Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng
(ngày 16.06.2017)
Việt Nam lên tiếng việc Trung cộng quân sự hóa Biển Đông
Trung cộng hoàn thành đường băng trên đảo
Phú Lâm. Ảnh chụp
hôm 29/3/2017. Courtesy of csis.org
Bộ Ngoại giao Việt
Nam hôm 15 tháng 6 lên tiếng thúc giục Trung cộng nên có hành động tích cực và
mang tính xây dựng ở khu vực biển Đông.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi có báo cáo của Bộ
Quốc Phòng Mỹ hôm 6 tháng 6 cho biết đến cuối năm 2016 Trung cộng đã hoàn thành
các cơ sở quân sự ở khu vực Trường Sa và có thể triển khai ba trung đoàn máy
bay chiến đấu tại đó.
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ở Hà Nội, phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê
thị Thu Hằng nói Trung cộng là một cường quốc trong khu vực và trên thế giới,
vì vậy Trung cộng nên hành động có trách nhiệm và mang
tính xây dựng để đảm bảo sự ổn định, hòa bình trong khu vực, cũng như khu vực
biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hiện, Trung cộng đang đòi chủ quyền khoảng 90% diện
tích biển Đông. Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ
quyền tại khu vực này.
RFA
Hoa Kỳ kéo dài thời gian tuần tra Biển Đông
Đô
đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Năm nay, hải quân Mỹ sẽ kéo dài thời gian tuần tra
Biển Đông hơn trước, theo tuyên bố của Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái
Bình Dương Mỹ, đưa ra hôm 14/6 tại Trung cộng, nơi một chiến hạm Mỹ đang cập cảng
viếng thăm.
Chuyến thăm của khu trục hạm USS Sterett có phi đạn
điều khiển cập cảng Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông là chuyến viếng thăm đầu
tiên của một chiến hạm Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Sự
kiện diễn ra giữa lúc căng thẳng lên cao tại Biển Đông có nhiều tranh chấp, nơi
Washington chỉ trích Bắc Kinh vì đã xây các đảo nhân tạo.
Dự kiến năm nay, các cuộc tuần tra của
các chiến hạm Mỹ tổng cộng là 900 ngày, cao hơn mức trung bình 700 ngày hàng
năm.
Đô đốc Swift cho báo giới biết đó là nhờ vào số lượng gia tăng các nhóm tàu tấn
công đang hoạt động hiện thời tại Biển Đông.
Tuy nhiên, Đô đốc Swift hạ giảm tầm quan trọng của
con số này, nói rằng số lượng này chỉ có tính cách tạm thời.
Đô đốc Swift và các giới chức khác của Mỹ khẳng định
không có thay đổi trong những hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Mỹ dưới thời
Tổng thống Trump.
Vào tháng 5 vừa qua, một hàng không mẫu hạm Mỹ thực
hiện một cuộc tuần tra khi đi vào phạm vi 12 hải lý của đảo nhân tạo Đá Vành
Khăn do Trung cộng xây dựng, để chứng tỏ Trung cộng không có chủ quyền tại vùng
biển quanh đó.
Đây là chuyến hoạt động tự do hàng hải đầu tiên của
Mỹ kể từ tháng 10 năm ngoái. Ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm nay.
Hoa Kỳ lên án Trung cộng xây dựng các đảo nhân tạo
và củng cố các cơ sở quân sự tại đây vì quan ngại rằng những đảo này có thể được
dùng để hạn chế tàu bè qua lại và mở rộng tầm hoạt động chiến lược của Trung cộng.
Cuộc diễn tập của hải quân Mỹ trong tháng 5 vừa qua
bao gồm những hoạt động của các thủy thủ trên tàu để chứng tỏ hành trình của
tàu không phải là việc qua lại thông thường, theo các giới chức Hoa Kỳ.
Khu trục hạm Sterett tham gia các cuộc diễn tập tại
Biển Đông trong tuần qua. Dù các hoạt động đó không được xem là hoạt động tự do
hàng hải, nhưng chuyến đi đã khiến Trung cộng lên tiếng rằng Bắc Kinh vẫn cảnh
giác những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong vùng biển này.
