Vũ
Thạch
Hầu
như mọi tuyên bố chính sách của lãnh đạo đảng tại các cuộc họp lớn đều được nói
bằng 2 phiên bản, hoặc có 2 ý nghĩa nhắm vào 2 loại đối tượng khác nhau - một
cho nội bộ đảng và một để tuyên truyền đến quần chúng.
Vậy
3 điều mang tính chính sách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nêu tại Hội Nghị
Trung Ương nên được hiểu như thế nào?
Một
cách tóm tắt, ông muốn làm 3 chuyện một lúc:
- Cắt giảm biên chế,
- Cải tổ hệ thống
chính trị cồng kềnh,
- Cải tổ hệ thống
kinh tế đi kèm với cải tổ chính trị.
Trước
hết cả 3 việc trên đều không có gì mới. Trong
nhiều năm qua, những việc này đã được nêu lên bởi các văn phòng thủ tướng, chủ
tịch nước, quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương đảng, và nhiều ban ngành thấp hơn.
Cụ thể như 30% cán bộ dư thừa, cứ 11 người dân phải nuôi một cán bộ, v.v. Nhưng
có thể nói toàn bộ giới lãnh đạo đảng đã chấp nhận chịu thua, vì nếu giải quyết
sẽ đụng đến nền tảng "an toàn chính trị" của đảng.
Đặc
biệt với lập trường quan điểm tư tưởng của ông Nguyễn
Phú Trọng xưa nay, ai cũng thấy chính ông Trọng biết rõ là không làm nổi một,
chứ nói gì tới 3 chỉ tiêu đó. Suốt mấy thập niên, nhân dân đã nghe rất
nhiều những tuyên bố thuộc loại: "Đổi
mới chứ không đổi màu", "hoà hợp chứ không hòa tan", "chống
tự diễn biến, tự chuyển hóa", "tự chuyển hóa là suy thoái tư tưởng",
"ta không đánh ta", "không vô tình làm vỡ bình quí",
v.v. Nếu cộng cả lại thì hy vọng ông Trọng thực sự muốn đổi mới tại điểm này
trong sự nghiệp chính trị của ông chỉ còn là số không hay số âm.
Ảnh: Internet
Vì vậy thông điệp 3 chỉ tiêu này nhắm chính vào nội bộ đảng, và đặc biệt nhắm tới
những "đệ tử" của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn ngồi trên các ghế quyền
lực. Nói cách khác, đây là một lời cảnh cáo khó có thể hiểu lầm và rất nghiêm
khắc về những gì sắp đến:
- Cắt giảm biên chế có nghĩa là quyền lực sẽ được thu tóm lại vào một
vòng nhỏ hơn. Không
để tình trạng chia quyền quá rộng như hiện nay.
-
Từ đó, cải tổ hệ thống chính trị nghĩa là chấm dứt
tình trạng nhập nhằng quyền lực giữa 2 phe. Các ghế do tay chân ông Dũng
đang nắm sẽ bị loại bỏ hay thay thế nhân sự.
-
Và sau cùng, để củng cố hàng ngũ của mình, ông Trọng hứa
hẹn các lợi nhuận kinh tế đi kèm với thay đổi chính trị đó.
Câu
hỏi còn lại là tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không lẳng lặng tiến hành mà lại
công khai cảnh cáo như thế?
Câu
trả lời đã khá rõ. Ông Trọng muốn các tay chân của ông Dũng tự xin nghỉ hưu sớm
như loại Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh, thay vì phải quật ngã công
khai như loại Bí thư Thành ủy HCM Đinh La Thăng. Các biểu hiện sát phạt công
khai đều làm thiệt hại cho uy tín đảng và uy tín của cá nhân ông Trọng.
Ông
Trọng cũng biết nỗi lo lớn nhất của các đối tượng này là liệu có giữ được khối
tài sản riêng không nếu hết quyền. Chính vì thế mà cả ông Trọng lẫn bà Ngân đều
lập đi lập lại các hứa hẹn: nếu cần chỉ cách các chức danh CŨ để xoa dịu dân
thôi.
Để
xem có bao nhiêu người trong cánh ông Dũng dám tin vào các hứa hẹn đó.
(10/2017)