17.01.2016

Người Tàu không muốn làm láng giềng với Việt Nam

Người Tàu không muốn làm láng giềng với Việt Nam
Người Tàu chờ lên máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 15 tháng 5, 2014.

Mới đây, Hoàn cầu Thời báo phiên bản tiếng Hoa đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến với tên gọi “Hãy chọn láng giềng của mình”, với nội dung, nếu có thể “là Chúa” thì họ sẽ lựa chọn lại những quốc gia láng giềng của Trung Hoa như thế nào.
Hơn 200 nghìn cư dân mạng đã trả lời 3 câu hỏi với hơn 1.600 lời bình luận: “Bạn nghĩ quốc gia láng giềng sẽ phải như thế nào?”; “Quốc gia láng giềng nào bạn muốn chuyển đi nhất và quốc gia nào bạn muốn giữ lại?”; “Quốc gia nào bạn muốn đặt bên cạnh Trung Hoa?”

Những quốc gia nằm trong danh sách muốn bị “chuyển đi” gồm Phi Luật Tân (11.671 phiếu), Việt Nam (11.620 phiếu), Bắc Hàn (11.024 phiếu), Ấn Độ (10.416 phiếu), Afghanistan (8.506 phiếu), và Nam Dương (8.167 phiếu).
Hầu hết các quốc gia này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng.
Ông Ge Hanwen, một chuyên gia khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nói với Hoàn cầu Thời báo: “Phi Luật Tân và Việt Nam đã liên tục làm rùm beng trên vùng biển Nam Trung Hoa. Đây là lý do tại sao họ để lại ấn tượng xấu với người Trung Hoa”.
Đứng đầu danh sách muốn bị “chuyển đi” là Nhật Bản với 13.196 phiếu.
Giáo sư Su Li Zhou của Đại học Chính trị và Luật pháp Tây Nam nói với Hoàn cầu Thời báo rằng cư dân mạng Trung Hoa muốn “chuyển Nhật Bản đi” là vì chính phủ Nhật Bản đã không xin lỗi về các vấn đề lịch sử và việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư khiến mối quan hệ Trung Hoa lục địa và Nhật Bản trở nên xấu đi.
Trong một cuộc khảo sát khác của Trung tâm Nghiên cứu PEW ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam là hai nước có quan điểm rất tiêu cực về Trung Hoa lục địa với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74%.
Về quan hệ với Trung cộng, gần 3/4 người Việt Nam cho rằng cứng rắn với Trung cộng về tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn là có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với nước này.
Theo Global Times, VOA.

BBT: Dân Tàu cộng không ưa Việt Nam cũng phải! 


Bưởi chưng Tết khắc hình bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay theo sáng kiến của nông dân xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Bưởi 'Hoàng Sa - Trường Sa' ra đời nhằm “góp phần đưa vấn đề chủ quyền biển đảo đến với nhiều người dân Việt Nam trong và ngoài nước”.