„…lãnh đạo đảng cùng bộ máy đảng luôn nhắc
nhở toàn dân miền Nam cái ơn được giải phóng để người miền Nam trải nghiệm cuộc
sống mà dân miền Bắc phải sống…“
Miền Nam tiếp
tục bị Bắc thuộc
K’tem
Đại hội thứ 12 của đảng CSVN đã kết thúc.
Trong khi theo dõi ĐH, người dân biết trong hai phe tranh giành, phe nào thắng
thể cũng vẫn đảng CS là lực lượng tối cao cầm quyền. Biết thế người dân vẫn
mong một nhân vật mới trong vai trò lãnh đạo. Không phải người ta trông cậy gì ở
gương mặt mới này nhưng người ta mong thế vì người ta mong muốn có sự thay đổi.
Thêm nữa, qua những màn tung tin bôi xấu, hạ gục nhau để tranh chức trong những
ngày ĐH, người ta mong sự tranh giành quyền lực đạt đến cực điểm, để qua cuộc
tranh giành tế bào đảng bị phá vỡ, để sự thay đổi đến nhanh hơn. Nhưng sau ĐH,
mọi người thất vọng. Triển vọng thay đổi không đến, ít ra là năm nữa, và không
chừng có thể triền miên.
Nhưng bên cạnh triển vọng thay đổi không còn,
sau ĐH thứ 12, người dân chợt
nhận ra ý nghĩa của sự mất cân bằng có tính địa phương trong việc định đoạt
nhân sự đảng. Điều này đến từ tiêu chí dành cho chức TBT và tỷ số nhân sự trong bộ phận
cấp cao của đảng.
Người dân VN vốn hiền hòa, nhất là người miền
Nam, bản tính dễ dãi, người ta không chú trọng lắm về con người vùng nào miền
nào, miễn là mọi người sống và san sẻ cơ hội sống hài hòa với nhau. Nhưng từ ĐH
này ý niệm phân biệt vùng miền được khơi lại bởi chính TBT đảng CS Nguyễn Phú
Trọng, người tiếp tục lãnh đạo đảng CS và cai tri đất nước ít ra là năm năm nữa.
Người ta không quên trong cuộc vận động nhân
sự cho ĐH thứ 12 vừa rồi. Chính phe Nguyễn
Phú Trọng khẳng định tiêu chí cho chức TBT: “Một, phải là người miền Bắc; hai, phải là
người có lý luận; ba, không có tham vọng quyền lực”.
Một người có lý luận, không có tham vọng quyền
lực, và có đủ tính chất của người lãnh đạo mà không phải là người miền Bắc thì
sao? Hắn không được làm lãnh đạo?
Yếu tố miền Bắc được nêu ra ở đây biểu lộ
tính cách đố kỵ, tỵ hiềm và tính chất muốn ngồi trên. Tinh thần muốn ngồi trên
làm kẻ thống trị không chỉ biểu lộ lúc này ở giai đoạn ĐH thứ 12 này mà nó tiềm
tàng đã lâu, trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Ở giai đoạn đó, bộ
phận tuyên truyền của đảng CS luôn tạo vai trò “bề trên” của miền Bắc bằng cách
tạo ấn tượng là miền Bắc hy sinh mọi thứ từ tiền bạc, lương thực, nhân mạng
dành cho cuộc chiến giải phóng miền Nam, giải phóng con dân miền Nam. Chính vì
hành vi “hy sinh cho miền Nam” này mà sau khi miền Nam bị giải phóng, những cán
bộ, quân nhân miền Bắc bước vào miền Nam với thái độ của kẻ thống trị.
Thái độ thống trị đặt lên phần đất miền Nam hơn 40 năm qua chưa đủ.
Lần này,
qua ĐH thứ 12, tư thế lãnh đạo cả nước của yếu tố miền Bắc lại được khẳng định
lần nữa.
Nếu để ý dò lại danh sách của ủy viên ở những
bộ phận cấp cao của đảng CSVN, số người gốc miền Bắc vẫn cao hơn số người gốc
miền Nam (từ vĩ tuyền 17 trở vào). Trong danh sách ủy viên Bộ Chính trị mới có
hết 13 người gốc miền Bắc, 2 người gốc miền Trung và 4 người gốc miền Nam. Cùng
với tỷ lệ tương tự, trong danh sách ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 70% là người
có gốc miền Bắc. Tỷ lệ này khiến người ta chú ý đến yếu tố “cân bằng nhân sự”
trong mọi hoạt động của đảng. Cuốn sách ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Đức
cũng hé lộ sự lưu ý của lãnh đạo đảng về nhân sự vùng miền.
Làm gì làm đảng vẫn nhớ đến đòi hỏi của đại
biểu gốc miền Nam để cho Võ Văn Kiệt tham gia vào việc tranh ghế Thủ tướng với
Đỗ Mười. Làm gì làm đảng vẫn nhớ đến hành động “xé rào” của Võ Văn Kiệt, một
nhân vật miền Nam, mở ra cho miền Nam hưởng một chính sách kinh tế thực dụng phản
giáo điều, từ đó kích thích tiềm lực kinh tế của miền Nam từ lâu đã bị đánh sập.
Dù sự xé rào giúp người dân dễ sống hơn để người dân cung phụng “cơm ăn áo mặc”
cho đảng, nhưng đặc tính miền Nam này vẫn làm đảng khó chịu và cảnh giác.
Sự khó chịu và cảnh giác vừa rồi, qua ĐH thứ
12, được tập trung vào một nhân vật miền Nam khác. Đó là Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn
Phú Trọng lo ngại nếu Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ tối cao, NTDũng sẽ đẩy đất nước
đi chệch hướng khỏi con đường Xã hội chủ nghĩa.
Mới đây nhà báo Atsushi Tomiyama đã viết một bài với tựa đề rất nóng ‘How Southern
roots, and perhaps China, dashed Dung’s hopes’ (Gốc gác miền Nam, và có lẽ
TC, đã làm tiêu tan hy vọng của (NT) Dũng như thế nào) trên Nikkei Asian
Review (1).
Theo Atsushi Tomiyama: “Many party members are also reluctant to accept a top leader from the
south. All eight general secretaries, going back to founding father Ho Chi
Minh, came from the northern or central regions.”
(Nhiều đảng viên không sẵn lòng chấp nhận người
đến từ miền Nam trong vai trò lãnh đạo cao nhất. Cả tám đời Tổng Bí thư, kể từ thời sáng lập của
cha già Hồ Chí Minh, đều là người từ miền Bắc hay Trung.)
Atshushi
Tomiyama có thể đúng khi cho rằng chính gốc gác miền Nam đã hại NTDũng.
Trong đảng đã
từng có nhiều đánh giá về đảng viên gốc miền Nam qua tính chất khoán đạt, cởi mở,
ngạo nghễ, thích làm anh hùng và ít chịu vâng lời của vùng miền mà họ xuất
thân. Cả bộ máy đảng và cả nước thừa hưởng cuộc “xé rào” và sự trỗi dậy của tiềm
lực kinh tế Sài Gòn - Chợ Lớn. Đảng sẵn sàng thừa hưởng sự phát triển mà miền
Nam mang lại nhưng họ không chấp nhận tính chất miền Nam.
Xa hơn nữa
bóng ma ‘Câu lạc bộ những người kháng chiến
cũ’ của Nam bộ vẫn còn lảng vảng.
Cũng liên quan
đến vùng miền Atsushi Tomiyama viết: “There
is a widespread notion that North Vietnam liberated South Vietnam. Many
Vietnamese think the country owes its current prosperity to northern forces.
And it is widely accepted that the offspring of those who served in the North
Vietnamese Army should get preferential treatment when it comes to educational
and employment opportunities.”
(Đã có quan niệm rộng khắp cho rằng miền Bắc
VN đã giải phóng miền Nam VN. Nhiều người cho rằng sự giàu mạnh hiện nay là do
công lao của lực lượng miền Bắc. Và cũng có sự chấp nhận rộng rãi rằng con em của
những người phục vụ trong quân đội miền Bắc nên được đãi ngộ với cơ hội học
hành và việc làm.)
Có lẽ địa bàn
tác nghiệp của Atsushi Tomiyama ở tại Hà nội khiến ông ta có nhận xét như vậy.
Và sự tiếp xúc của ông cũng quanh quẩn trong địa bàn này cho phép ông viết như
thế. Nhưng những nhận xét này khơi dậy vết thương nhức nhối khác. Không người
miền Nam nào chấp nhận con em của những người phục vụ trong quân đội miền Bắc lấy
hết cơ hội học hành và làm ăn.
Hiện nay, hầu
hết tại miền Nam, giả dụ những người gốc Bắc vào Nam, nắm các vai trò trong
chính quyền hay làm ăn sinh sống hay canh tác đất đai mọi nơi, nói một thứ tiếng
khác thì chắc chắn đó là THỰC DÂN. Và không cần giả dụ những người
mới vào sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 với một thứ tiếng Việt khác âm sắc cũng
không khác gì thực dân. Thực dân Pháp đến đất
này cũng nắm chính quyền, cũng làm ăn sinh sống, cũng canh tác đất đai nhưng họ
đến và thiết lập. Còn những lực lượng CS từ miền Bắc mà Atsushi Tomiyama cho là
“giải phóng” đến bằng sự chiếm lấy và đuổi người khác ra để họ vào, và, quan trọng
hơn, tiêu diệt hết những tiềm lực kinh tế mà miền Nam đang có.
Lãnh đạo đảng CSVN và bộ máy đảng luôn nhắc nhở toàn dân cả nước về
cái ơn thống nhất, qua đó một bộ phận người miền Bắc vào dự phần đời sống ở miền
Nam. Và
lãnh đạo đảng cùng bộ máy đảng luôn nhắc nhở toàn dân miền Nam cái ơn được giải
phóng để người miền Nam trải nghiệm cuộc sống mà dân miền Bắc phải sống, và đồng
thới mất đi tiềm lực kinh tế mà sau này “chính sách cởi trói” cho phép nền kinh
tế này chạy lại. Và từ cái ơn này mà chức TBT cùng với quyền cai trị được đảng
mặc định phải là “người miền Bắc”. Và sự mặc định này đi liền với ý niệm thực
dân mà người miền Nam nhận ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Trong lịch sử đã có nhiều lần “Bắc Thuộc”. Những cuộc Bắc Thuộc
đó đến từ các chế độ phong kiến Tàu. Nhưng lần Bắc Thuộc này đến từ miền Bắc qua sự mặc định của đảng. Và nếu nói thêm một
chút lần Bắc Thuộc này dân Sài Gòn có một Bí thư Thành ủy là Đinh La Thăng từ
Nam Định.
K’tem
(Bài đăng trên trang
mạng danlambaovn.blogspot.com)