Nhân quyền Việt Nam (6.8.2017)
Phóng viên Không biên giới ‘điểm danh’ nhân quyền Việt Nam
Từ
trái qua, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Minh Đức
(Nguồn Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)
Tổ
chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết họ rất lo ngại
về việc chính quyền Việt Nam đột ngột gia tăng đàn áp những người bất đồng
chính kiến, nhắc tới bảy blogger và các nhà báo công dân bị bắt giữ trong những
tuần gần đây và hai người bị tuyên án tù nhiều năm.
RSF nói chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, năm người
đã bị bắt vì tội "hoạt động nhắm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều
79 của Bộ luật Hình sự vì những gì mà họ đăng tải lên mạng.
Nhóm này bao gồm bốn cựu tù nhân lương tâm là hai
blogger Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, nhà báo Trương Minh Đức và luật sư
nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển – tất cả đều bị bắt vào ngày 30 tháng 7.
Họ bị tố cáo dính líu tới luật sư nhân quyền Nguyễn
Văn Đài, một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một hội cựu tù nhân lương tâm.
Ông Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội danh "tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 của Bộ luật Hình sự.
"Chúng tôi kiên quyết lên án các vụ bắt giữ và xét xử giả tạo
trong những tuần qua," RSF
nói trong một thông cáo. "Nhờ công nghệ mới, các nhà báo công dân ở Việt Nam có thể viết
về những diễn biến và mô tả thực tế của đất nước một cách sống động khác với
tuyên truyền của nhà nước."
"Những vụ bắt giữ tùy tiện này kêu gọi một phản ứng hữu hiệu từ
cộng đồng quốc tế, và cộng đồng quốc tế phải gây sức ép để nhà chức trách Việt
Nam phóng thích những người bị giam giữ và ngừng sách nhiễu các nhà báo công
dân,"
RSF nhấn mạnh.
Việt
Nam xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới
2017 do RSF thực hiện.
VOA
Tiếng Việt
Thêm một thành viên Hội Anh em Dân chủ bị bắt
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Trung Trực.
Citizen photo
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Trung Trực và là thành viên của
Hội Anh em Dân chủ bị cơ quan an ninh khám xét nhà và bắt đi vào ngày 4 tháng 8
với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt
Nam.
Con trai của ông Nguyễn Trung Trực xác nhận tin người
cha bị bắt:
“Gần 9 giờ sáng, công an cả trai cả gái
cả đồng phục lẫn không đồng phục, vào nhà em trên dưới 100 người, họ lôi ba em
ra, họ quay phim chụp ảnh, xong họ còng tay ba lại, bắt ba ký, lục soát lấy giấy
tờ, họ bắt ký niêm phong, họ thu hết điện đoại các thứ, họ làm việc gần 3 tiếng
đồng hồ, gần 1 giờ chiều đưa ba em đi. Họ đọc lệnh điều 79.”
Một thành viên của Hội Anh em Dân chủ tại khu vực Quảng
Bình cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Sáng nay lực lượng an ninh chừng 100
người đến nhà anh Nguyễn Trung Trực đọc lệnh bắt anh theo điều 79 và lệnh khám
nhà; rồi họ khám nhà đến khoảng 12:30 thì áp giải anh Trực đi.”
Như vậy, ông Nguyễn Trung Trực là thành viên khác nữa
của tổ chức xã hội dân sự độc lập Anh em Dân Chủ tại Việt Nam bị bắt trong vòng
tuần lễ qua.
Vào ngày 30 tháng 7 vừa qua có bốn cựu tù chính trị
bị bắt gồm mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, nhà hoạt động Phạm Văn Trội ở
Hà Nội, nhà báo Trương Minh Đức và luật sư Nguyễn Bắc Truyển cả hai đều ở Sài
Gòn.
Bốn người này hoặc là thành viên hiện tại hay là cựu
thành viên của Hội Anh Em Dân chủ.
Một thành viên trong nhóm sáng lập hội là luật sư
nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ từ ngày 16 tháng 12 năm 2015 đến nay. Ông
này bị bắt cùng người cộng sự là cô Lê Thị Thu Hà.
Cả hai bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà
nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự; tuy nhiên truyền thông trong nước vào ngày
30 tháng 7 khi xảy ra vụ bắt giữ bốn người như vừa nêu cho rằng họ có liên quan
đến vụ án “Nguyễn Văn Đài’’ nhưng lại bị cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền theo điều 79.
Còn trường hợp ông Nguyễn Trung Trực, trước đây từng
hoạt động tại Mã Lai trong phong trào có tên ‘Chấn Hưng Nước Việt’. Ông này bị
phía Mã Lai bắt giữ, bị đưa ra tòa và cuối cùng bị trục xuất về Việt Nam trong
cùng vụ với ông Vũ Quang Thuận, hay còn có tên Võ Phù Đổng.
Hiện ông Vũ Quang Thuận cũng đang bị giam giữ. Ông
này và một người khác là anh Nguyễn Văn Điển bị bắt hôm đầu tháng 3 với cáo buộc
làm và phát tán những video clip có nội dung xấu trên mạng.
RFA
Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà bất đồng chính kiến sau khi Hoa
Kỳ bỏ rơi nhân quyền và xóa bỏ TPP
(Japan
Tines – Asia Pacific)
Vũ
Quốc Ngữ dịch
BANGKOK / WASHINGTON (Reuters) - Việt Nam đang thực hiện
chiến dịch đàn áp các nhà bất đồng chính kiến một cách khốc liệt trong nhiều
năm gần đây và nhiều nhà hoạt động nói rằng việc đàn áp này do chính quyền của
Tổng thống Donald Trump không còn quan tâm đến nhân quyền.
|
Luật sư Nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển
trong xe công an khi rời tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm
2007. | REUTERS
|
Họ nói rằng quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald
Trump về việc chấm dứt Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
cũng làm cho Hà Nội không còn nỗ lực cải thiện nhân quyền.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ tiếp tục
nhấn mạnh rằng mối quan hệ song phương vẫn còn phụ thuộc vào sự tiến bộ của Hà
Nội về nhân quyền.