Reuters
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung cộng "nguy cơ xung đột"
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson điều
trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng Viện, Washington DC, ngày 13/06/2017REUTERS/Aaron
P. Bernstein
Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung cộng
có thể "dẫn đến xung đột" trong vùng Thái Bình Dương.
Trong cuộc điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 14/06/2017, ngoại trưởng RexTillerson tuyên bố như trên và nhấn
mạnh ông đã trực tiếp đưa ra cảnh báo này với các đối tác Trung cộng.
Bản tin của báo Mỹ Washington Examiner không nói rõ
lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Rex Tillerson đã đưa ra cảnh báo nói trên với
các quan chức Trung cộng khi nào.
Trong cuộc điều trần hôm qua, ngoại trưởng Mỹ ghi nhận
: việc Trung cộng xây đảo nhân tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng tại các hòn đảo
trong vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông "đang gây ra bất ổn ở
khu vực Thái Bình Dương. Những bất ổn đó có thể đưa chúng ta vào một cuộc xung
đột". Theo ông Tillerson, đây là một trong những vấn đề cần giải quyết
cấp bách trong quan hệ Mỹ-Trung.
Về câu hỏi liệu sức mạnh kinh tế của Trung cộng có
là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ, ngoại trưởng Tillerson quan niệm Hoa Kỳ
phải chấp nhận thích nghi với tình thế đó, nhưng không thể để Bắc Kinh biến
kinh tế, thương mại thành "vũ khí" để lôi kéo các đồng minh của
Hoa Kỳ về phía Trung cộng.
Theo ông Tillerson, Washington cần gửi tới Bắc Kinh
thông điệp rõ ràng là Trung cộng không thể dùng chiến thuật đó để giải quyết những
hồ sơ gai góc như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Về phía bộ trưởng Quốc Phòng, James Mattis cũng trong buổi điều trần trước Ủy ban phân bổ ngân
sách của Hạ Viện hôm 14/06/2017 đã tuyên bố : Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch "khẳng
định quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông" bất chấp chống đối mạnh
mẽ của Trung cộng. Lý do được tướng Mattis đưa ra : tự
do lưu thông hàng hải là một phần không thể tách rời trong chính sách phòng thủ
của Hoa Kỳ.
Tháng 5/2017 tàu chiến USS Dewey, đã áp sát Đá Vành
Khăn – trong khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên dưới chính quyền
Trump, Hải quân Mỹ khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng đang
có tranh chấp, ở Biển Đông.
Thanh
Phương (RFI)
Tàu hải quân Mỹ, Nhật cập cảng Việt Nam
Tàu hải quân USS Coronado của Mỹ.
Các chiến hạm Mỹ
và Nhật Bản đang có mặt ở Việt Nam trong các chuyến cập cảng được cho là “mang
tính biểu tượng” trong bối cảnh Trung cộng đang mạnh mẽ củng cố chủ quyền ở Biển
Đông.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay rằng tàu USS Coronado thực
hiên chuyến thăm để bảo dưỡng tại cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa từ ngày 11
đến 15/6.
Chuẩn Đô đốc Donald
Gabrielson, Tư lệnh Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương/Lực lượng đặc nhiệm
73, cho biết: "Chuyến thăm kỹ thuật này nâng cao năng lực bảo dưỡng viễn
chinh của chúng tôi và tăng cường quan hệ hợp tác của chúng tôi với Việt Nam”.
Viên chức hải quân Mỹ nói thêm rằng “các chuyến thăm kỹ thuật mang lại lợi ích
cho cả hai quốc gia và tăng cường tính linh hoạt về mặt địa lý trong công tác sửa
chữa và duy trì trạng thái sẵn sàng cao cho tàu”.
USS
John S. McCain được coi là "di sản" của gia đình thượng nghị sĩ John
McCain.
Ông cũng “đánh
giá cao cơ hội hợp tác với Việt Nam và mong muốn làm việc cùng nhau để tăng
cường sự ổn định và xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi”.
USS Coronado tới Việt Nam ít ngày sau chuyến cập cảng
Cam Ranh của tàu khu trục đươc trang bị tên lửa dẫn đường USS John S. McCain.
Thượng nghị sĩ John McCain đã lên tàu được đặt tên theo cha và ông của ông khi
nó có mặt ở cảng chiến lược của Việt Nam nhằm thể hiện “sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ
thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực”.
