„Hành vi của Trung cộng ở Doklam là một phần của cách thức mà Trung
cộng đang làm đối với các tranh chấp lãnh thổ khác, nhất là ở Biển Đông…
Đối với các tranh chấp lãnh thổ còn lại với các nước láng giềng
xung quanh, Trung cộng đang thể hiện một lập trường quyết đoán là tìm cách thay
đổi nguyên trạng trên thực địa.!
Tranh chấp Doklam - Một hiện trạng bình thường mới?
Tập Cận Bình chỉ đạo chính sách ở Biển
Đông. Những gì đang diễn ra ở Doklam cũng giống y như ở Biển Đông. Trung
cộng nói yêu sách lãnh thổ của họ ở Doklam là không thể tranh cãi và vì thế họ
tiến hành xây dựng đường ở đây. Trung cộng đang thể hiện một lập trường quyết
đoán là tìm cách thay đổi nguyên trạng trên thực địa.
Cuộc đối đầu 45 ngày ở Doklam đã bắt đầu hạ nhiệt.
Các nguồn tin quân sự cho biết số lượng lính biên phòng Trung cộng tại cửa ngõ
giao tranh biên giới giữa Ấn Độ, Trung cộng và Bhutan hiện nay chỉ còn 40 quân,
từ mức cao nhất là 300 quân vào cuối tháng 6.
Trong khi đó, nhiều lính Ấn Độ cũng đã
rút lui. Từ 400 quân vào cao điểm của cuộc khủng hoảng, giờ đây chỉ còn 150
quân Ấn Độ tại Doklam. Ngoài ra, một lữ đoàn gần 3.000 quân của Ấn Độ, đang sẵn
sàng đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp đòi hỏi sử dụng vũ lực.
Trả lời phỏng vấn tờ The Hindu, Giám đốc Viện nghiên
cứu Trung cộng, Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung cộng ông Ashok Kantha cho rằng:
Tình hình hạ nhiệt một chút, nhưng còn quá sớm để
đưa ra kết luận. Hành vi của Trung cộng ở Doklam là một
phần của cách thức mà Trung cộng đang làm đối với các tranh chấp lãnh thổ khác,
nhất là ở Biển Đông. Thông tin từ Trung cộng cho biết chính Tập Cận Bình
chỉ đạo chính sách ở Biển Đông. Những gì đang diễn ra ở
Doklam cũng giống y như ở Biển Đông. Trung cộng nói yêu sách lãnh thổ của
họ ở Doklam là không thể tranh cãi và vì thế họ tiến hành xây dựng đường ở đây.
Đối với các tranh chấp lãnh thổ còn lại với các nước
láng giềng xung quanh, Trung cộng đang thể hiện một lập trường quyết đoán là
tìm cách thay đổi nguyên trạng trên thực địa. Tại Biển Đông, các bên đòi
hỏi khác đang phải điều chỉnh lập trường cho phù hợp với tình trạng Bình thường
mới. Họ không làm được gì đáng kể để thay đổi được tình trạng bình thường mới
này. Trung cộng bồi đắp 3.200 hecta ở Biển Đông, nhưng các bên yêu sách đó cũng
như Mỹ không có cách hiệu quả nào chống lại được. Ấn Độ và Bhutan không đi theo
kịch bản đó, và không chấp nhận tình trạng bình thường mới này. Ngày 29/6, Bhutan đã phản đối việc xây dựng đường của Trung
cộng ở Doklam và đòi Trung cộng phải trả lại nguyên trạng trước ngày 16/6. Ấn Độ
cũng đã có tuyên bố rất rõ ngày 30/6. Trung cộng đã không lường trước được cả
Bhutan và Ấn Độ đã phản ứng mạnh như vậy. Trước đây Trung cộng chỉ thực
hiện các vụ xâm nhập, nhưng việc xây dựng ở Doklam là tạo ra một thực tế mới,
có ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh của Ấn Độ. Doklam nằm ở phía Nam của ngã ba
biên giới hiện nay và theo bản đồ của Bhutan và Ấn Độ thì khu vực Doklam là
lãnh thổ của Bhutan.
Nếu so sánh với các vụ trước đây ở Dpsang, Demchok
và Chuma mà giải quyết được trong vòng 4 tuần, thì trong vụ Doklam lần này các
tuyên bố của quan chức cũng như báo chí chính thống của Trung cộng giống như sắp
có chiến tranh tới nơi. Hơn nữa Trung cộng còn đòi Ấn Độ rút quân là điều kiện
tiên quyết cho các cuộc đàm phán có ý nghĩa. Tuy nhiên, Ấn Độ đã giữ được thái
độ kiềm chế. Thực tế là cả Bhutan và Trung cộng đều coi Doklam là lãnh thổ của
mình, nhưng hai bên đã ký các thỏa thuận năm 1988 và 1989 tôn trọng nguyên trạng
và không đơn phương thay đổi nguyên trạng.
