KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU
Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng
Nước Việt Nam có 3 miền: Bắc, Trung và Nam. Người mỗi miền có một giọng nói khác nhau. Do đó, người ta có thể nhận biết nguồn gốc của một người, căn cứ trên giọng nói. Mặc dầu những người miền Bắc có thể ở chung cùng một vùng, nhưng không phải tất cả đều có chung một cách phát biểu ngôn ngữ hoặc chung một phong thái trong khi đối thoại.
Sau khi người Pháp chiếm xong Việt Nam, họ bắt đầu tìm cách khai thác thuộc địa mới.Đất đai phì nhiêu ở miền Đông Nam phần được biến thành những đồn điền cao su và công nhân Việt Nam được trả lương với giá rẻ mạt. Những người phu làm ở đồn điền cao su được đưa vào từ miền Bắc hoặc phía Bắc của miền Trung. Đa số là những người lang thang không có công ăn việc làm, những người tù vừa mãn hạn, những người ít học, hoặc những người không thành công ở chính quê hương họ. Trong số này có Hồ chí Minh. Người Pháp gọi những người này là Cu-li (Coolies). Đám cu li này làm hầu hết những việc nặng nhọc hay dơ bẩn mà Tây thuộc địa giao phó. Bọn Cộng Sản tìm cách len lỏi vào hàng ngũ cu li tuyên truyền, dẫn dụ để tăng cường lực lượng.
Vào năm 1954, hiệp định Geneva đuợc ký kết. Trong khoảng thời gian 3 tháng, người Việt có thể chọn lựa vùng đất mình muốn cư trú, tùy theo ý kiến chính trị cá nhân. Một triệu nguời Bắc đã di cư vào Nam. Đa số thuộc thành phần:
- Trí thức
- Công giáo
- Bị hành hạ hoặc có thân nhân bị sát hại trong khoảng 1945-1954 khi Việt cộng đã kiểm soát được một số vùng ở miền Bắc.
- Đã nhìn thấy cái gian trá quỷ quyệt của Việt cộng.
- Sĩ quan và binh sĩ đã từng chiến đấu chống lại Cộng Sản từ 1945-1954. Đa số những cảm tử quân miền Bắc, sau này trở thành những chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến và tiếp tục chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ.
Sau khi vào Nam, người Bắc di cư đã nói lên những lý do tại sao họ phải rời nơi chôn nhau cắt rốn cho người miền Nam hiểu. Họ viết sách, truyện, thơ, nhạc, kịch… và các tác phẩm văn chương nghệ thuật đã phát triển tối đa trong giai đoạn này. Họ tiếp tục phát huy truyền thống 4000 năm văn hiến của Việt Nam mà họ đã hấp thụ được.
Năm 1975, sau khi cướp được miền Nam, bọn Cộng sản Bắc Việt tràn vào đông như châu chấu, cào cào để hôi của. Cũng có nhiều người Bắc không may bị kẹt lại vào năm 1954, sau 20 năm bị nhồi sọ giáo điều Cộng sản bởi Hồ Chí Minh và bè lũ, cũng đã trở thành tham lam, ganh ghét và tàn nhẫn. Biến cố 1975 đã là một dịp cho bọn Việt cộng, từ lãnh tụ đến tép riu, trổ tài trấn lột tài sản của những người sống ở phía Nam vĩ tuyến 17.
Dần dà, người miền Nam nhận thấy đám dân Bắc tới sau 1975 hầu hết là thiếu học thức và ngu dốt. Phong thái đối thoại nghiêm chỉnh và nền nếp của miền Bắc một thời xa xưa đã bị Việt cộng phá sập để rồi biến thành một thứ ngôn ngữ sống sượng, trơ trẽn và vô giáo dục: giọng nói của bọn xâm lăng quỷ quyệt!
Một người lớn tuổi sinh trưởng ở trong Nam đã phát biểu những nhận xét của mình sau khi đã tiếp xúc với 3 loại người Bắc:
- Nhóm thứ nhất: Coolies của Pháp nói theo lối ít học.
- Nhóm thứ hai: di cư năm 1954, ăn nói văn hoa.
- Nhóm thứ ba: xâm lăng năm 1975, nói năng hạ cấp, đối xử thô bạo
Mặc dầu cùng một phần đất đã sinh ra họ, nhưng sự trau dồi kiến thức, trình độ giáo dục, văn hóa, chính trị, đạo đức, phong thái và tài sản đã xác định rằng: “ KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU…”
Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng