“Đã có lần tôi ngồi nói chuyện với trưởng JICA ở Việt Nam, cơ quan viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam, ông ấy nói có lần về
địa phương, công chức địa phương mời ông những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở
Nhật họ cũng không dám uống những chai rượu như thế cả. Ngoài ra tiêu dùng
những thứ rất đắt tiền, đồng hồ, điện thoại, ô tô…cao hơn rất nhiều với mức
sống. Thế nên ông ấy mới nghĩ bụng, như vậy thì Nhật Bản còn đi viện trợ cho
Việt Nam làm gì nữa”
“Công chức Việt
uống rượu xịn hơn Nhật, viện trợ cho VN làm gì nữa?”
Theo thống
kê của các sở y tế trên cả nước, chỉ trong 8 ngày Tết, cả nước có hơn 5000
trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 13 người tử vong. Trong đó,
nguyên nhân của rất nhiều vụ đánh nhau ngày Tết là do say rượu bia.
Đánh giá về
mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Tôi nghĩ có một con số mà người Việt chẳng
đáng tự hào gì đó là người Việt tiêu thụ bia nhiều nhất trong khu vực. Nhất là
trong điều kiện Việt Nam là một nước nghèo, thu nhập thấp, chắt chiu nhiều, vẫn
phải ngửa tay đi xin viện trợ và còn nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo cần
phải làm trong nước”.
Theo bà Lan,
trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng mức tiêu thụ rượu bia lại ở mức cực kỳ
vô lý.
“Tôi cũng không hiểu nổi những người đàn ông
Việt Nam. Trong khi người phụ nữ trong gia đình phải vất vả kiếm tiền, chung
sức làm việc nuôi gia đình, cùng nuôi con cái, tạo điều kiện cho con cái học
hành, thì đàn ông lại tiêu thụ rượu bia nhiều đến thế”, vị chuyên gia nhấn
mạnh.
Càng tàn tệ
hơn, rượu bia là nguyên nhân của tai nạn giao thông, bạo lực trong gia đình.
Chỉ vì rượu bia mà mất hết lý trí, tàn sát, đâm chém kể cả người thân, gia
đình, hàng xóm…
“Mỗi dịp Tết tôi quá buồn về những con số về
tai nạn giao thông. Mà trong đó có hơn 70% tai nạn giao thông nguyên nhân do
rượu bia. Đó là chưa kể, bệnh tật do rượu bia, gây ra gánh nặng cho xã hội, gia
đình. Tôi làm việc, biết những người có trình độ hẳn hoi nhưng có thói quen
uống rượu bia quá nhiều, đến lúc bệnh tật, tử vong ở độ tuổi còn rất trẻ”,
bà Lan xót xa.
Bà Lan cho
rằng, mặc dù Nhà nước đã có lệnh cấm không sử dụng rượu bia trong giờ làm việc,
bữa trưa nhưng thực tế không cấm được hoàn toàn. Thậm chí đi về các nơi có thể
thấy, người nhà nước, quan chức ở các địa phương dùng những chai rượu rất đắt
tiền.
“Đã có lần tôi ngồi
nói chuyện với trưởng JICA ở Việt Nam, cơ quan viện trợ của Nhật Bản cho Việt
Nam, ông ấy nói có lần về địa phương, công chức địa phương mời ông những chai
rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật họ cũng không dám uống những chai rượu như thế
cả. Ngoài ra tiêu dùng những thứ rất đắt tiền, đồng hồ, điện thoại, ô tô…cao
hơn rất nhiều với mức sống. Thế nên ông ấy mới nghĩ bụng, như vậy thì Nhật Bản
còn đi viện trợ cho Việt Nam làm gì nữa”, bà Lan kể lại câu chuyện.
Theo bà,
Việt Nam không chỉ đứng top đầu về mức độ tiêu thụ rượu bia nhiều nhất nhất thế
giới mà còn có tình trạng, nhiều quan chức của tỉnh nghèo đang phải ngửa tay
xin viện trợ nhưng tiêu dùng rất hoang phí, không thích đáng.
