Bức hình Đức Đạt Lai
Lạt Ma tại Tây Tạng hôm 10 tháng 3 năm 2016 AFP photo
Trong công hàm ngoại giao gửi cho Liên Hiệp Quốc và
nhiều quốc gia khác, chính phủ Bắc Kinh kêu gọi đại diện của tổ chức và các
nước đừng cử người tham dự cuộc hội thảo của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay trực tiếp
gặp Ngài.
Buổi nói chuyện này sẽ diễn ra ngày mai ở Geneve, Thụy
Sĩ, dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ và Canada.
Công hàm ngoại giao của Trung cộng cáo buộc Đức Đạt
Lai Lạt Ma là người chủ trương chia rẽ dân tộc, muốn Tây Tạng độc lập, vì thế
sự hiện diện của Ngài ở Geneve là điều không thể chấp nhận được. Công hàm cũng
nhắc lại nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc và của các nước khác là phải tôn trọng
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Hoa Lục.
Tại Geneve, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho hãng thông
tấn Reuters biết rằng ngoài Đức Đạt Lai Lạt Ma, cuộc hội thảo còn có sự tham dự
của nhiều khôi nguyên Nobel hòa bình khác.
Viên chức này cũng tiết lộ trước khi cuộc hội thảo bắt
đầu, một bản tuyên bố mang chữ ký của nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ
được công bố, với nội dung phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục vi phạm nhân quyền.
Buổi hội thảo này được điều hợp bởi bà Kate Gilmore,
Phụ Tá Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Hoa Kỳ chỉ trích Trung
cộng về nhân quyền
Toàn
cảnh ngày khai mạc phiên họp thứ 22 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày
25/2/2013 tại Geneva.
Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã chỉ trích "hồ sơ
nhân quyền nhiều vấn đề đang tiếp diễn của Trung cộng," trong một tuyên bố
chung chưa từng có công bố hôm thứ Năm trong một phiên họp của Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.
Một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với VOA tuyên bố
này là "hành động tập thể đầu
tiên được đưa ra liên quan đến Trung cộng tại Hội đồng Nhân quyền kể từ khi được
thành lập vào năm 2007."
Nhà ngoại giao Trung cộng Phó Thông mạnh mẽ bác bỏ
những chỉ trích do Mỹ dẫn đầu. Ông quay sang chỉ trích Mỹ về những tội ác trong
đó có "cưỡng hiếp và sát hại" thường dân .
Ông Phó nói với Hội đồng rằng "Mỹ nổi tai tiếng vì tình trạng ngược đãi tù
nhân tại nhà tù Guantanamo, bạo lực súng ống tràn lan, kì thị chủng tộc là căn
bệnh trầm kha."
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner trong
cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Năm nói rằng bất đồng về vấn đề nhân quyền giữa
hai nước sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác toàn diện.
"Chúng tôi
không hề hoàn hảo," ông Toner nói, "[nhân
quyền] vẫn là một phần quan trọng trong chủ trương chính sách đối ngoại của
chúng tôi, và là điều chúng tôi đang tiếp tục theo đuổi, không chỉ với Trung
cộng mà còn với một số nước khác."
Tuyên bố chung gọi những vụ mất tích không rõ nguyên
nhân, và những vụ cưỡng bức công dân Trung cộng và công dân nước ngoài ở ngoài
đại lục trở về Trung cộng hồi gần đây, là những hành động ngoài lãnh thổ
"không thể chấp nhận được," cũng như "lệch khỏi" kỳ vọng
của cộng đồng quốc tế và là "một thách thức đối với trật tự quốc tế dựa
trên luật lệ."
Tuyên bố chung cũng bày tỏ lo ngại về "số lượng gia tăng những người nhận tội được
chiếu trên truyền thông nhà nước" trước khi có bất kỳ bản cáo trạng
hoặc tiến trình pháp lý nào.
Giám đốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung
cộng, Sophie Richardson, hoan nghênh tuyên bố chung này, nói rằng phải cần tới
một lập trường chưa từng có và can đảm để lên án sự đàn áp bất tận của Trung
cộng nhắm vào nhân quyền.
Tuyên bố chung được chính thức ủng hộ bới các nước Mỹ,
Ireland, Anh, Úc, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Na Uy, Iceland, Đan Mạch, Thụy Điển và
Phần Lan.
Tin RFA, VOA