Việt Nam đã tăng cường các biện pháp để đàn áp các
blogger và các nhà chỉ trích chính phủ về các vấn đề như sự thảm họa môi trường
năm ngoái, một thảm họa được các phương tiện xã hội ở một quốc gia có số người
dùng Internet thuộc dạng top ten của thế giới đưa tin rầm rộ.
Ít nhất 15 người đã bị bắt vào năm 2017, nhiều hơn bất
cứ năm nào kể từ cuộc đàn áp nhóm các nhà hoạt động trẻ tuổi vào năm 2011 -
theo một số liệu của Reuters về việc bắt giữ các hoạt động chống nhà nước đã được
các cơ quan chức năng thông báo. Bốn nhà bất đồng chính kiến - một mục sư, một
kỹ sư, một nhà báo và một luật sư - đã bị bắt vào tuần trước.
"Xã hội
dân sự và phong trào dân chủ và nhân quyền đã tăng lên rất nhiều trong vài năm
gần đây, và với truyền thông xã hội, tiếng nói của họ mạnh mẽ hơn",
ông Nguyễn Quang A., một nhà khoa học về hưu và nhà phê bình chính phủ cho biết.
"Điều đó đặt ra vấn đề cho lãnh đạo."
Trong 18 tháng qua, Tiến sỹ A nói, ông đã bị câu
lưu12 lần mà không bị buộc tội, so với số không trong 18 tháng trước đó.
Chính phủ Việt Nam nói rằng họ chỉ hành động chống lại
những người vi phạm pháp luật, với những ràng buộc nghiêm ngặt về quyền tự do
ngôn luận trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều
được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam,” một lời đáp lại
những chỉ trích của Liên Hợp quốc về việc bỏ tù một blogger.
Tăng trưởng kinh tế hơn 5% một năm trong hơn 16 năm
đã biến Việt Nam thành một nhà máy sản xuất cho tất cả mọi thứ từ điện thoại
Samsung đến giày thể thao Nike và đã mang lại thịnh vượng và cách mạng trong sự
cởi mở của xã hội.
Chính trị đã thay đổi dần dần.
Cuộc đàn áp được bắt đầu trước Đại hội Đảng Cộng sản
vào tháng 1 năm 2016, khi những người bảo thủ nắm cán cân quyền lực và ưu tiên
cho ổn định chính trị, theo nhiều nhà hoạt động, nhà ngoại giao và phân tích.
Nhà hoạt động Nguyễn Lan Thắng cho biết: "Mặc dù Việt Nam chỉ có một đảng theo hiến
pháp, nhưng thực sự có nhiều phe phái và các nhóm lợi ích đằng sau hậu trường.
"Tình hình chính trị đang trải qua sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ cho các
nhà hoạt động, mà còn trong Đảng Cộng sản."
Các chỉ dấu về mâu thuẫn trong Bộ Chính trị của đảng
cầm quyền đã đến vào tuần này khi đảng đề nghị sa thải một thứ trưởng với cáo
buộc tham nhũng trong thời gian lãnh đạo một công ty sản xuất thiết bị điện. Đầu
năm nay, một quan chức hàng đầu bị hạ bệ và đưa ra khỏi Bộ Chính trị trong một
động thái hiếm có.
Sự vận động đã tăng lên trước việc bầu chọn chức vụ
Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản, theo giáo sư Jonathan London từ Đại học Leiden,
mặc dù chưa ấn định thời gian cho việc này.
Trong khi đó, các nhà hoạt động đã có nhiều tiếng
nói hơn sau khi các cuộc biểu tình đường phố bùng nổ vào năm ngoái qua vụ xả thải
của nhà máy thép Formosa của Đài Loan.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay còn được biết dưới bút
danh Mẹ Nấm, một trong số những nhà hoạt động phản đối Formosa mạnh mẽ nhất, đã
bị kết án tù 10 năm vào cuối tháng 6. Một nhà hoạt động khác, blogger Trần Thị
Nga cũng bị kết án 9 năm tù giam vào cuối tháng trước.
Mỗi nhà hoạt động và nhà phân tích mà
Reuters đã phỏng vấn đề cập đến một sự thay đổi trong những ưu tiên của Hoa Kỳ
dưới Trump như là một nhân tố mới trong việc giảm áp lực lên chính phủ Việt
Nam.
Không chỉ Washington giảm sự quan tâm đến nhân quyền,
Trump còn làm cho Việt Nam không muốn cải thiện hồ sơ nhân quyền khi ông ta từ
bỏ TPP.
Theo Phil
Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền ở Mỹ, Việt Nam không còn bị áp lực
trong việc gia tăng đàn áp” và "Trump
và các chính sách của ông chịu trách nhiệm về tình hình tồi tệ này."
Vào tháng 5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã
báo hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ không nhấn mạnh quan tâm về nhân quyền trong một số
tương tác với các quốc gia khác và nói rằng mặc dù giá trị của Hoa Kỳ vẫn không
thay đổi, họ cần phải cân bằng với an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng họ quan ngại về xu hướng
gia tăng ngày càng nhiều vụ bắt giữ các nhà hoạt động tại Việt Nam kể từ đầu
năm 2016 và kêu gọi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
"Tiến bộ
về nhân quyền sẽ cho phép mối quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam đạt được tiềm
năng to lớn nhất", Justin Higgins, phát ngôn viên của Văn phòng Vụ
Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao, phát biểu.
Nguồn: