Trung cộng tung “bản
đồ 251 đoạn”, tuyên bố chủ quyền khắp Thái Bình Dương
Dường như Trung cộng không chỉ dừng
lại ở việc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mà nước này còn muốn gia tăng
căng thẳng trong khu vực khi tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn ở
Thái Bình Dương, bao gồm cả quần đảo Hawaii và Micronesia.
Bản đô thế giới do Bộ Giáo dục Trung cộng mới công bố có
đường 251 đoạn bao gồm cả quần đảo Hawaii và Micronesia cũng nằm trong vùng
lãnh thổ nước này. Nguồn: Bộ Giáo dục Trung cộng
Tân Hoa Xã
đưa tin Bộ Giáo dục Trung cộng đã ban hành một yêu cầu cho tất cả các cơ quan
chính phủ và cơ sở giáo dục của nước này phải sử dụng tấm bản đồ thế giới mới,
trong đó đánh dấu các hòn đảo Hawaii và Micronesia ở khu vực Thái Bình Dương là
một phần lãnh thổ của Bắc Kinh.
Manny Mori,
Tổng thống Micronesia, đã bày tỏ suy nghĩ của mình khi ông gọi hành động của Trung
cộng là vô lý và cáo buộc Bắc Kinh đang thực hiện một hành động “cưỡng đoạt bản
đồ”.
Những “hàng
xóm mới” của Trung cộng đang đặt ra câu hỏi về tính pháp lý của tấm bản đồ này
cũng như lo ngại rằng mình sẽ sớm trở thành “nạn nhân” trong chuỗi hoạt động
bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. Trung cộng đang chờ phán quyết của Tòa trọng
tài quốc tế đối với vụ kiện về tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông với
Philippines.
“Nghiên cứu
về các khu vực thuộc phần lãnh thổ của Trung cộng vẫn đang được tiến hành”, một
quan chức Bộ Giáo dục nước này cho hay.Trong khi đó, Bộ Giáo dục Trung cộng lại
lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình khi cho rằng tấm “bản đồ 251 đoạn” được tạo
nên dựa trên nhiều tài liệu khác nhau từ thời Nhà Thanh. Theo đó, các tài liệu
này chứng minh khu vực phía Bắc Mariana và quần đảo Caroline là thuộc về Trung
cộng.
Một điều
đáng chú ý khác là dường như còn có bằng chứng cho rằng thời kỳ Nhà Minh của Trung
cộng đã từng kiểm soát cả khu vực châu Nam Cực. Bộ Giáo dục Trung cộng khẳng
định sẽ sớm bắt đầu dự án tạo ra một tấm bản đồ thế giới đã được sửa đổi và
hoàn toàn mới.
Thư ký báo
chí Tòa Bạch Ốc, Josh Earnest hồi tháng 2 nhận định Bắc Kinh đang có “một số bất
đồng” với các quốc gia khác và Mỹ tin rằng tất cả các bên liên quan cần phải
dàn xếp các bất đồng đó bằng một biện pháp hòa bình để tránh những đối đầu quân
sự.
Theo tờ
Japan Crush, hồi năm 2012, bà Hillary Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, tiết
lộ, phía Trung cộng đã từng nói với bà ý định sẽ tuyên bố chủ quyền đối với
quần đảo Hawaii. Lời đề nghị của Trung cộng được đưa ra trong buổi tham
vấn giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Đáp lại, bà
Clinton tự tin cho rằng: “Vâng, các bạn
có thể thử. Các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết thông qua tòa án quốc
tế. Đó chính xác là việc chúng tôi muốn các bạn thực hiện”.
Trong khi
đó, ngày 22/2/2016, tờ Indian Express đưa tin, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh
Earnest khẳng định: “Không quốc gia nào
khác ngoài Mỹ có quyền tuyên bố chủ quyền đối với Hawaii”.
Không dừng
lại ở đó, trong bài viết đăng ngày 30/4/2016, tờ National Interest (Mỹ) cũng
bình luận, cả thế giới đã từng phải sững sờ khi nhiều quan chức, học giả và
truyền thông Trung cộng tuyên bố chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu, vốn bao
gồm cả đảo Okinawa của Nhật Bản.
Theo những
người này, Ryukyu là một nước chư hầu của Trung cộng, trước khi bị Nhật Bản
thôn tính vào những năm 1800.
Trước đó,
Thời báo Hoàn Cầu còn hối thúc Bắc Kinh đòi quyền kiểm soát Okinawa từ Nhật
Bản. Tờ báo này ngang nhiên viết: “Trung
cộng không nên sợ đối đầu với Nhật Bản trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ”.
Mặc dù chính
phủ Trung cộng không chính thức tuyên bố chủ quyền đối với Okinawa nhưng họ
cũng không hề đính chính thông tin đó.
Chánh văn
phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã lên tiếng bác bỏ và cho rằng lập luận
trên thật “thiếu suy nghĩ”.
Cộng đồng
thế giới vốn đã biết Trung cộng tham lam khi công bố chủ quyền với hầu như toàn
bộ Biển Đông, nhưng việc Bắc Kinh đòi cả Okinawa được xem là một hành động nguy
hiểm.
Nội dung
được tham khảo từ nguồn tin Elite Readers, trang tin tổng hợp những sự kiện
nóng nhất, những xu hướng tin tức cập nhật nhất trên thế giới.
Theo Infonet