16.07.2017

Công an bắt bớ những người tuần hành vì môi trường

Công an bắt bớ những người tuần hành vì môi trường

Sáng ngày 15/7/2017, một nhóm bạn trẻ gồm 9 người đã thực hiện một cuộc đi bộ vì môi trường với điểm xuất phát là Sài Gòn. Điểm đến của nhóm người này sẽ là Bình Thuận với mong muốn được “ôm biển một lần” trước khi vùng biển này bị hủy hoại bởi chất thải độc hại của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Với việc làm này, các bạn trẻ cũng muốn cảnh báo người dân về thảm họa môi trường đang tàn phá vùng biển cũng như đất nước Việt Nam. Đồng thời kêu gọi mọi người có trách nhiệm hơn, dũng cảm hơn trong việc bảo vệ môi trường.


Các chuyên gia nhận định, nếu có thêm khoảng 1 triệu m3 chất thải của nhà máy nhiệt điện này đổ xuống xuống khu vực biển xã Vĩnh Tân, hệ sinh thái nơi này sẽ chịu hậu quả khôn lường.

Chọn trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật làm nơi xuất phát, các bạn trẻ vai mang ba lô có gắn kèm khẩu hiệu Chúng tôi đi Bình Thuận ôm biển” và Không thể đổ chất thải xuống biển, họ bắt đầu cuộc đi bộ vì môi trường.

Nguồn: Internet

Khi đến đoạn ngã tư Thủ Đức hướng về công viên Suối Tiên, nhóm bạn này đã bị lực lượng công an ngăn cản, khủng bố và tất cả đều bị bắt giữ.

Điều đáng chú ý là công an đã tạo dựng hiện trường một vụ tại nạn giao thông để lấy cớ quy chụp các bạn trẻ “tụ tập gây rối trật tự nơi công cộng”. Sau đó áp giải tất cả các bạn trẻ về đồn công an phường Tân Phú, quận 9.

Nguồn: Internet
  
Khoảng 18 giờ chiều cùng ngày, công an phường Tân Phú, quận 9 đã đưa một số người bị bắt về các đồn công an địa phương.

Cho đến 22 giờ, có thông tin cho rằng công an đã thả 2 hoặc 3 người trong số những người đã bị bắt. Tuy nhiên, chúng tôi không thể liên lạc được với họ cũng như không có thêm thông tin nào về những người còn đang bị giam giữ.

Việc công an thành Hồ ngăn cản một cuộc đi bộ vì môi trường, bắt bớ và giam giữ 9 công dân trên là một hành động đáng bị lên án và trừng trị. Bảo vệ môi trường không những không có tội mà còn là một hành động cần thiết và đáng được khích lệ. Nó thể hiện trách nhiệm công dân và đồng thời đề cao tính nhân văn trong một xã hội vốn bất ổn và nhiễu nhương như ở Việt Nam.

Hành động trên của công an thành Hồ không những vi phạm pháp luật, chà đạp lên quyền lợi và nghĩa vụ của công dân mà còn là tội ác nghiêm trọng.

CTV Danlambao

Kiến nghị ngưng xả thải xuống biển Bình Thuận
Biển Bình Thuận   AFP

13 tổ chức dân sự chịu sự chi phối của nhà nước Việt Nam ký kiến nghị yêu cầu dừng việc đổ chất thải xuống vùng biển Bình Thuận.

Trong các tổ chức này có những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường như Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, Liên minh Năng lượng bền vững, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển,…

Kiến nghị được gửi cho 11 quan chức cao cấp Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà.

Kiến nghị nói rằng quyết định đổ gần 1 triệu mét khối bùn nạo vét của nhà máy điện Vĩnh Tân, và sắp tới đây là 2 triệu 400 ngàn mét khối của công ty điện lực Genco 3, không được sự đồng thuận của công luận và các nhà khoa học. Một trong những nguyên nhân gây nên sự không đồng thuận đó là sự không minh bạch khi thực hiện đánh giá tác động môi trường, tức là đánh giá tác hại của việc đổ bùn nạo vét vào khu vực gần vùng bảo tồn biển Hòn Cau.

Ngoài ra kiến nghị còn liệt kê những sự cố ô nhiễm môi trường do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than Vĩnh Tân gây ra, và cho rằng việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là đi ngược với xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo của thế giới.

Về phía người ra quyết định đổ chất thải là Bộ tài nguyên môi trường, thì chiều hôm qua, 13 tháng 7, 2017, ông Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo thay mặt bộ này nói rằng các chất thải nạo vét ở cảng không phải bị xả xuống biển, mà là được nhấn chìm, và có thể kiểm soát được.

Ông Sơn nói rằng các chất này cũng ở dưới biển, nay chỉ mang đi sang chổ khác mà thôi.

Ông Sơn cũng cho biết là trong khối bùn này chỉ có đất sét, cát, mà không có những chất gây ô nhiễm môi trường, và đáy biển chổ nhận chìm thấp hơn vùng bảo tồn biển Hòn Cau nên sẽ không ảnh hưởng đến khu vực này.
Về mặt luật pháp, ông Sơn cho rằng quyết định của Bộ Tài nguyên- Môi trường là đúng luật, dựa trên đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hồi năm 2014.

Ông Sơn không nói về sự minh bạch của đánh giá tác động môi trường này, nhưng nói ông hoan nghênh sự phản biện của công luận và các nhà khoa học. Ông nói rằng sẽ có 13 điểm quan sát việc nhận chìm bùn, và nếu thấy có sự ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ dừng lại ngay. Còn việc Công ty điện lực Genco 3 xin đổ thêm 2 triệu 400 ngàn tấn thì đang xem xét, chưa quyết định là cho tiếp tục hay không.

Cũng liên quan đến Bộ Tài nguyên- Môi trường, trong cuộc họp Tổng kết sáu tháng đầu năm mà bộ này tổ chức vào sáng 14 tháng 7, báo chí không được phép tham dự.

Lý do được đưa ra là đây là cuộc họp nội bộ.

Báo Tuổi trẻ tại Sài Gòn trích lời các phóng viên nói rằng đáng ra đây là cơ hội của các vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên- Môi trường giải đáp những thắc mắc về môi trường, nhất là chuyện cho phép đổ gần 1 triệu tấn chất thải bùn nạo vét xuống vùng biển Bình Thuận.

RFA