“Tuy ông ấy không nói ra nhưng tôi nghĩ trong
đầu ông ấy đang đặt câu hỏi những người đó sử dụng như vậy, phải chăng một phần
tiền viện trợ đang chảy vào túi quan tham chứ không phải về đến tay người dân
nghèo”, bà Phạm Chi Lan nói.
Cũng có
nhiều ý kiến cho rằng cần đánh mạnh vào thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia
để hạn chế tình trạng này. Trước ý kiến này, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng
đây là việc nên làm. Theo bà nên đánh vào thuế rượu bia để giảm thuế, những chi
phí khác cho người dân như xăng dầu, chi phí tăng lên cho giáo dục, y tế…Nên
tăng thêm thuế rượu bia để giảm đi những chi phí khác cho xã hội.
Hiện nay các
nhà máy bia đua nhau mở ra, đó là nguồn thu cho địa phương. Chính vì thế mà có
những chuyện như tỉnh nọ, tỉnh kia ra lệnh cho các cơ quan, doanh nghiệp sử
dụng sản phẩm trong tỉnh nhà.
Theo chuyên
gia Phạm Chi Lan, để giải quyết bài toán giữa một bên là thu ngân sách và một
bên là hạn chế tiêu thụ rượu bia, thì nên tăng thu từ những cửa hàng kinh doanh
rượu bia.
“Các cửa hàng bia mở ra tràn lan chứng tỏ họ
thu được lời ghê gớm trong việc tiêu thụ. Đã có lần báo chí đã đưa, có người
nước ngoài nhận xét cái dễ tìm nhất ở Việt Nam là cửa hàng bia vì nó có ở khắp
nơi. Chính vì vậy tôi nghĩ đánh vào người tiêu dùng, người sản xuất đã đành
nhưng đánh vào người kinh doanh như vậy. Họ là người trực tiếp đưa rượu bia
tiêu thụ ra thị trường, trực tiếp khuyến khích người sử dụng”, Chuyên gia
kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
Tuy nhiên
thuế má cũng chỉ là một phần bởi người uống rượu bia đủ tầng lớp, người giàu,
nghèo đều có. Người giàu dùng rượu bia đắt tiền, còn người nghèo kiếm được 1
chút tiền, một chút tích lũy thì việc đầu tiên là mang đi nhậu. Chính vì thế,
vị chuyên gia cho rằng, đòn về kinh tế không thể giải quyết được các vấn đề
rượu bia ở Việt Nam, gốc rễ của vấn đề nằm ở văn hóa tiêu dùng. Ngoài việc giáo
dục, tuyên truyền, theo bà Lan cần có biện pháp trừng phạt mạnh hơn với trường
hợp sử dụng rượu bia quá nhiều.
Trong một
cuộc họp bà Phạm Chi Lan đã từng phát biểu, Việt Nam xuất khẩu gạo được 3 tỷ USD, nhưng
chi ra 3 tỷ USD để tiêu thụ bia.
Con số mà bà
nêu ra đủ cho thấy mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt như thế nào. Mỗi năm
Việt Nam chỉ xuất khẩu gạo được khoảng 3 tỷ USD, trong đó chưa kể tiền đầu tư
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi, đường sá…Nếu tính tất cả các chi phí
thì trong 3 tỷ đó chúng ta chỉ thu được hơn 1 tỷ.
“Vậy bao nhiêu công sức của hơn 5 triệu nông
dân vật lộn với ruộng đồng làm ra gạo chỉ đáng ngang tiền uống bia, như thế có
đáng không? 3 tỷ đó có đáng với công sức của nông dân hay không. Điều này không
bõ chút nào với việc tiêu thụ rượu bia nhiều như thế”, bà Lan nhấn mạnh.
(Theo
Infonet)