Trong khi đó, một con tàu của lực lượng tuần duyên
Nhật Bản hôm 13/6 đã cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài tới ngày 19/6. Fiji News đưa tin rằng tàu này sẽ tham
gia một cuộc huấn luyện chung với cảnh sát biển Việt Nam.
Trang tin này dẫn lời các nguồn tin nói rằng chuyến thăm đầu tiên của tàu tuần duyên Nhật nhằm tăng cường
hợp tác an ninh biển giữa hai nước giữa lúc Trung cộng mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền
ở Biển Đông.
VOA
Uy lực chiến hạm USS Coronado neo tại Cam
Ranh
Chiến hạm USS
Coronado của Mỹ hiện đang neo tại cảng Cam Ranh là mẫu tàu chiến đấu ven biển
(LCS) đầu tiên được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.
Tàu
chiến đấu ven biển USS Coronado của Mỹ.
Nguồn tin của hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Coronado
có chuyến thăm kỹ thuật đến cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam từ ngày 11.6 –
15.6.
Đây là hoạt động bảo dưỡng viễn chinh đầu tiên được
thực hiện trên tàu chiến đấu ven biển (LCS) lớp Independence của hải quân Mỹ ở
khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Tàu tác chiến
ven bờ được chế tạo với mục tiêu tạo ra sự cơ động. Hoạt động bảo
dưỡng càng linh hoạt thì tàu càng có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, có
thể ra biển và thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian dài hơn”,
trung tá Fernando Maldonado, trợ lý tham mưu trưởng phụ trách bảo dưỡng
và sửa chữa tàu nhấn mạnh.
Tàu USS Coronado nhìn từ phía trước.
Kể từ sau Chiến
tranh Lạnh, hải quân Mỹ đưa ra học thuyết coi tác chiến ở vùng nước nông là điểm
nóng chiến tranh trong lương lai. Các tàu chiến cỡ lớn, thậm chí cả tàu khu trục
có thể bị đe dọa bởi hỏa lực ven bờ của đối phương.
Đó là lý do quân
đội Mỹ đã chi 15 tỷ USD cho dự án chế tạo tàu chiến đấu ven biển, với ưu tiên
hàng đầu là khả năng cơ động, phản ứng nhanh và giá thành sản xuất ở mức chấp
nhận được.
USS Coronado là
tàu chiến đấu ven biển thứ hai của Mỹ, sử dụng thiết kế ba thân (trimaran) với
tốc độ di chuyển cao. Tàu được hạ thủy năm 2009, với thiết kế chuyên để đối phó
với các mối đe dọa trên vùng biển gần bờ, thực hiện nhiệm vụ quét mìn, chống ngầm
và chống tàu mặt nước.
Chiến hạm USS
Coronado dài 127 mét, rộng 32 mét, lượng giãn nước 3.100 tấn. Tàu được trang bị
hai động cơ tuabin khí General Electric LM2500, cho tốc độ tối đa 87 km/giờ và
tầm hoạt động tới 8.000 km (ở tốc độ 37 km/giờ). Thủy thủ đoàn gồm 40 người (8
sỹ quan, 32 thủy thủ ) và có thể tăng lên 75 người tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.
USS Coronado là mẫu
tàu chiến đấu ven biển đầu tiên được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.
Về trang thiết bị
vũ khí, tàu được trang bị pháo chính MK 110 cỡ nòng 57mm, 4 súng máy M2 cỡ nòng
12,7mm, 11 ống phóng tên lửa phòng không Evolved SeaRAM.
Trước sự chỉ
trích mạnh mẽ của quốc hội Mỹ về dự án đắt tiền nhưng khả năng chiến đấu hạn chế,
hải quân Mỹ đã cung cấp gói nâng cấp vũ khí theo dạng module, giúp các tàu LCS
thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Để cải thiện
năng lực chống tàu mặt nước, chiến hạm USS Coronado được nâng cấp pháo hạm
30mm. USS Coronado cũng là chiến hạm LCS đầu tiên được trang bị tên lửa chống
tàu RGM-84D Harpoon Block 1C, giúp khai hỏa tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm quan
sát của mắt thường. Tuy nhiên, vụ phóng thử tên lửa Harpoon năm 2016 đã thất bại
khi tên lửa không đánh trúng mục tiêu.
