„…ông
Phúc vừa phải “đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt
Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố
ưu đãi của các khoản vay”.
“Lời đề nghị khiến nhã” trên lại xuất hiện
trong bối cảnh ngân sách quốc gia Việt Nam có quá nhiều dấu hiệu cạn kiệt và thậm
chí có thể vỡ nợ như trường hợp của Argentine vào các năm 2001 và 2014.“
Từ ‘sụp đổ tài khóa quốc gia’ đến ‘xin tiền không hoàn lại’
Phạm
Chí Dũng
Hình minh họa. (Lê
Anh Hùng)
Vì sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại bộc lộ động tác “xin tiền” một
cách công khai và đã được báo chí nhà nước tường thuật cũng công khai, trong cuộc gặp
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione vào buổi
chiều 20/9/2017 tại trụ sở Chính phủ?
“Lời đề nghị khiếm nhã”
Chín
tháng sau khi bật ra cảm thán cảnh báo chưa từng có trong giới quan chức cao cấp
về “sụp đổ tài khóa quốc gia”, ông Phúc vừa phải “đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn
tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn,
tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay”.
“Lời
đề nghị khiến nhã” trên lại xuất hiện trong bối cảnh ngân sách quốc gia Việt
Nam có quá nhiều dấu hiệu cạn kiệt và thậm chí có thể vỡ nợ như trường hợp của
Argentine vào các năm 2001 và 2014.
Nguyễn Xuân Phúc - nhân vật đang
trở nên quá cám cảnh bởi tư thế phải “đổ vỏ” cho thời thủ tướng trước, giờ đây
rơi vào một vòng xoáy “cơm áo gạo tiền” cho đảng và chính phủ cầm quyền ở Việt
Nam. Đã quá đủ cho vài chục năm vay nợ nước ngoài, chi xài vô tội vạ và bỏ mặc
tham nhũng hoành hành của chính phủ cùng chính quyền các địa phương Việt Nam, để
lại núi nợ công lên đến ít nhất 210 % GDP, tương đương
khoảng 431 tỷ USD.
Sau
“triều đại Nguyễn Tấn Dũng” để lại một núi nợ nần, đến “triều đại Nguyễn Xuân
Phúc” từ đầu năm 2016 đến nay, người ta thấy vị thủ tướng này bắt đầu tỏ ra
kiên quyết những động tác ‘thắt lưng buộc bụng”. Lần đầu tiên sau nhiều năm,
Chính phủ không còn dám bảo lãnh cho vay bạt mạng như thời Nguyễn Tấn Dũng.
Con số vay ODA của nước ngoài từ năm 1993 đến năm 2014 đã lên tới
90 tỷ USD.
Sau khi trừ đi 10 - 12% vốn vay không hoàn lại trong số đó, mỗi năm ngân sách
Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế hàng chục tỷ USD. Mà muốn trả được
số nợ này, Việt Nam lại phải tìm cách “vay đảo nợ” của các tổ chức tín dụng quốc
tế. Trước đây, những tổ chức này vẫn cho Việt Nam vay vốn “đầu tư phát triển”
và vay đảo nợ khá dễ dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bất ngờ thông báo hai “tin buồn”
cho Việt Nam: Việt Nam đã “tốt nghiệp IDA” mà sẽ không được xếp vào loại quốc
gia “xóa đói giảm nghèo”; và từ tháng 7/2017 sẽ không được vay với lãi suất ưu
đãi 0,7 - 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn đến 30 - 40 năm như trước đây, mà mức
lãi suất vay sẽ được nâng lên gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa.
Trong
khi đó, ngân sách Việt Nam vẫn buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải
tiếp tục vay mượn vượt hơn đến 30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi
tiêu thường xuyên khổng lồ của bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng
vũ trang.
Mới
đây, Tiến sĩ Vũ Quang Việt - cựu
chuyên viên tài chính của Liên hiệp quốc - đã công bố một tính toán của cá nhân
ông: tỷ lệ chi cho lực lượng công an ở Việt Nam lên đến
12% chi ngân sách - một mức chi cực kỳ lớn, chưa kể gần 5 tỷ USD chi cho
bộ máy quốc phòng hàng năm.
Phương án “ăn sẵn”
Trong tình thế nước sôi lửa bỏng “chỉ ăn không làm” và “tiền chỉ ra không vào” ấy, dù Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính vẫn có thể thu xếp các khoản trả nợ trong nước bằng cách in thêm tiền, nhưng nguồn ngoại tệ để trả nợ cho nước ngoài thì lại rất hạn hẹp. Đó hẳn là nguồn cơn để Thủ tướng Phúc và Ngân hàng nhà nước như “lên đồng” với chiến dịch thúc giục “huy động vàng và đô la trong dân”.
Và
hẳn đó cũng là nguồn cơn khiến trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một luồng
quan điểm từ giới chóp bu chính phủ về “vay
không hiệu quả thì không cần vay”. Theo đó, hàng loạt đề nghị chính phủ bảo
lãnh vay vốn bổ sung từ nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) - một
doanh nghiệp khổng lồ đang khốn quẫn trong chiến dịch được xem là “chống tham
nhũng” của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng - đã gần như chỉ nhận được cái lắc
đầu quầy quậy của Chính phủ.
Thay
vào đó, dường như giới quan chức chính phủ đang tính đến phương án “ăn sẵn”:
thay vì phải đi vay mượn nhưng sẽ cột chặt thêm trách nhiệm phải trả nợ, cần cố
gắng xin được viện trợ không hoàn lại mà sẽ không gắn với bất kỳ trách nhiệm
thanh toán nào.
Từ
lâu nay ở Việt Nam, viện trợ không hoàn lại nằm trong cơ chế vay vốn ODA vẫn được
xem là “tiền chùa”.
Chỉ
có điều, “xin tiền” nước ngoài vào lúc này cũng không còn dễ dàng nữa.
Không hề hứa hẹn
Chi tiết đáng chú ý là trong buổi gặp Thủ tướng Phúc, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã không có bất kỳ hứa hẹn hay cam kết cụ thể nào về những khoản vay không hoàn lại và có hoàn lại. Dù ông Phúc nói nhiều và không quên ca ngợi “tình bạn của Ngân hàng thế giới với Việt Nam”, chẳng có bất kỳ con số nào được thốt ra từ miệng Ousmane Dione.
Tính
từ năm 2016 khi Nguyễn Xuân Phúc trở thành thủ tướng đến nay, phía WB đã có một
số lần gặp gỡ với giới quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng khác
hẳn với thời gian trước, họ trở nên rất kiệm lời, đặc biệt liên quan đến phát
ngôn về con số.
Hình như sau khi phải chứng kiến cảnh “ăn của dân không chừa thứ gì” ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Ngân
hàng thế giới và Hà Nội đã nhòa nhạt đi nhiều.
Nhưng
lại khá khó hiểu về việc tại sao Nguyễn Xuân Phúc - nhân vật đã có thâm niên
lâu năm trong Văn phòng chính phủ và có thể đã quá biết, quá hiểu về quốc nạn
tham nhũng ODA (nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức) lên tới 40-50% giá trị
dự án tại Việt Nam, vẫn có thể “trơ mặt” đến mức đề nghị “các khoản không hoàn
lại” với WB.
Trong
khi đó, chính thể Việt Nam đã “khai thác có hiệu quả ODA” như thế nào?
Nhân nào quả nấy
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 - 25%. Nhưng đó chỉ là mức “hợp pháp”. Thậm chí tỷ lệ “lại quả” ODA còn lên đến 40% - được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 - 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và “ăn dày” ODA.
Nhưng
vẫn chưa phải hết. Từ trước tới nay, nguồn vốn ODA do các tổ chức tài chính quốc
tế và chính phủ nước ngoài đều quy định hết sức chặt chẽ về việc chính phủ Việt
Nam không được sử dụng số tiền cho vay sai mục đích. Tuy nhiên trong thực tế
“đúng quy trình” của ngân sách Việt Nam, tiền vay nước
ngoài, đặc biệt là vay vốn ODA, có nhiều dấu hiệu đã bị chi sai mục đích và chi
xài vô tội vạ. Tình trạng này rất phổ biến trong 8 năm cầm quyền của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Kể
cả đến thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ít nhất một bằng chứng cho thấy
vốn ODA bị chi sai mục đích.
Tại
một phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 22/12/2016, phía
Chính phủ đã đề nghị dùng 4.482 tỷ đồng vốn ODA để cấp vốn điều lệ cho Ngân
hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội. Câu hỏi đặt ra là ai
và cơ quan nào đã tham mưu cho chính phủ để lấy vốn ODA cấp cho ngân hàng - một
cơ chế thuần túy kinh doanh?
Việc
Chính phủ đề nghị Quốc hội cấp vốn ODA cho giới chủ ngân hàng cũng là một bằng
chứng mới cho thấy dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ rất có thể đã
quen với việc dùng tiền ODA để chi cho những mục đích khác, như thay vì sử dụng
đúng mục đích ODA cho các dự án hạ tầng cơ sở và môi trường, họ đã cắt nguồn vốn
này cho các khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ, thậm
chí còn có thể cắt ODA cho các dự án xây dựng trụ sở hành chính và tượng đài từ
hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng đầy tai tiếng và cực kỳ đáng lên án.
Trong
khi đó, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm
độc lập nào cho một khu vực được coi là nhạy cảm như ODA. Những tổ chức
phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập,
trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định
những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được
một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.
Quá
hiển nhiên, đó là lý do vì sao ngay cả những quốc gia được coi là có “thiện cảm”
với Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ
ODA đối với một chính quyền “ăn của dân không chừa thứ gì”.
Bây
giờ thì không còn có thể mơ đến viện trợ không hoàn lại từ trên trời rơi xuống
như nhiều năm trước.
Tiền nào cũng là tiền. Viện trợ không hoàn lại là tiền của người
dân các nước phát triển đóng thuế cho chính phủ, và những người dân này sẽ phẫn
nộ đến mức nào khi biết tiền của họ đã bị một quốc gia nằm trong nhóm đầu thế
giới về tham nhũng như Việt Nam “ăn không chừa thứ gì”.
Gieo
nhân nào gặt quả nấy. Từ khoảng ba năm qua, không chỉ các dự án cho vay mà cả
viện trợ không hoàn lại từ phương Tây vào Việt Nam đã trở nên rất ít…
Ít
đến mức thảm thiết.
VOA