Bảy người bị tù theo điều 258 và 88 BLHS chỉ trong một
tuần
Ông Felix Schwarz,
phụ trách Chính trị và Nhân quyền của Đại sứ quán Đức và dân biểu Đức
Martin Patzelt cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho blogger Anh Ba Sàm và bà
Nguyễn Thị Minh Thúy bên ngoài tòa án. Phto courtesy of danlambao
Chỉ trong tuần lễ cuối cùng của tháng Ba, chính quyền
nhà nước Việt Nam đã dùng điều 258 và điều 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam để
tuyên án tù giam 7 nhà hoạt động nhân quyền và blogger.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Ban Á Châu của Tổ
chức theo dõi Nhân quyền lên tiếng trong bản thông cáo phát đi hôm nay, kêu gọi
chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức những người này, và cho rằng
các phát ngôn của họ là một phần bình thường trong đời sống chính trị ở hầu hết
các quốc gia.
Cụ thể là ngày 23 tháng Ba, toà án nhân dân thành phố
Hà Nội kết án blogger Nguyễn Hữu Vinh, còn có tên khác là anh Ba Sàm và người
cộng sự là bà Nguyễn Thị Minh Thuý theo điều 258 “lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Ngay sau đó, ngày 24 tháng Ba, ông Đinh Tất Thắng, nhà
vận động chống tham nhũng bị kết án 7 tháng 11 ngày cũng theo nội dung điều
258.
Đây là lần thứ hai ông Thắng bị giam giữ. Lần thứ nhất
vào năm 2008 với mức án 9 tháng tù giam cũng vì ông tố cáo tham nhũng ở địa
phương và cấp quốc gia.
Trong cùng một ngày 30 tháng Ba, tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với blogger Nguyễn
Đình Ngọc, bút danh Nguyễn Ngọc Già về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo
điều 88 bộ luật hình sự.
Ba người khác là bà Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé
Hai và Nguyễn Thị Trí đi khiếu kiện ở khu vực miền nam cũng bị tuyên án tổng
cộng 10 năm tù giam với tội danh như trên.
Nhà
văn Phạm Thành bị an ninh triệu tập
Image
copyrightFacebook Pham ThanhImage captionNhà văn Phạm Thành (áo vest xám nhạt, đứng giữa) trong vụ xử blogger
Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh.
Nhà văn, nhà báo Phạm Thành,
chủ blog Bà Đầm Xòe
và là cựu phóng viên Đài tiếng nói Việt
Nam nói ông đã bị an ninh Việt Nam triệu tập "làm việc" lần thứ tư vì
có thể bị ghép vào điều 258 Bộ luật hình sự. Trả lời BBC Tiếng Việt từ
Hà Nội hôm 03/4/2016, ông Thành cho hay ông được mời lần thứ tư để "làm
việc về nội dung liên quan đến tin báo của Hội Nhà văn và công ty VNPT" về
"20 bài báo ký tên Bà Đầm Xòe Phạm Thành, đó là những bài báo đăng từ năm
2012, 2013.
"Năm 2014 thì họ triệu tập tôi lên làm việc, thì
từ năm 2014 đến giờ họ liên tục triệu tập."
Ông nói với những bài báo bị thu thập, ông nghĩ mình
"có khả năng" bị ghép vào vi phạm điều 258, điều 88 như Anh Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh hay blogger Trương Duy Nhất.
Ông Phạm Thành là chủ một blog tên Bà Đầm Xòe, bàn
luận về các vấn đề chính trị xã hội tại Việt Nam. Trong đợt bầu cử đại biểu
quốc hội 2016, ông Thành đã tuyên bố tự ứng cử.
Đại
diện khối XHDS độc lập bị câu lưu ở sân bay Nội Bài
Cát Linh (RFA)
Anh Mai Văn Tám,
thành viên hội Anh Em Dân Chủ Hình: fb
Mục sư Nguyễn Trung Tôn
Mới đây nhất, vào lúc 16 giờ 30 chiều ngày 04 tháng 4
năm 2016, anh Mai Văn Tám, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị cơ quan nhập cảnh
sân bay Nội Bài bắt giữ khi từ Thái Lan về Hà Nội.