Về năng lực chống tàu ngầm, tàu được nâng cấp hệ thống sonar phát hiện mục tiêu và ngư lôi đối
phương. Để tiêu diệt tàu ngầm, USS Coronado dựa vào 2 chiếc trực thăng MH-60R/S
Seahawks trang bị ngư lôi Mark 54.
USS Coronado neo tại cảng ở Singapore hồi tháng trước.
Dù là tàu chiến
ven biển nhưng USS Coronado cũng có thể góp mặt trong đội hàng không mẫu hạm
Hoa Kỳ chiến đấu ở vùng biển sâu với vai trò là tàu hộ vệ và săn tàu ngầm.
USS Coronado
cũng thể hiện khả năng phản ứng nhanh khi chở đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ
bộ thông qua trực thăng từ đường không hoặc đường biển từ các tàu nhỏ.
Hải quân Mỹ đự dịnh đóng tổng cộng 13 tàu chiến đấu
ven biển lớp Independence. Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS-10) dự kiến sẽ được
hạ thủy vào năm 2018.
Có thể nói, USS Coronado và các tàu chiến ven biển lớp
Independence là câu trả lời mạnh mẽ nhất của Mỹ trong bối cảnh Trung cộng tăng
cường hiện đại hóa năng lực tác chiến trên biển.
Các tàu LCS đặt tại căn cứ Mỹ ở Singapore
được giới phân tích quân sự đánh giá là vũ khí răn đe phù hợp, ngăn cản tham vọng
bành trướng của Trung cộng ở Biển Đông.
Kiểm soát cảng biển châu Á: Một cuộc chiến khác giữa Trung cộng và
Nhật Bản
Một cảnh cảng Tokyo. Ảnh
6/10/2015.AFP PHOTO / KAZUHIRO NOGI
Nhật Bản đang tranh giành quyết liệt với Trung cộng
quyền kiểm soát các cảng biển quan trọng tại châu Á, nhằm bảo đảm an ninh các
tuyến đường vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu. Đồng thời, Tokyo muốn kiềm
hãm bớt đà bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Mua lại cổ phần, hợp tác khai thác, tham gia xây dựng,
Nhật Bản đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Á thông qua các khoản
cho vay trực tiếp hay từ Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, qua đó cạnh tranh quyết
liệt với Trung cộng, ví dụ như trong dự án quản lý cảng nước sâu Sihanoukville ở
Cam Bốt. Tokyo tiến hành hợp tác với New Delhi để cùng khai thác cảng Colombo tại
Sri Lanka. Nhật Bản cũng tham gia xây dựng cảng Thilawa tại Miến Điện, dự kiến
hoàn thành trong năm 2018.
Tính đến cuối tháng 3/2016, Ấn Độ và Indonesia đứng
đầu danh sách các nước châu Á được Nhật Bản cho vay với tổng trị giá 1.700 tỷ
yên cho mỗi nước. Tiếp đến là Việt Nam với mức vay là 1.400 tỷ. Tokyo hiện là một
đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng trong khu vực.
Theo phân tích của tờ Nikkei Asian Review, việc Trung
cộng tìm cách kiểm soát hầu hết các tuyến đường biển đi từ Biển Đông đến châu
Âu thông qua sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đang khiến Nhật Bản lo âu. Bởi
vì, đó cũng chính là những tuyến hàng hải quan trọng đối với Tokyo trong việc
nhập dầu khí từ Trung Đông và xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.
Trong thời bình, những cảng biển nằm dọc theo Ấn Độ
Dương chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Nhưng nếu Trung cộng mở rộng được tầm
ảnh hưởng, “họ có thể sử dụng những cảng này cho mục đích quân sự” như cảnh báo
của một quan chức Nhật Bản.
Mùa thu năm 2014, một tầu ngầm Trung cộng đã từng
ghé vào một cảng do Trung cộng khai thác tại Sri Lanka. Vụ việc đã gây sốc cho
các quốc gia láng giềng.
