01.03.2019

NHỚ LẠI NHỮNG KỶ NIỆM XƯA- Dr. Nguyễn Quí Cường

NHỚ LẠI NHỮNG KỶ NIỆM XƯA
Dr Nguyễn Quí Cường


Từ thuở bé cho đến lúc phải rời VN 1990 đi tị nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức tôi đã sống gần 50 năm tại một ngôi nhà ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm sau đổi thành đường Phát Diệm.Khoảng trăm thước bên trái là chợ Cầu Kho và bên phải trước mặt là nhà thờ Cầu Kho.



Dọc theo con đường có 2 cái mương lộ thiên cũng là nơi cung cấp lăng quăng cho các học sinh nuôi những con cá lia thia. Các học sinh tiểu học trường Cầu Kho đi học về ngừng tại mương rồi  lấy vợt ra vớt lăng quăng đem về nhà để nuôi cá. Thời bấy giờ học sinh có thú chơi đá cá hay đá dế.Cá lia thia hay dế thường được đem đến bán ở trước cổng trường tùy theo mùa.
Ngôi nhà cất theo lối xưa có 3 gian và lợp ngói âm dương. Đất thì rộng cho nên nhà tôi có thể trồng nhiều loại cây ăn trái. Nào mít, vú sữa, mận, ổi, đu đủ, xoài mỗi thứ một vài cây và đặc biệt là có 1 hàng năm sáu cây dừa trồng theo bề dọc của miếng đất. Cây vú sữa già cỗi cho trái tuy nhỏ nhưng ngọt.

Chúng tôi dùng vợt hay leo lên cây hái trái. Leo cây thì lựa trái dể hơn, hái nhiều và mau hơn. Mỗi khi cần với tay để hái trái thì tôi kiểm tra cành cây dưới chân có đủ chắc chắn không. Anh Dũng, một ngưòi anh họ, ở xa tới leo lên cây hái trái vô ý đứng lên 1 cành không được chắc khiến cành gẫy và phải đi bịnh viện.
Hái dừa cũng để cho tôi vài kỷ niệm, một lần dùng cây sào để móc dừa, trái dừa rơi sát trán quệt vào gọng kiếng nhưng tôi không hề chi. Một lần nữa ôm thân dừa leo đến ngọn thường thì dừng lại lấy tay vặn trái dừa rồi quăng xuống dưới, lần này lại leo luôn ngọn ngồi. Đúng là lên dễ mà xuống khó quá trời. Một lần cũng tởn đến già, tưởng phải kêu xe chữa lửa đem xuống rồi.
Sau nhà có 1 con lạch dẫn ra sông Cầu Kho Anh Xuân Minh một người anh họ khác làm 1 chiếc "ghe" bằng cách đóng những  tấm ván của những thùng gỗ vào một cái khung chiếc ghe bằng cây rồi trét “trai”  kín những chổ hở của ghe lại. Thỉnh thoảng chúng tôi đẩy "ghe" ra lạch và đi ra con sông Cầu Kho để chèo "ghe" và bơi lội.
Thường chúng tôi bơi lội ở giữa giòng sông vì nước tương đối sạch hơn tuy nhiên vẫn phải chú ý đến đám lục bình cùng đám rác rến đủ loại trôi theo giòng nước.
Cuộc sống rất an nhàn; không có gì lo lắng. Vì gia đình hai người anh họ còn ở ngoài Bắc nên hai anh được ba mẹ tôi nhận nuôi và xem như con ruột. Hai anh đã ra tốt nghiệp đại học 1 y khoa và 1 dược khoa.
Sau 1954 ba mẹ tôi cũng đón tiế̀p và giúp đở nhiều người trong họ từ miền bắc di cư vào miền nam nên chúng tôi được biết thêm nhiều họ hàng.

Sau khi đậu tú tài tôi ghi danh học chứng  chỉ PCB (physique, chimie, biologie) ở đại học khoa học Saigon vì muốn vào trường đại học y khoa phải có chứng chỉ này đồng thời tôi xin làm stage ở pharmacie du Centre ở đường Đồng Khánh Chợ-Lớn, để sau này có thể học lấy thêm bằng dược sĩ. Mỗi năm có cả ngàn học sinh ghi danh học chứng chỉ PCB mà cuối năm chỉ có 2000 đến 300 người đậu và năm đó là năm cuối cùng đại học khoa học còn mở lớp PCB. Năm sau muốn học y khoa thị̀ thi tuyển vào lớp  dự bị y khoa AMP. 
Năm 1968 tôi nhập ngũ theo lệnh động viên.Tôi thụ huấn quân sự khoảng 2 tháng tại trưòng võ bị Dalat vì  trường võ bị Thủ Đức “chê” các sĩ quan khoá trưng tập 10 Nghiêm sĩ Tuấn nên lần đầu tiên trường võ bị Dalat nhận huấn luyện quân sự cho khóa trưng tập y nha dược.  Đặc biệt đối với các y nha  dược sĩ tất cả đều được gắn lon trung úy khi nhập ngũ.
Vào trường võ bị các khóa sinh đưọc yêu  cầu gở  lon  trong lúc học tâp để cho việc huấn luyện dể dàng và cuối tuần khi ra khỏi trường võ bị thì được đeo lon để đi ra chợ Dalat “bát phố”.
Sau khi được huấn luyện quân sự chúng tôi trở về trường quân y học thêm về hành chánh quân y và sau đó bắt thăm chọn đơn vị. Tôi chọn đơn vị ở Kiên Giang vì có quen với ds Hội ở tỉnh này.Trong thời gian tại ngũ tôi phục vụ tại bịnh viện tiểu khu Kiên Giang cùng với ds Nguyễn Bảo Côn k67,  Ds Côn lo về tiếp liệu còn tôi lo về xét nghiệm. Bác sĩ chỉ huy trưởng là bác sĩ Bùi Trọng Nghiêm, bác sĩ Nguyễn Huy Lục lo phòng khám ngoại chẩn ngoài ra còn nha sĩ Phước.
Sau đó tôi xin chuyển về Quân Dược Viện, lúc này đơn vị còn ở trong căn cứ 70 với dược sĩ Nguyễn văn Dưỡng là quyền chỉ huy trưởng.
Sau một thời gian Bác sĩ dược khoa Trần Tấn Thông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng thế ds Dưỡng và Quân Dược Viện dời cơ sở qua Khánh Hội .




Ở đây lúc đầu còn có ds Trần văn  Đông k65 chỉ huy phó, ds Tuấn k64, ds Châu k67, ds Giao k67 cùng làm việc nơi đây. Tại Quân Dược Viện. Ds Châu và tôi được thăng cấp đại úy và có chuẩn tướng Vũ ngọc Hoàn cục trưởng cục quân y đến đự lễ.
Sau này khi tôi sắp biệt phái về bộ Y Tế, về  Viện Quốc Gia Y Tế Công Cộng (VQGYTCC) thì có 1 số dược sĩ được thuyên chuyển đến Quân Dược Viện như Ds Phu k67, Ds Trường , Ds Tú, Ds Thọ, Ds Ước v.v.  

VQGYTCC lúc đầu ở Trần Hoàng Quân trước là cơ thể học viện của trường đại Y Khoa  sau một thời gian mới dời qua cơ sở mới xây cất ở Chánh Hưng Viện trưởng VQGYTCC là bác sĩ Đặng Quốc Phú, Bs Huỳnh Đức Tình phó viện trưởng,  Bs Nguyễn văn Ba  trưởng khối thí nghiệm, Bs Thiều khối huấn luyện, Bs Văn văn Của khối cộng đồng. Các dược sĩ làm việc ở dây còn có có Ds Hoàng 66, Ds Châu 67, Ds Kiên 67, Ds Liên 67, Ds Tạo 67, Ds  Xuân 68 , Ds Anh 68, Ds Thanh Hà, Ds Đại.
Có 4 kỹ sư Phú Thọ đến làm ở Viện : Ks Quang, Thăng, Thắng, Khoa. Các tá viên xét nghiệm có: cô Huệ, cô Ngọc, cô Nguyệt (vợ ks Thắng), cô Hương, cô Tý.
Chủ sự phòng hành chánh là anh Khanh cùng các cô Lạc, cô Láng , cô Yến (thỏ), cô Cúc , cô Ái Liên, cô Lan  (vợ của ds Xuân), cô Mai, cô Diễm, cô Chanh (vợ ks Quang), cô Đào Hương.
Một số nhân viên tôi còn nhớ tên như Bs Thạch (có thời làm thuyền trưởng), Bs Hào (Huế), Ds Hà ngọc Sơn, Ds Nguyễn Hùng Chất, Ds Nguyễn văn  Nhi, các anh Thành , Thìn, Nhơn, Tiếu, Miễn, Chung cũng như các bà Huân, bà Cúc, bà Liêu.
Tôi làm việc ở đây cho đến khi cộng sản xâm chiếm miền Nam vào năm1975.
Sau một thời gian ở trong "trại cải tạo" tôi trở về nhiệm sở cũ với tên Viện Vệ Sinh. Ban lãnh đạo gồm bs Nguyễn Bát Can giám đốc, bs Nam Hà, nữ bs Mười Hai, nữ bs Bích Hà, Anh Hai Nhàn phó giám đốc lo về hành chánh.                        
Ít lâu  sau bsTruyền yk65 ̣(chị Truyền cũng là 1 yk68) được bổ nhiệm làm phó giám đốc chuyên môn.
 Năm 1983 tôi theo học 1 khóa châm cứu do thành đoàn tổ chức.Sau 3 tháng học tập được cấp 1 chứng chỉ châm cứu 1.Thành đoàn cho biết sẽ tổ những khóa kế tiếp nếu có điều kiện.
Năm 1984 Sở Y tế thành phố HCM ở đường Hồng thập Tự - Bộ Y Tế cũ - tổ chức khóa châm cứu chuyên sâu 9 tháng dành cho Y Nha Dược sĩ cùng các lương y nên tôi ghi danh học. Một trong các giảng viên là bs Trương Thìn yk68. Khi làm việc tại Akuna Waldbrunn một hôm trò chuyện với bs Đào công Cần mới biết bs Cần cũng có theo học khóa châm cứu trên.
Sau các khóa châm cứu lại được anh Duy Toản, một huynh trưởng hướng đạo, cho hay cụ Lê Mộng Ngọ có mở lớp châm cứu tại nhà và rủ cùng đi học.Cụ Ngọ có trao cho mổi học viên mới 1 khúc cây nhỏ bằng đồng dài độ 10cm , một đầu như đầu viết bic. Đầu này sẽ ấn vào huyệt thay vì dùng kim để châm.Lớp học có độ chục học viên.
Cụ Ngọ mở lớp vì muốn truyền nghề lại cho các thế sau. Cụ nhận bịnh, vừa chữa bịnh vừa hướng dẫn cho các học viên. Cụ chữa bịnh và dậy học miễn phí.Cụ thành lập nhóm Chỉ Châm Liệu Pháp còn gọi Trường Phái Đại Đô.Tôi đi học được khoảng 2 năm thì được phép xuất cảnh qua CHLBD.Sau này khi Cụ Ngọ đi Mỹ lớp học được trao lại cho cụ Thu Lương.
CHLBĐ đã cho gia đình tôi visa nhập cảnh từ năm 1979 nhưng nhà cầm quyền công sản lấy lý do là tôi thuộc diện “khoa  học kỹ thuật “ nên giữ lại không cho phép xuất cảnh cho đến năm 1990 mới đồng ý cho đi.
Như vậy sau 15 năm sống chung với cộng sản gia đình tôi được cộng sản cho phép đi Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ)  năm 1990.
Đến Munich gia đình tôi được đưa vào trại tị nạn. Chúng tôi được đưa đi khám sức khỏe sau đó chờ ghi danh khóa học tiếng đức.Hơn một năm học tiếng đức nhưng thấy không đi đến đâu. Đi tìm việc làm không phải dể dàng với cái tuổi năm mươi.
Năm 1993 ds Tạ văn Dưỡng, anh của bs Tạ văn Năng y68  giới thiệu tôi vào” Hội Người Việt Tỵ Nạn Cao Niên Munchen-Bayern” .Hội viên phải đủ 50 tuổi mới được thu nhận làm hội viên.
Tôi gia nhập hội từ đó đến nay cũng được 26 năm.
Mục đích của Hội theo điều mở đầu của NỘi Qui:  Mục đích của la  Người Việt Tỵ Nạn Cao Niên là để Quý-vị Cao Niên ngụ tại München và vùng phị cận có cơ hội gần gũi nhau, chia vui sẻ buồn trong hoàn cản hiện tại nơi đất khách quê người, trong tình yêu thương và đoàn kết.
Các sinh hoạt của Hội nhằm phụng-vụ văn-hóa và xã-hội.
Hội cũng sẵn sàng đóng góp ý-kiến xây-dựng cho những vấn đề khó khăn giữa cộng-đồng Người Việt Tỵ Nạn.
Năm ngoái hội có tổ chức kỷ niệm 31 năm thành lập hội và trong Bản tin ngày kỷ niệm có đăng nhiều tin tức và hình ảnh sinh hoạt hộ̣i trên 30 năm dã qua.
Bản tin do HV Đàm văn Tiếu phụ trách từ ngày thành lập hội đến nay la 31 năm.
Ban đầu Bản Tin Cao Niên chỉ có 4 trang đánh  máy sau nâng lên đến 60 trang như bây giờ, gồm phần thông tin nội bộ, phần tin tức cùng những vấn đề liên quan đến cộng đồng Người Việt Tỵ-Nạn, đến quê hương Việt-Nam và tin thế giới và khäo cứu v.v. .

 Cùng năm 1993 Bs Nguyễn văn Thông  có tìm gặp tôi và nói Trung tâm châm cứu “Akupunktur Zentrum” cần bs châm cứu để phát triển thêm chi nhánh tuy ngoài bs Thông còn có bs Thái văn  Toại và bs Đoàn Minh Quang đang làm việc tại Akuna.
 AKUNA được thành lập từ năm 1978 có trụ sở chánh tại thị trấn Walbrunn.Cơ sở là 1 khách sạn Kurhotel Sockenbacher Hof.Hai từng lầu dùng làm khách sạn , từng trệt là tiệm ăn và phòng mạch. Akuna cách Munich trên 300 km về hướng tây bắc.
Akuna dành riêng 1 phòng ngủ cho các bác sĩ và các bác sĩ được ặn uống miễn phí tại tiệm ăn vì các bác sĩ thường ở xa nơi làm việc nên thứ hai đi làm và ở luôn tại Waldbrunn cho đến trưa thứ sáu mới đi về nhà.
Akuna đã có 1 chi nhánh ở Eberbach nay muốn phát triển thêm nên cần bác sĩ châm cứu.
Trong thời gian lo giấy tờ để xin phép hành nghề và gia nhập y sĩ đoàn, Akuna mở thêm 2 chi nhánh tại Viechtach và có nhận thêm bác sĩ Cần và nữ bác sĩ Phượng yk66. Sau đó lại thêm nữ bác sĩ Tuyết đến làm việc cho Akuna.
Bác sĩ Quang, đồng khóa với bs Cần và bs Phượng, được điều đến Akuna Mannheim khi chi nhánh này khai trương. 
Các  bác sĩ  Việt Nam phụ trách về châm cứu còn các bác sĩ  người Âu châu như bác sĩ 
Finiwick.,  bs Ruggiro  , bs Pawelke  lo việc nhận bịnh và cho thuốc men.
Thời gian trước khi các bs y khoa Saigon đến cộng tác với Akuna bs Lương lễ Hoàng đã làm việc nơi đây nhưng được vài năm thì xin nghỉ việc và mở phòng châm cứu riêng nhưng thất bại.
Đến năm 1996 tôi được giấy phép hành nghề và gia nhập y sĩ đoàn và chính thức làm việc cho trung tâm châm cứu Akuna.

Năm 1997 Akuna mở thêm 1 Kurklinik Schmelmerhof  tại Bad Aibling  cách Munich 60 km.Tại Bad Aibling hay Viechtach phòng trọ có cả bếp nữa nên thỉnh thoảng các bà vợ lại tháp tùng chồng đến các trung tâm Akuna nghỉ ngơi.
Thời điểm này là thời vàng son của Akuna. Chi nhánh Bad Aibling ngày có 60 đến 100 bệnh nhân đến châm cứu nên cần từ hai đến ba người châm cứu do đó thỉnh thoảng Akuna có nhận thêm châm cứu gia người tàu.
Bs Toại , bs Cần và tôi thay phiên làm việc tại Bad Aibling cho đến khi bs Toại nghỉ việc và đi Mỹ. Tiếp đến bs Cần về hưu. Tôi tiếp tục làm nhưng chỉ được một thời gian thì trung tâm Akuna đóng cửa sau gần 30 năm hoạt động.
Về hưu thỉnh thoảng có dịp tôi lại qua Paris hay qua Mỹ gặp lại bạn bè thân hữu.

Hẹn gặp lại các bạn.
Nguyễn Quí Cường