Anh Mai Văn Tám, cùng với phái đoàn 14 người đã sang
Thái Lan để tham dự hội nghị diễn đàn Xã Hội Dân Sự khu vực ASEAN tại Bangkok,
Thái Lan hôm 31/3/2016. Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Trực cho biết
anh Tám qua Thái Lan để tham dự hội nghị với tư cách là đại diện cho mạng lưới
xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam. Sau khi từ Thái Lan trở về, anh Tám đã bị
câu lưu tại sân bay Nội Bài, tịch thu hộ chiếu và các đồ dùng cá nhân.
Theo lời anh Mai Văn Tám, cuộc họp gồm có các tổ chức
trong khối Đông Nam Á, gồm 38 tổ chức. Trong 4 ngày, mọi người họp và đưa ra
các sự kiện của các nước về phát triển của xã hội dân sự cũng như những khó
khăn đang gặp phải. Tất cả các thành viên trong cuộc họp làm thành nhóm để thảo
luận, đưa ra những ý kiến về một công việc chung cho toàn khối.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người đã tìm cách liên lạc
với anh Mai Văn Tám trong lúc anh đang ở sân bay Nội Bài cho biết:
“Mai Văn Tám giữ vai trò là trưởng đoàn đại diện cho
các tổ chức XHDS tham gia hội nghị này. Nhưng phía nhà cầm quyền Việt Nam họ có
một trưởng đoàn khác, cho nên tại hội nghị ASEAN này Việt Nam có đến 2 phái
đoàn, 1 phái đoàn do nhà nước cử đi, 1 phái đoàn cho tổ chức XHDS cử đi. Có lẽ
sang bên ấy vai trò của Mai Văn Tám với tư cách là người đại diện cho khối XHDS
độc lập cũng không làm được gì nhiều, bị giới hạn chuyện này chuyện kia. Chúng
ta có thể hiểu với nhau như vậy.”
Tiếp lời Mục sư Nguyễn Trung Tôn vừa nói, anh Mai Văn
Tám cho biết thêm nội dung mà phái đoàn XHDS độc lập đưa ra trong cuộc họp 4
ngày ở Bangkok:
“Tôi cũng có đưa ra vài ý kiến khi mà các thành viên
đại diện muốn tôi đưa ra ý kiến từ trong nước. tôi nói là Việt Nam có cái XHDS
nhung hiện nay vẫn còn bị kềm kẹp của chế độ CS. Ngay cả chúng tôi đi Thái Lan
cũng phải đi rất nguy hiểm. và tôi cũng có đưa ra vấn đề giúp đỡ và hỗ trợ
thông tin cho Việt Nam phát triển, thật sự có nền XHDS như các nước dân chủ
trong các khối Đông Nam Á. Họ có đề cập rằng sắp đến sẽ giúp đỡ và có một cuộc
họp tiếp theo nhưng chưa biết khi nào.”
Nói thêm về điều này, ông Nguyễn Trung Trực, thành
viên của Hội Anh Em Dân Chủ cho biết:
“Cuộc họp về các tổ chức XHDS ASEAN diễn ra tại
Bangkok Thai Lan diễn ra từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 thì bao gồm
những sự kiện, tuy nhiên nổi bật nhất là sự xuất hiện của hai phái đoàn XHDS
Việt Nam, 1 phái đoàn quốc doanh do nhà nước chỉ đạo, 1 phái đoàn XHDS độc lập.
tại cuộc họp đó đã có sự đối đầu về các quan điểm giữa hai phái đoàn. Phái đoàn
quốc doanh chỉ nói quanh vấn đề sông Mekong, các vấn đề xã hội khác chứ họ
không đi sâu vào chủ đề hội nghị như nhân chủ nhân quyền và các nhu cầu cần
thiết, các quyền cơ bản. Xét về mặt số lượng thì bên quốc doanh áp đảo, nhưng
về chất lượng thì XHDS độc lập được lắng nghe hơn.”
Mai Văn Tám là một nhà hoạt động dân chủ sống tại
Quảng Bình, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ - một nhóm xã hội dân sự độc lập
trong nước. Anh Mai Văn Tám từng lên tiếng bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ
bị chính quyền đàn áp.
Tin RFA