Do đó, trong nỗ lực kiềm chế
Bắc Kinh, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi phát triển một khu vực Ấn Độ
Dương “mở và tự do”, đồng thời, Tokyo tăng cường các mối quan hệ với các nước
khác tại châu Á, thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức
và nhiều trợ giúp khác. Không chỉ hỗ trợ về mặt kinh tế - tài chính, kể từ năm
2015, Nhật Bản còn mở rộng trợ giúp sang cả lĩnh vực quân sự, cứu hộ, cứu trợ
thiên tai.
Dù vậy, vẫn còn nhiều khu vực Nhật Bản chưa có được
mối quan hệ chặt chẽ như tại châu Âu hay châu Phi. Đây chính là điểm Trung cộng
có thể tận dụng. Cuộc chạy đua giữa hai cường quốc tranh giành quyền kiểm soát
trong khu vực sẽ càng thêm gay gắt.
Minh
Anh (RFI)
Trung cộng muốn thông qua COC mà không có bên ngoài can thiệp
Hình
ảnh đảo đá nhân tạo Subi trong quần đảo Trường Sa trên biển Đông chụp từ một
máy bay không quân của Phi Luật tân. Trung cộng vừa kêu gọi thông qua COC và
không có sự can thiệp của yếu tố bên ngoài.
Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị hôm thứ Hai kêu gọi
đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở biển Đông mà không
có sự can thiệp từ bên ngoài.
Ông Vương đưa ra lời kêu gọi này tại một cuộc họp
báo chung với người đồng cấp từ phía Singapore Vivian Balakrishman ở Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Vương
Nghị nói Trung cộng và các nước ASEAN đã đồng ý về
một hiệp định khung cho Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông hôm 18/5 trước thời hạn
được ấn định. Việc tư vấn về những điều kiện tiên quyết cho một môi trường an
toàn và loại bỏ sự can thiệp từ mọi phía đã diễn ra thuận lợi, theo ghi
nhận của Reuters.
Người đứng đầu Bộ ngoại giao Trung cộng nói vào
tháng 7 năm ngoái, Trung cộng và các thành viên ASEAN đã ra một tuyên bố chung
về việc tiến hành đầy đủ và hiệu quả của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển
Đông (DOC). Tuyên bố này quy định rằng những tranh cãi về các đảo Vĩnh Viễn (tiếng
Anh là Nanshan) cần được giải quyết một cách ôn hòa bằng thương lượng giữa các
bên có liên quan trực tiếp.
Trung
cộng và các thành viên ASEAN thảo luận Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Ngoại
trưởng Vương Nghị nói các bên đã đồng ý về 1 hiệp định khung của COC hôm 18/5
trước thời hạn dự kiến.
Kể từ đó, mối quan hệ giữa Trung cộng và Phi Luật Tân đã trở nên nồng ấm hơn và Phi Luật Tân cũng đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán song phương về vấn đề biển Đông với Trung cộng. Với những nỗ lực có phối hợp của Trung cộng và các bên liên quan, tình hình biển Đông đã trở nên ổn định hơn. Tất cả những điều này đã tạo nên các tiền đề cần thiết cho việc đàm phán COC, theo Reuters.
Trong khi đó, ông Vương nhấn mạnh rằng việc thảo luận
và lập COC được quy định trong DOC, và đó là điều mà Trung cộng và các quốc gia
ASEAN đã cam kết:
“Trung cộng và
các nước ASEAN, thông qua những nỗ lực chung của chúng ta, có đủ khả năng để lập
nên những điều lệ mang tính khu vực cho hòa bình và sự ổn định trên biển Đông bằng
một phương thức độc lập.”
Người đứng đầu bộ Ngoại giao Trung cộng được Reuters
trích lời nói tiếp rằng “Tôi nghĩ chừng
nào chúng ta tiếp tục tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, cùng làm sâu sắc thêm sự
hợp tác và loại bỏ sự can thiệp từ bên trong và bên ngoài khu vực, có thể sự
can thiệp từ bên ngoài là nhiều hơn, và sau khi có được những sự chuẩn bị cần
thiết từ các bên, chúng ta sẽ có thể tổ chức các cuộc thảo luận trọng yếu về
các văn bản COC tại một thời điểm thích hợp cho tới khi chúng ta đạt được những
điều luật mang tính khu vực. Chúng tôi tự tin vào điều này.”
