16.01.2019

Merkel: Đức nhận thức được trách nhiệm về tội ác của Đức Quốc xã ở Hy Lạp-Lê-Ngọc Châu

Merkel: Đức nhận thức được trách nhiệm 
về tội ác của Đức Quốc xã ở Hy Lạp

* Lê-Ngọc Châu
(Theo AFP Thứ Sáu, ngày 11 tháng 01 năm 2019)
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos. (Nguồn: ekathimerini.com)
 © ekathimerini.com Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos. (Nguồn: ekathimerini.com)
Dẫn nhậpNhân cuối tuần đi dạo trên internet thì thấy tin ở trên nên tôi chuyển ngữ nhanh để giới thiệu cùng độc giả. Rõ ràng một điều, các vị nguyên thủ quốc gia hoặc Thủ tướng Đức hay đại diện nước Đức đi công du các quốc gia từng là nạn nhân dưới thời Đức Quốc Xã thì xưa nay họ đều công khai lên tiếng xin lỗi, nhận trách nhiệm lịch sử dù họ không phải là người gây ra tội ác nhưng với tư cách là những người trách nhiệm lãnh đạo quốc gia.


Trong khi đó, nếu nhìn sang Trung cộng quý vị có thấy họ lên tiếng gì về vụ thảm sát Thiên An Môn (tôi chưa nghe họ xin lỗi gia đình nạn nhân vốn là người Tàu). Nhìn qua lịch sử Việt Nam, điển hình chúng ta ngược dòng lịch sử, ngược thời gian lui về quá khứ thì Vụ Thảm Sát Mậu Thân 1968 của Việt Cộng là một dữ kiện lịch sử khó quên. Nhiều bào chí, ký giả ngoại quốc, ký giả Đức Việt - những nhân chứng sống -  cũng như thân nhân của các nạn nhân, đặc biệt ở Huế bị VC và tay sai giết hại - đã phổ biến hình ảnh, đã viết, kể lại mà có lẽ chúng ta ít nhiều có lần đã đọc qua. Ngay cả ký giả nổi tiếng của Đức, Uwe - Siemon - Netto cũng tường thuật khá rõ ràng trong quyển sách của ông ta: "DUC, der Deutsche. Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten (Duc, the German. My Vietnam. Why the wrong ones won)". Ký giả Netto đã ghi lại rõ ràng tội ác, các hành động dã man của VC và tay sai gây ra ở Huế mà ông là nhân chứng đã nhìn thấy trong tác phẩm của ông .

50 năm trôi qua, Thảm sát Mậu Thân 1968 người dân Miền Nam Việt Nam, nhất là dân xứ Huế không bao giờ quên. Khác với Đức, khác với cựu Tổng Thống Đức hay Thủ tướng Dức, mỗi khi đi công du Âu Châu đến các nước mà dân của các nước này từng bị Đức Quốc Xã tàn sát hay khi viếng thăm Do Thái họ đều công khai lên tiếng xin lỗi. Đối với Hy Lạp, không những TT Đức Joachim Gauck trong chuyến thăm Hy Lạp năm 2014 mà hôm 11.01.2019 vừa qua ngay cả bà Merkel, thủ tướng Đức đã Joachim Gauck đã xin lỗi về tội ác chiến tranh của Đức năm 1941-1944.

Rõ ràng khác xa Đức, VC và những kẻ đồng lõa gây tội ác trong dịp Tết Mậu Thân 1968 đối với những người cùng dòng máu, cùng màu da cho đến nay hầu như họ im hơi lặng tiếng CHƯA một lời xin lỗi. Lịch sử bất biến và luôn còn đó. Khi nào thì họ mới có được sự can đảm "nói xin lõi" như người Đức, và có sự "lột xác" từ phía những kẻ gây ra tội ác ở Việt Nam?
Hoan hỷ cho mọi sự vì người viết chỉ đề cập đến dữ kiện lịch sử có thật, không gì khác. (LNC)
                         

Thủ tướng Đức Angela Merkel (CDU) đã tuyên bố trách nhiệm của mình đối với tội ác của Đức Quốc xã ở Hy Lạp trong chuyến thăm Athens. "Chúng tôi biết Đức đã mang lại bao nhiêu đau khổ đối với Hy Lạp trong thời kỳ phát xít", Thủ tướng Merkel nói hôm thứ Sáu 11.01.2019 tại Athens. Đức đã nhận thức được trách nhiệm lịch sử của nó.
Như một bài học, Đức đang làm mọi thứ có thể để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hy Lạp và hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai quốc gia, Merkel đã nói tiếp tục. Nữ Thủ tướng đã gặp vào thứ Sáu tại Athens trong đó có Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos qua một cuộc trò chuyện. Tại ngôi mộ của người lính vô danh ở Athens, bà ta đã đặt vòng hoa.
Ở Hy Lạp, đòi hỏi bồi thường của Đức đối với các tội ác đã gây ra trong thời kỳ chiếm đóng của Đức quốc xã (1941-1944) đã liên tục được nêu ra trong những năm gần đây. Do cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, đưa mối quan hệ Đức-Hy Lạp vào thử nghiệm, những yêu cầu này đã được thúc đẩy mạnh. Tòa án Kiểm toán Hy Lạp ước tính đòi hỏi bồi thường trong quá khứ ở mức 162 tỷ euro.
Trái ngược với Hy Lạp, Đức coi yêu cầu bồi thường là giải quyết hợp pháp theo hiệp định năm 1960 và theo hiệp ước hai cộng bốn năm 1990. Cựu Tổng thống Đức, Joachim Gauck đã xin lỗi về tội ác chiến tranh của Đức trong chuyến thăm Hy Lạp năm 2014.
Trong thời kỳ Hitler - Đức chiếm đóng từ tháng 4 năm 1941 đến tháng 9 năm 1944, có khoảng 300.000 người Hy Lạp đã bị giết. Đức quốc xã đã gây ra nhiều vụ thảm sát. Ngoài ra, vào năm 1942, các lực lượng chiếm đóng đã vay một khoản vay bắt buộc từ ngân hàng trung ương Hy Lạp, lúc đó ước tính gần 500 triệu Reichsmark.
Núi nợ của Hy Lạp đã đưa quan hệ Đức-Hy Lạp vào thử nghiệm cứng rắn trong những năm gần đây. Các chương trình cắt giảm  do các chủ nợ quốc tế áp đặt để đổi lấy" ba gói tiền cho vay" đã khiến Hy Lạp rơi vào khủng hoảng. Nhiều người Hy Lạp coi Merkel là một trong những người chịu trách nhiệm chính cho các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nghiêm ngặt.
Không giống như các chuyến thăm trước, lần này không có các cuộc biểu tình quá lớn chống lại Thủ tướng Merkel. Vào tối ngày 10.01.2019 đã có vài cuộc đụng độ dữ dội ở Athens giữa những người biểu tình và cảnh sát trong các cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Merkel. Trong cuộc trò chuyện với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, Merkel đã ca ngợi vào tối thứ Năm các hiến sinh, những người đã cung cấp cho Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong khi đó, lãnh đạo của đảng FDP (ghi chú thêm: đảng Tự Do Dân Chủ Đức), Christian Lindner cảnh báo chống lại viện trợ tài chính tiếp tục cho Athens. Đoàn kết nên "duy trì, ràng buộc chặt chẽ với bồi thường", ông nói với tờ báo "Passauer Neue Presse (PNP)". Trong việc tư nhân hóa và tự do hóa thị trường, Hy Lạp đã mất một năm nữa và sự liên kết san bằng về thuế VAT ở cấp EU đã bị hủy bỏ.

©       Lê-Ngọc Châu – (Nam Đức, Đầu Năm 2019, chiều ngày 13.01.2019)