„Và mỗi
khi họ bị bắt, trong lòng tôi lại cồn cào câu hỏi, “Cần phải làm gì?”….
Đã đến
lúc chúng ta thôi thương cảm và nghĩ đến việc phải làm thế nào để bỏ qua sự
khác biệt, bỏ qua mâu thuẫn để có thể kết hợp, để chúng ta thực sự là CHÚNG TA,…“
Không phải thời của thương cảm
Nguyễn
thị Bích Ngà
Ảnh minh họa. Nguồn:
internet
Trong năm nay, số người hoạt động xã hội, đấu tranh, phản biện xã hội
bị nhà cầm quyền bắt nhiều hơn 5 năm trước cộng lại. Án kêu thường theo
các điều 79, 88 với khung nặng 5-10 năm, không như những năm trước thường khép
vào 258 với mức án hơn ba năm trở lại.
Như
trong nhiều bài viết hơn một năm qua tôi thường nhắc đi nhắc lại, từ khi ông Trọng
nắm quân ủy và cả đảng ủy công an thì sự đàn áp, tình trạng kiêu binh, lộng quyền
bất chấp tất cả đã gia tăng theo cấp số nhân và không có dấu hiệu ngừng lại. Tôi nhận định, sắp tới sẽ còn nhiều khốc liệt trong việc đàn
áp người đấu tranh bên cạnh thanh trừng nội bộ, và kể cả lạm quyền đối với người
dân bình thường.
Căng
thẳng. Tất nhiên rồi. Đó là điều nhiều người nhận biết. Tôi xin dừng không phân
tích thêm về phía chính quyền và tình hình thực tế. Điều tôi muốn bàn là phía
mình-những người dân bị áp bức, mà sau đây tôi xin phép được gọi là chúng ta.
Từ
nhiều năm nay, mỗi khi có người hoạt động bị bắt, chúng ta làm gì?
–
Đưa thông tin bị bắt.
– Lên án nhà cầm quyền.
– Tuyên bố, đòi tự do cho người bị bắt.
– Viết, kể chuyện về người bị bắt với rất nhiều thương cảm và xót xa, nước mắt… nhất là khi người bị bắt là phụ nữ, có con nhỏ.
– Lên án nhà cầm quyền.
– Tuyên bố, đòi tự do cho người bị bắt.
– Viết, kể chuyện về người bị bắt với rất nhiều thương cảm và xót xa, nước mắt… nhất là khi người bị bắt là phụ nữ, có con nhỏ.
Chúng
ta ồn ào một tuần, nửa tháng rồi chạy theo một sự kiện khác mà truyền thông lề
đảng đưa ra. Chúng ta tạm quên người bị bắt dù trước đó chúng ta đã viết trên
facebook, “Ôi, A, B, C. ơi, thương em
quá! Dmcs.” Để rồi bảy tám tháng sau, khi người bị bắt ra toà, chúng ta lại
ồn ào viết nói về người đó trước, trong và sau phiên toà nửa tháng rồi chúng ta
lại tạm quên cho đến khi… có người bị bắt kế tiếp.
Tôi
xin được phép nói thẳng, tôi đã quá chán với việc phải đọc những dòng thương cảm
theo sự vụ như vậy rồi. Nên, dạo sau này, tôi không đưa tin về người bị bắt
cũng như không vào facebook để khỏi phải đọc những dòng cảm xúc “ối em ơi” như
vậy nữa.
Tôi
có yêu thương quý mến đồng đội, bạn bè mình không? Rất nhiều. Tôi có thể không
thân với anh A, chị B hoặc có thể không cùng quan điểm đấu tranh với anh D, chị
C nhưng tôi trân trọng tất cả anh chị em và tôi yêu quý tấm lòng của họ với đất
nước. Và mỗi khi họ bị bắt, trong lòng tôi lại cồn cào
câu hỏi, “Cần phải làm gì?” Quay
quắt trong cảm giác có lỗi với họ khi mình không thể làm gì cụ thể cho họ, do
đó tôi thấy việc thương cảm mà không hành động thì thật thừa thải. Tôi im. Tôi
nghĩ và điều đó bào mòn tôi mỗi ngày.
Tôi
không làm được gì. Anh không làm được gì. Chị không làm được gì. Nhưng CHÚNG TA
có thể làm được điều gì đó. Làm gì cho tù nhân chính trị? Tôi có thể viết kế hoạch,
phương pháp, nhưng tôi không thể thực hiện kế hoạch một mình. Vấn đề ở đây là CON NGƯỜI, là CHÚNG TA có muốn HÀNH ĐỘNG, có
đủ tự tin để đấu tranh CHỦ ĐỘNG, có đủ kiên nhẫn để đấu tranh BỀN BỈ, có đủ
tình yêu để theo đuổi KHÔNG NGỪNG?!
Như
đầu bài viết đã khái quát sơ lược tình hình, nhà cầm quyền đã và đang đàn áp những
người đấu tranh để triệt tiêu phong trào, dập tắt mọi phản kháng. Và họ thực hiện
việc đó một cách bài bản, quyết liệt, tàn bạo. Trong khi đó, chúng ta thì lại
ngồi thương cảm nhau. Nghĩa là không có tự vệ, không có phản kháng nên không có
cả đấu tranh. Thậm chí ngay đến việc đối phó từng sự vụ chúng ta cũng không thể
làm được nữa.
Đã đến lúc chúng ta thôi thương cảm và nghĩ đến việc phải làm thế
nào để bỏ qua sự khác biệt, bỏ qua mâu thuẫn để có thể kết hợp, để chúng ta thực
sự là CHÚNG TA,
để CHÚNG TA có thể làm được điều gì đó chưa? Nước đã tới đâu rồi, thưa các anh
chị và các bạn?!
9-10-2017