản
kháng, dám đứng lên đấu tranh làm việc tốt. Điều dễ nhận thấy, việc biểu tình để
bảo vệ biển đảo Việt Nam trước sự đầu độc, lấn chiếm của giặc phương Bắc trong
những năm vừa qua hầu như không có mấy trí thức làm việc nhà nước lên tiếng
chia sẻ.
Thoát khỏi sợ hãi về chính trị không chỉ ý nghĩa với
chính từng cá nhân chúng ta mà còn là ý nghĩa với người dân nghèo lam lũ nước
Việt Nam này.
VNTB