3 ĐIỀU Ở
VIỆT NAM TÔI KHÔNG HIỂU NỔI, VÀ một góc bất phục tùng dân sự Civil Disobedience
A. 3 ĐIỀU Ở VIỆT
NAM TÔI KHÔNG HIỂU NỔI
1. Tham ô.
Không hiểu tại sao quan tham ô tàn bạo thế?
Chưa đề cập hệ thống, chỉ xin nói riêng rẽ cá nhân.
Con người ai mà chả tham, nhưng hãy xem đồng lương của ta, rồi đặt nó bên cạnh
nhà lầu + xe hơi + đất đai của ta. Con cháu ta hỏi ta: Bố mẹ/ ông bà lấy tiền
đâu lắm thế, ta trả lời chúng thế nào đây. Không trả lời được, thì làm sao ta dạy
con cái.
– Ta dạy chúng làm người TỐT được không, trong khi “gương sáng” rành rành đó, bày ra trước mắt chúng, hàng ngày?
– Ta chỉ có thể bỏ mặc cho chúng MẤT DẠY. Vậy thì hỏi làm sao ta mong con cháu ta thành NGƯỜI, ở một tương lai gần, và xa?
Ta đang triệt tiêu chính con cháu ta mà không biết – không thể hiểu!
2. Lừa dối.
Lãnh đạo, và [trực tiếp là] nhà trường, báo chí dạy con em, bà con yêu/ ca tụng/ xây dựng xã hội Xã hội Chủ nghĩa, rồi chính ta [vì tương lai, để thoát thân, và…] gửi con cháu ta qua sống/ học tập/ làm việc – không phải ở các nước xã hội chủ nghĩa ta đang kêu gọi xây dựng, mà là các nước tư bản. Là sao?
Lãnh đạo, và [trực tiếp là] nhà trường, báo chí dạy con em, bà con yêu/ ca tụng/ xây dựng xã hội Xã hội Chủ nghĩa, rồi chính ta [vì tương lai, để thoát thân, và…] gửi con cháu ta qua sống/ học tập/ làm việc – không phải ở các nước xã hội chủ nghĩa ta đang kêu gọi xây dựng, mà là các nước tư bản. Là sao?
Vậy là ta đang nói dối, dạy dối, ca tụng dối. Ta dối thế giới thì còn đỡ, ta dối chính đồng bào ta, dối trực tiếp học trò ta, con cháu ta. Ngày qua ngày. Ta đang lừa dối, mà ta mong chúng làm người thành thực – không thể hiểu!
3. Tài nguyên.
Việt Nam giàu và đẹp thế nào, ai cũng biết rồi. Tôi vài lần nêu cụ thể nỗi giàu-đẹp ấy [“Việt Nam: giàu, đẹp và… tanh bành”].
Việt Nam giàu và đẹp thế nào, ai cũng biết rồi. Tôi vài lần nêu cụ thể nỗi giàu-đẹp ấy [“Việt Nam: giàu, đẹp và… tanh bành”].
Về tài nguyên tự nhiên, phải qua vạn năm Việt Nam mới giàu-đẹp như thế; về văn hóa cũng phải đến vài ngàn năm – nhưng ta đang tàn phá chúng, mỗi ngày. Chỉ qua 20 năm, thành nát bét. Và còn tiếp tục.
Bauxite, Formosa, Vĩnh Tân… làm tanh bành rừng, đất, và biển. Phục hồi mấy thứ đó đòi hỏi vạn năm, làm thế nào?
“Trâu chết để
da, người ta chết để tiếng” – ông bà ta nói thế. Tiếng nói cửa miệng đầy
tính cảnh cáo. Làm ra 3 “tiếng” ấy, ta sẽ lưu lại trong lịch sử, vậy mà ta
không cần biết đến nó, là sao – KHÔNG THỂ HIỂU.
B. VÀ, NẾU… [một
góc bất phục tùng dân sự Civil Disobedience]
Trong gia đình, là quý tử một quan lớn, bạn làm sinh viên…
NẾU bạn không ở biệt thự bố mẹ, để mỗi ngày đạp xe từ
trường về cư xá sống chung với bạn học, và bạn chỉ xin bố đủ tiền tiêu vặt; ra
trường, bạn không nhờ đến uy danh bố để ngồi lên cái ghế béo bở, mà tự thân
bươn chải như bao sinh viên khác…
Nếu bạn dám là đứa con bất hiếu ấy, thì chắc
chắn ông quan-bố kia sẽ hành xử khác.