VOA
Phản đối là chuyện của Trung cộng, tuần tra Biển Đông là quyền của
Mỹ
Khu
trục hạm vừa thực hiện cuộc tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi Vành
Khăn, quần đảo Trường Sa. (Hình: navsource.org)
Ông James
Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, vừa khẳng định với Thượng viện Hoa Kỳ,
tuần tra tại Biển Đông là một phần trong chiến lược
chung của Hoa Kỳ.
Theo The News
Indian Express thì đó cũng là lý do ông Mattis nhấn mạnh, các cuộc tuần tra nhằm minh định nỗ lực bảo vệ quyền tự do
lưu thông tại biển Đông sẽ không bị tạm ngưng chỉ vì Trung cộng gia tăng mức độ
phản đối.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói thêm rằng ông đã thảo
luận với Ngoại trưởng Hoa Kỳ về hoạt động tuần tra tại biển Đông và cả hai cùng
thấy cần tiếp tục hoạt động tuần tra tại biển Đông bởi hoạt động đó thuyết minh
thêm, giúp chính sách đối ngoại trở thành rõ ràng. Hoạt động tuần tra có thể dừng
lại khi chiến lược thay đổi nhưng không phải là lúc này.
Ông Brian Schatz, một trong những Thượng Nghị sĩ,
tham dự buổi điều trần bảo rằng, ông cảm thấy hài lòng khi quân đội Hoa Kỳ tiếp
tục tuần tra tại biển Đông sau khi tạm ngưng trong khoảng tám tháng (từ tháng
10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017). Điều làm Thượng Nghị sĩ Schatz bận tâm là hoạt
động đó đã đủ cảnh báo Trung cộng khi quốc gia này tiếp tục thách thức luật
pháp quốc tế.
Tuần trước, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng
từng cáo buộc ông Mattiz là một người “ăn nói vô trách nhiệm”. Tại Diễn đàn
Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nhận định, các hoạt động của Trung cộng
tại biển Đông là xem thường cả lợi ích các quốc gia khác lẫn luật pháp quốc tế.
Liệu bất đồng dường như không thể hóa giải về vấn đề
biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung cộng có thể dẫn tới xung đột?
Alessandro
Uras,
một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, đang là giảng viên tại Đại học
Cagliari, nhận định là: “Không”.
Trong bài phân tích về những diễn biến mới nhất,
đăng trên Huffington Post hôm 14 tháng 6, ông Uras cho rằng, nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông tại biển Đông của Hoa Kỳ
không nhằm bác bỏ yêu sách của Trung cộng về chủ quyền tại vùng biển này.
Theo ông Uras, sau khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ,
ông Trump khiến nhiều đồng minh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương lo âu vì
dường như không bận tâm đến tình hình khu vực này. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm
nay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị thực hiện một số hoạt động tại biển
Đông của Bộ Chỉ huy khu vực Thái Bình Dương. Đã có một số quốc gia tính tới việc
phải xem lại chính sách đối ngoại.
Các hoạt động liên quan đến khu vực châu Á – Thái
Bình Dương của Hoa Kỳ từ tháng 5 đến nay, bao gồm cả việc điều động USS Dewey
tiến vào tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn ở quần đảo
Trường Sa được cho là chuỗi hành động nhằm trấn an, bảo vệ vai trò của Hoa Kỳ ở
khu vực này. Ông Duras tin rằng, Hoa Kỳ biết rất rõ Trung cộng có thể và không
thể làm gì. Trung cộng cũng biết rất rõ, phản đối và
chỉ trích kịch liệt không thể làm Hoa Kỳ hủy bỏ các cuộc tuần tra tại biển
Đông.
Bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng về vấn đề biển
Đông sẽ không thể leo thang, trở thành xung đột trong tương lai gần vì Hoa Kỳ cần
Trung cộng trong nhiều vấn đề, từ ngăn chặn Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử,
chống khủng bố đến thương mại. Biển Đông có thể được dùng để gây sức ép đối với
Trung cộng.
Ông Uras lưu ý, ngoài yếu tố cân bằng địa chính trị,
các cuộc tuần tra tại biển Đông không gây ra bất kỳ đe dọa trực tiếp nào đến hiện
trạng biển Đông và đó là điều hết sức thuận lợi cho Trung cộng.
Người
Việt