Đối với Bhutan, vị trí này cũng cực kỳ quan trọng bởi
bất cứ sự thay đổi nguyên trạng nào tại đây cũng khiến cho Bhutan mất đi khả
năng tiếp cận với Ấn Độ thông qua hành lang Siliguri. Với hành động này, rõ
ràng Trung cộng đang tìm cách chia cắt Bhutan với Ấn Độ và Trung cộng nghĩ rằng
Bhutan sẽ không phản ứng, nhưng Trung cộng đã bị rơi vào một tình thế mà họ
không lường trước.
Giải pháp cho tình hình hiện nay là Trung cộng rời
khỏi khu vực Doklam, quan tâm tới ý kiến hợp lý của Ấn Độ và Bhutan. Đối với Ấn
Độ, bất cứ sự rút quân đơn phương nào cũng là không thể bởi nó sẽ dẫn tới những
hậu quả nghiêm trọng. Chỉ có cách là hai bên cùng rút quân.
Phản ứng của Chính phủ Ấn Độ cho tới nay là có mức độ
và hiệu quả, không đôi co với Trung cộng. Thực tế là phần lớn biên giới giữa Trung
cộng và Sikkim đã được thỏa thuận, nhưng mọi người đều biết là vẫn còn những bất
đồng về các điểm ngã ba biên giới giữa Ấn Độ, Trung cộng và Bhutan. Đồng thời vẫn
còn bất đồng về việc giải thích mô tả đường biên giới theo đường phân thủy ỏ
khu vực biên giới phía Bắc và Đông của Sikkim.
Về khả năng Trung cộng sẽ tấn công Ấn Độ, Đại sứ
Kantha cho rằng tình hình hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát, không có hiện
tượng tập trung quân nào lớn đang diễn ra. Nhưng không loại trừ khả năng Trung
cộng muốn thử khả năng phòng thủ trên biên giới của Ấn Độ. Do vậy, Ấn Độ cần phải
có những biện pháp phòng ngừa. Đồng thời cần phải có biện pháp để hạ nhiệt. Muốn
vậy, Trung cộng cũng phải hạ giọng xuống.
Ở một góc nhìn khác, theo học giả Mathew Maavak của Business
Stardard:
Bất kỳ giải pháp tạm thời nào trên vùng đất
89 km2 tại Doklam mà cả Trung cộng và Bhutan tuyên bố chủ quyền đều sẽ phức tạp
do thiếu một sự thống nhất chung giữa ba quốc gia liên quan tại khu vực này. Doklam
chỉ là một chấm nhỏ nằm dọc theo hàng ngàn km2 diện tích đất tranh chấp nằm
trên đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa Ấn Độ và Trung cộng. Ngay cả khi giải
pháp Doklam được giải quyết hôm nay, một điểm tranh chấp khác dọc theo LAC có
thể bùng phát vào ngày mai. Do đó, sẽ là vô nghĩa nếu Ấn
Độ nhân nhượng cho Trung cộng trừ khi cả hai bên đồng ý giải quyết tất cả các bất
đồng trên toàn bộ tuyến biên giới trong một thời hạn nhất định.
Mặc dù Trung cộng có mạnh hơn về quân sự, Ấn Độ biết
rằng mình đang ở thế mạnh. Nền kinh tế Trung cộng đang phát triển quá mức, chủ
yếu là do nợ của các doanh nghiệp nhà nước (SOE), chiếm 65% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) vào năm 2016. Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tổng nợ nần của
chính phủ, các doanh nghiệp và hộ gia đình của Trung cộng đã lên tới 26,6 nghìn
tỷ USD vào năm 2015, chiếm 255% GDP. Do đó, Trung cộng có thể không đủ khả năng
để có một cuộc chiến tranh lớn với một nước Ấn Độ đang bắt đầu phát triển bùng
nổ về cơ sở hạ tầng dài hạn. Bắc Kinh cũng phải khẩn trương tìm các thị trường
xuất khẩu thay thế trước khi các bong bóng nợ trị giá hàng chục ngàn tỷ USD chỉ
riêng ở Mỹ bị nổ tung.
Vai trò ổn định toàn cầu mà Trung cộng đóng từ 2008 có thể
được lặp lại bởi Ấn Độ từ năm 2018 trở đi, nếu hai nước có thể vượt qua các đường
biên giới sứt mẻ để hòa hợp hai nền kinh tế với nhau. Nền kinh tế hướng vào xuất
khẩu của Trung cộng sẽ cần thị trường Ấn Độ trong vài thập kỷ tới. Sự kiện
Doklam chỉ làm cho những lời kêu gọi tẩy chay hàng Trung cộng mạnh lên và Ấn Độ
phải đẩy nhanh các chương trình công nghiệp hóa và thay thế nguồn cung nguyên
liệu từ Trung cộng. Sự kiện này cũng không có lợi cho việc Trung cộng triển
khai Một vành đai một con đường. Trung cộng cũng đang phải đương đầu với sự
bành trướng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Á, Eo Hormus và eo Malacca, đe dọa
chương trình một vành đại một con đường. Do vậy lợi
ích lâu dài của Trung cộng là tìm một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp biên
giới với Ấn Độ.
Trần Quang (gt)
Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/6624-tranh-chap-doklam-mot-hien-trang-binh-thuong-moi