„…chúng ta cần nhìn vấn đề hoàn toàn giống như “câu chuyện Vũng Áng”, nghĩa là âm mưu của
TC làm nhiễm độc môi trường, triệt hạ nguồn protein, hay hủy hoại nền kinh tế của
người dân…“
Mai Thanh Truyết
Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ
từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu
năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Xã Tân Rai) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân
Cơ, Đắk Nông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Người viết
đã mở cuộc họp báo trình bày vấn đề này vào tháng 6, 2009 tại phòng họp của tòa
Thị chính Westminster, CA.
Câu hỏi được đặt ra là
chính Tàu Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong
đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không
giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường, tại sao
CSVN tức Hán ngụy lại chấp nhận cho khai thác bauxite ở Việt Nam?
Nhìn xa hơn nữa, ảnh hưởng sâu xa về sự toàn vẹn
lãnh thổ cũng được phân tích cặn kẽ trong một bài viết khác qua việc giao khoán
cho TC toàn quyền khai thác mà những người quản lý đất nước hiện tại chấp nhận
qua bản Thông cáo chung đã ký ngày 3/12/2001 giữa Nông Đức Mạnh và Trung Cộng
trong một trích đoạn dưới đây: “Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các
doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lãnh vực cơ sở
hạ tầng, công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến
khoáng sản và các lãnh vực quan trọng khác. Hai bên cùng tăng cường hợp tác
trong các dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một
vành đai kinh tế”.
Cũng cách đây 8 năm, trong bài viết, “Những
Điều Không “Tử Tế” Trong Câu Chuyện Bauxite Việt Nam” của CSVN, người
viết từng giải thích cặn kẽ bằng những dữ kiện khoa học chính xác, với những chứng
liệu cụ thể, cho thấy các vấn đề liên quan đến đến quyết định cho khai thác
bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam, cũng như kết quả sau 3 năm đi vào
khai thác hai nơi nầy đã chứng minh sự gian dối trong diễn trình khai thác
bauxite của các cấp lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước cộng sản, từng được đề cặp
tới trong các lãnh vực:
- Diện tích đất khai thác;
- Hoàn thổ và trình tự khai thác “cuốn chiếu”;
- Chuyên chở;
- Điện năng và nguồn nước cho khai thác;
- Giải quyết bùn đỏ;
- Giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;
- Ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ;
- Việc hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ,
Úc;
- Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu;
- Cung cách tuyên truyền không trung thực v.v…
1- Nhìn chung
Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính
xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân
đang hiện diện đầy dẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam
Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân
Cương, Phi Châu và những nơi có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ
hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.
CSVN cũng như Tàu Cộng (TC) cũng không thể nào chối
cãi được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Tàu dù dưới dạng công nhân hay
chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ,
nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở,
giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt.
Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt mà công an
thậm chí “những ông lớn CSVN” cũng không thể vào can thiệp và bảo vệ công nhân
Việt.
Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy
ra ngay chính trên mảnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình
làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.
Những khu biệt lập trên do TC hoàn toàn quản lý mọi
sinh hoạt, không có người “lạ” nào hay cán bộ, công an CSVN có thể bén mảng đến
được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý. Cho đến
hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn
sóng phẫn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương
thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để
công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.
Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những
quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng,
và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá
nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống
hách, ức hiếp của người Hán trên mảnh đất quê hương của người bản xứ.
2- Tình hình Nhân Cơ và
Tân Rai hiện tại
Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm
nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện
đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn sáu năm nay
dưới sự đồng thuận của CSVN.
Rõ ràng là sau 6 năm khai thác bauxite, CSVN
trước là đã để “hợp thức hóa” sự hiện diện của người công nhân và chuyên viên
Tàu Cộng do nhu cầu gấp rút của “đế quốc mới” trong ý định xâm nhập miền cao
nguyên Trung phần Việt Nam.
Và, “Dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án
khai thác quặng mõ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem
như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hóa sự hiện diện của
người Tàu ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị -
quân sự của Tàu Cộng trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam và vùng Đông Nam Á
qua não trạng Đại Hán của đế quốc mới”.
Cái thâm độc của nội vụ là không một tiếng súng nổ
ngoài biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế, Bộ Chính trị
CSVN, cơ quan quyền lực cao nhứt, đã cấu kết, thỏa hiệp, hợp đảng với Bắc Kinh
để hợp pháp hóa việc xâm lược qua việc khai thác quặng mõ ở cao nguyên. Hình thức
xâm lược nầy cực kỳ nham hiểm, khiến quốc tế không thể nào lên án kẻ xâm lược
là Trung Cộng được. Đó là đại họa của dân tộc và đất nước Việt Nam. Đó là
lý do tại sao Bắc triều đã lấy Việt Nam làm thuộc địa rồi vẫn áp chế bọn
Thái thú để chiếm lấy các phần đất nhỏ giáp ranh phía Bắc và các đảo nhỏ ở biển
Đông cho vào lãnh thổ và lãnh hải của chúng. Đó là vì các phần đất nhỏ.
- Đó có các ngọn đồi chiến lược để nếu trong tương
lai có một Lý Thường Kiệt, một Lê Lợi nào đó của Việt Nam thời mới làm cuộc
kháng chiến chống Bắc triều thì Tàu sẽ có được lợi thế trong việc trấn áp. Đó
là vì các hòn đảo nhỏ.
- Đó có tầm quan trọng chiến lược khống chế con đường
giao thông từ Bắc xuống Nam Thái Bình Dương, đi qua eo biển Malacca, tiến sang Ấn
Độ Dương, song song với phần tài nguyên vô cùng phong phú ở thềm lục địa và dưới
lòng biển.
- Đó là vì Cao Nguyên Trung Phần có tầm chiến lược
quan trọng trong việc khống chế Việt Nam, khống chế 3 nước Đông Dương, khống chế
cả vùng Đông Nam Á.
Để, nếu trong tương lai, nếu Việt Nam có cuộc quật
khởi TC sẽ lấy đó làm lợi thế đàn áp, khống chế, vì trong quá khứ, TC có kinh
nghiệm, Việt Nam vẫn dành lại độc lập sau 1026 năm Bắc thuộc. Cái thâm độc của
TC ngày hôm nay là như thế đó.
3- Thâm độc của Trung Cộng
Do đó, cái thâm độc trong vấn đề là, TC không cần cử
Thái thú sang cai trị như 4 lần Bắc thuộc trước, không cần Tô Định sang bóc lột
dân lành, mà họ đã có sẳn những Thái thú biết nói tiếng Việt là hầu hết hiện diện
trong trung ương đảng, đặc biệt là 19 thành viên Bộ chính trị của CSVN, tức những
Hán ngụy thời đại.
Hơn ai hết, CSVN, hay nói rõ hơn là nhóm Thái thú ngồi
ở Bắc Bộ Phủ Hà Nội, thấy rõ hơn ai hết là chuyện khai thác bauxite chẳng mang
lại chút lợi lộc nào cho dân tộc và đất nước Việt Nam, mà còn gây ra vô số tai
họa, nó chỉ mang lại lợi lộc cho đám cán bộ tham nhũng điều hành than và khoáng
sản Việt Nam [TKV] vì ngân khoản thực hiện các dự án được chúng bỏ túi trước
cho từng giai đoạn, sau đó là cho các nhà thầu Tàu Cộng; và sau hết là cho đám
Thái thú gốc Việt và cho Bắc triều.
Và cũng hơn ai hết, Bắc triều thấy và biết rằng để
có thể cai trị Việt Nam lâu dài, cho dầu bằng bạo lực hay bằng kinh tế thị trường, việc
đồng hóa dân Việt phải là ưu tiên hàng đầu, nên tiếp theo sau kinh tế thị
trường đưa hàng lậu vào đất Việt, đưa “hàng dỏm” đi khắp nơi để đánh lừa dân Việt
ham hàng rẻ, bòn rút tài nguyên đất Việt đem về Tàu...
Thêm nữa, chúng chỉ đạo cho các Thái thú thiết lập
Viện Khổng Tử ngay trên đất nước Việt Nam, và mới đây cho biết là chúng sẽ giúp
Việt Nam đào tạo cả 1.000 tiến sĩ, để giáo dục, để dạy dân Việt hãnh diện làm
người Tàu trên đất Việt như các Thái thú gốc Việt; bởi kế sách cả ngắn lẫn dài
của Tàu là một mặt đưa “biển người” tràn xuống Việt Nam và toàn vùng Đông Nam
Á; mặt kia là lấn Biển Đông; từ cách nhẹ nhàng như mua chuộc, cho vay, viện trợ,
tặng học bổng, mở Học Viện Khổng Tử, đào tạo tiến sĩ, ưu đãi gian thương...;
cho tới nặng tay là hù dọa, vây bắt hay bắn giết (trường hợp xảy ra với nhiều
tàu của ngư dân Việt), rồi chiếm đảo, lấn biển... có cả tham vọng sỗ sàng xin
chia một nửa biển Thái Bình Dương với Mỹ...
Vấn đề được đặt ra là việc Hán hóa của TC do sự tiếp
tay của Hán ngụy tức CSVN là một đại họa kéo dài hơn 42 năm rồi mà dư
luận hình như chưa chú ý đúng mức, vì đám Thái thú Hán ngụy tuân lịnh Bắc
triều cai trị Việt Nam dưới các mỹ từ được lừa đảo từ Xã hội Chủ nghĩa, và thời
gian sau này lại được áo thêm lớp võ bọc nhung kinh tế thị trường theo định hướng
xã hộ chủ nghĩa... cho nên việc cảnh giác cần được gia tăng nhiều hơn nữa, song
song với việc lên án chế độ độc đảng độc tài CSVN trước dư luận quốc tế, cùng
lúc với những hành động cụ thể lên án Trung Cộng bành trướng mộng xâm lăng hết
Á Châu, đến Phi Châu, và còn muốn tiến đến Mỹ Châu, tiến vào Hoa Kỳ với đề nghị
cho chúng vào đất Mỹ không cần Visa (!).
4- Kết quả khai thác
Theo báo cáo của TKV, từ tháng 10/2013, Dự án Tân
Rai đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, chạy thử và đi vào vận hành thương
mại. TKV đã giao Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV quản lý vận hành toàn bộ dự án. Cho
đến hết năm 2014, dự án đã khai thác lũy kế hơn 5 triệu tấn quặng bauxite, sản
xuất ra gần 2 triệu tấn tinh quặng, 682.000 tấn alumin, xuất khẩu 490.000 tấn,
đạt kim ngạch 160 triệu USD. Theo kế hoạch, năm 2015, Công ty sẽ sản xuất 540.000
tấn alumin và khi đạt công suất thiết kế năm 2016 sẽ đạt 650.000 tấn.
Sau hơn 1 năm tổ chức vận hành Nhà máy alumin của dự
án, Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV về căn bản đã nắm được công nghệ, vận hành Nhà
máy ổn định và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sản lượng sản xuất ngày càng ổn
định và tăng dần. Phần lớn sản phẩm alumin của Nhà máy được xuất khẩu tới 11
khách hàng từ Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… với giá bán
alumin bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của Dự
án là 325 USD/tấn. (Trích trên các báo ở Việt Nam).
Trên đây là “báo cáo” của Hán ngụy và các dự kiến lạc
quan vào năm 2013. Các tin tức dưới đây mới chính là... những con số thực tế của
dự án Tân Rai vào ngày 13 tháng 3 năm 2017: "Bauxite
Tân Rai càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng"(3.696 tỷ Đồng
VN) theo Báo Người Lao Động.
Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng, còn gọi là
dự án Tân Rai có khả năng đóng cửa. (Hình: Báo Người Lao Động)
Các kết quả thanh tra tại tổ hợp dự án Bauxite-Nhôm
Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, “các
dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu”.
Tổng vốn đầu tư cho dự án tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng
này chỉ 3,285 tỉ đồnglúc ban đầu, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 16,821
tỉ đồng, cao hơn gấp 5 lần. Ngoài ra, dự án này đưa vào hoạt động chậm 6
năm so với quyết định ban đầu.
Vụ vỡ đường ống chứa chất độc hại tại
nhà máy alumin Tân Rai, khiến ô nhiễm môi trường. (Hình: Báo Người Lao Động).
Đáng chú ý, kết quả của
đoàn thanh tra cũng cho thấy tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đi vào hoạt
động, tính từ tháng Mười 2013 đến hết Tháng Chín, 2016 đã thua lỗ 3,696 tỉ đồng,
vượt xa so với số lỗ lũy tiến dự kiến theo kế hoạch là 1,660 tỉ đồng, không kể
phần lỗ do chênh lệch tỉ giá. Còn tại dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn
đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu.
Đó là chưa kể từ ngày 1/1/2016, đã phát sinh thêm
thuế xuất khẩu alumin 2%, giá tính thuế tài nguyên bauxit của tỉnh Lâm Đồng
tăng từ 140.000 đồng/tấn lên 170.300 đồng/tấn quặng nguyên khai, nên đã làm
tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
5- Hậu quả về môi trường
Đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ tại huyện Dak R’lắp,
tỉnh Dak Nông do nhà thầu Chalieco- TC phụ trách bị vỡ vào sáng ngày 23 tháng
7, 2016 khiến hóa chất kiềm tràn ra ngoài. Lượng kiềm (xút caustic)
tràn ra ngoài được nói gần 9,6 mét khối. Truyền thông trong nước loan tin một
số kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo
đường ống đổ xuống suối Dak Dao.
Một người dân tại xã Dak Dao cho tờ Giao Thông biết
khi nước từ đường ống bị vỡ tràn xuống suối thì nước trở nên đục, có màu sẫm
đen, mặt nước nổi váng loang lổ... Người dân tiếp xúc với nước suối chừng
10 phút thấy chân bị ngứa, da khô cứng, căng ra. Chỗ da non nếu tiếp xúc nước
đó bị đau rát và cả nổi rộp lên như bị bỏng nước sôi. Cá trong suối chết
nổi lên. Những người dân thấy cá chết xuống suối vớt lên đã bị những hiện tượng
như vừa nêu.
Người dân đi xin nước về dùng. Ảnh Tuổi
Trẻ
Nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bauxite Tân Rai, Bảo Lâm,
Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công
ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị điều hành tổ hợp bauxite - nhôm).
Nhiều hộ không dám dùng nước giếng quanh khu bauxite
Tân Rai. Người dân sống gần khu vực Nhà máy Tân Rai phải dùng máy lọc nước giếng
để nấu ăn. Các thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn
(mangan) vượt ngưỡng cho phép từ 1,4-2,8 lần. “Nước ngầm trong khu
vực hồ bùn đỏ được đánh giá bị ô nhiễm Fe và Mn” - báo cáo kết luận.
Từ những con số biết nói trên, hậu quả do nhưng lần
kho chứa hóa chất cho nhà máy là sút caustic (NaOH) đã rò rỉ, hay bể bồn chứa
trong những năm qua, việc bùn đỏ lan tràn khắp vùng, cũng như không khí bị nhiễm
bụi SO2, những hạt bụi PM8 (nhỏ hơn 8ug)… làm cho cây trong chung quanh bán
kính 30 Km như Cao su, tiêu, cây điều (đào lộn hột)... bị ảnh hưởng và cho năng
suất rất thấp. Quan trọng nhất là nguồn nước bị ô nhiễm nặng qua vài hình ảnh
dưới đây.
5- Chúng ta làm gì trước
tình thế này?
Trên đây chỉ mới là các nguy cơ trên lãnh vực môi
sinh và tương lai diệt chủng con người Miền Nam Việt Nam. Một điều không thể chối
cãi được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây
là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.
Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề hoàn toàn giống như
“câu chuyện Vũng Áng”, nghĩa là âm mưu của TC làm nhiễm độc môi trường, triệt hạ
nguồn protein, hay hủy hoại nền kinh tế của người dân qua việc “cố ý” ngăn chận
nguồn nước sông Mê Kong để hủy diệt nguồn lúa gạo ở ĐBSCL qua các đập thủy điện
ở thương nguồn v.v… Đó là chính sách làm cạn kiệt nguồn lương thực chính của
dân tộc, vốn đã xuất cảng hàng năm 6,7 triệu tấn gạo.
Chính âm mưu nầy sẽ tạo ra tình trạng đói kém cho cả
nước! Từ đó, sẽ triệt hạ luôn sức sống, mức đề kháng của các thế hệ tương lai với
truyền thống chống giặc phương Bắc để giữ Nước. Hiện nay, ngư dân mất biển,
nông dân mất đất, dân miền núi mất rừng, dân thành phố thì bị đầu độc bằng thực
phẩm nhiễm hóa chất v.v… nghĩa là đất nước tan hoang do TC và CSVN.
Biết như vậy, chúng ta phải
làm gì ngay từ bây giờ?
Chúng ta cần sự kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại,
giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy vì chính đảng CSVN đã bất
lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn
từ lúc đầu, nhưng vì quyền lợi và quyền lực mà cúi đầu thuần phục TC.
Do đó, quyết tâm làm một cuộc cách mạng môi trường
là một thế chính nghĩa của toàn dân. Đó là sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của
thời đại.
Và sức mạnh của thời đại ở đây tức là cái công khai
hóa, cái quốc tế hóa, cái đa phương hóa để mời gọi sự ủng hộ rộng rãi của những
người đồng tình với chúng ta trên thế giới.
Xin đừng VÔ CẢM với nỗi đau chung của tổ quốc.
Mai Thanh Truyết
Đọc
thêm:
Bộ Công Thương: Tình trạng bột alumin trong môi trường sẽ được khắc
phục
Những rừng thông và đồi chè trước đây
đang bị san bằng để xây dựng nhà máy tuyển quặng bô - xít. Ảnh: P.C courtesy
Vietnamnet
Tình trạng bột alumin từ nhà máy khai thác bô xít ở
Nhân Cơ, phát tán ra môi trường sẽ sớm được khắc phục.
Bộ Công Thương chính thức thông báo về tình trạng lần
đầu tiên xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tại nhà máy Alumin Nhân Cơ ở
tỉnh Dak Nông.
Trong ngày 4 tháng 7, đoàn công tác của Bộ Công
Thương tiến hành làm việc với Công ty Nhôm Dak Nông-TKV tại nhà máy xảy ra vụ
phát tán bột alumin. Tin cho biết đoàn cúng công ty này rà soát lại toàn bộ qui
trình vận hành của nhà máy và đi kiểm tra tại khu vực vườn rẫy của người dân gần
khu vực nhà máy.
Kết quả được đưa ra nói bột trắng phát tán chính là
sản phẩm bột alumin từ khu vực chứa sản phẩm xả đáy của lò nung hydrat. Khu vực
này không được che chắn kín.
Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên từng bị giới
khoa học trong nước lên tiếng phản đối vì tác động bất lợi đến môi trường, cũng
như không mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên dự án vẫn được triển khai.
RFA
(04.07.2017)