Tại trường, ngồi ghế giảng đường…
NẾU bạn mạnh dạn đứng lên tranh luận với giảng viên, khi họ dạy sai, dạy mang tính tuyên truyền; bạn dám thể hiện tinh thần độc lập bằng cách viết ra những gì mình cho là đúng vào luận văn, dám bỏ bao tiết học triết lý lỗi thời mà không sợ bị điểm không; và khi cần, chấp nhận bị đuổi học [hay tự bỏ học]…
NẾU bạn mạnh dạn đứng lên tranh luận với giảng viên, khi họ dạy sai, dạy mang tính tuyên truyền; bạn dám thể hiện tinh thần độc lập bằng cách viết ra những gì mình cho là đúng vào luận văn, dám bỏ bao tiết học triết lý lỗi thời mà không sợ bị điểm không; và khi cần, chấp nhận bị đuổi học [hay tự bỏ học]…
Nếu bạn dám là sinh viên cá biệt kia, thì
trường Đại học sẽ khác.
Dù
là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam [bạn
vào hay ra Hội không quan trọng]…
NẾU bạn không phải viết theo định hướng, không cho phép ngòi bút luồn lách né tránh vùng nhạy cảm, mà sẵn sàng đâm xộc vào chúng không chút ngán ngại; nếu bạn dám thể hiện tư duy độc lập bằng những phản biện thẳng thừng, dám thể hiện chính kiến trong sinh hoạt Hội, dù bạn có đơn độc hay quanh mình chỉ lác đác vài bạn văn…
Nếu bạn dám làm nhà văn tự do, thì Hội Nhà văn sẽ khác.
NẾU bạn không phải viết theo định hướng, không cho phép ngòi bút luồn lách né tránh vùng nhạy cảm, mà sẵn sàng đâm xộc vào chúng không chút ngán ngại; nếu bạn dám thể hiện tư duy độc lập bằng những phản biện thẳng thừng, dám thể hiện chính kiến trong sinh hoạt Hội, dù bạn có đơn độc hay quanh mình chỉ lác đác vài bạn văn…
Nếu bạn dám làm nhà văn tự do, thì Hội Nhà văn sẽ khác.
Là nhà báo,
NẾU bạn không đồng lõa với thống kê giả mạo, từ chối đưa thông tin dối trá; nếu bạn luôn có mặt ở các điểm nóng để viết lên sự thật, và chỉ có sự thật; nếu bạn không phải uốn ngòi bút cong theo ý kiến cấp trên, mà dũng cảm nêu lên nhận định riêng, và sẵn sàng chấp nhận bị kiểm điểm hay thôi việc.
Nếu bạn dám làm nhà báo theo đúng nghĩa của từ, thì báo chí Việt Nam sẽ khác.
NẾU bạn không đồng lõa với thống kê giả mạo, từ chối đưa thông tin dối trá; nếu bạn luôn có mặt ở các điểm nóng để viết lên sự thật, và chỉ có sự thật; nếu bạn không phải uốn ngòi bút cong theo ý kiến cấp trên, mà dũng cảm nêu lên nhận định riêng, và sẵn sàng chấp nhận bị kiểm điểm hay thôi việc.
Nếu bạn dám làm nhà báo theo đúng nghĩa của từ, thì báo chí Việt Nam sẽ khác.
Ở hội thảo…
NẾU bạn không phải đến với mục đích làm đầy hội trường, cho không khí xôm tụ, để nhận bao thư rồi về; nếu bạn không phải đến cho có, mà giành phần được lên diễn đàn công khai nói lên ý kiến độc lập của bạn, mạnh mẽ và dứt khoát…
Nếu bạn là trí thức dấn thân, thì các loại hội thảo ở đất nước này đã rất khác.
NẾU bạn không phải đến với mục đích làm đầy hội trường, cho không khí xôm tụ, để nhận bao thư rồi về; nếu bạn không phải đến cho có, mà giành phần được lên diễn đàn công khai nói lên ý kiến độc lập của bạn, mạnh mẽ và dứt khoát…
Nếu bạn là trí thức dấn thân, thì các loại hội thảo ở đất nước này đã rất khác.
Là
Đại biểu Quốc hội, dù đơn độc, bạn vẫn dõng mãnh nói lên tiếng nói của dân, mà
không ngán ngại thế lực nào bất kỳ.
Là dân, bạn từ chối đi bầu, nếu biết đó chỉ là những cuộc bầu cử giả hiệu.
Làm nhân viên an ninh, bạn quyết bất tuân cấp trên đòi đàn áp người biểu tình ôn hòa… thì xã hội ta sẽ khác đi rất nhiều.
Nhiều lắm!