09.06.2016

Tổng hợp thông tin về dự định chỉnh trang học khu Moritzburg thành khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.

Tổng hợp thông tin về dự định của tòa đại sứ VNCS tại CHLB Đức đề nghị chỉnh trang một học khu tại Moritzburg ( tiểu bang Sachsen, Đông Đức) thành khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.



Góc tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg vừa mới được trùng tu lại


 Moritzburg là 1 làng (Gemeinde) nhỏ khoảng 8000 dân thuộc tiểu bang Sachsen (bên Đông Đức – DDR cũ) gần thành phố Dresden. Nơi đây dưới thời cộng sản DDR, khoảng thập niên 1950 có khoảng 350 học sinh, sinh viên  Việt Nam (miền bắc cs) sang học chữ, học nghề.


Trích trong Wikipedia: “Zu DDR-Zeiten wurde Moritzburg bekannt durch eine Ausbildungshilfe für das sozialistische Vietnam. Die DDR bot den Vietnamesen an, eine Zahl von Kindern hier ausbilden zu lassen. Im Juli 1955 begann dieses Ausbildungsprogramm zunächst für 149 vietnamesische Kinder im Alter zwischen neun und fünfzehn Jahren. Insgesamt wurden in Dresden und Moritzburg etwa 350 Kinder und Jugendliche ausgebildet und bis zum Facharbeiter- und Hochschulabschluss gebracht. Diese vietnamesischen „Moritzburger“ gingen zurück in ihr Land und unterhalten bis in die Gegenwart einen kulturellen Traditionsverein.[3]

Hồ Chí Minh cũng đã từng qua thăm trường này. Do đó trong khuôn viên trường có 1 biển đồng nhỏ ghi lại sự kiện này.

Tấm biển đồng kỷ niệm chuyến viếng thăm của Hồ Chí Minh ở Moritzburg hồi tháng 7/1957  “Tại đây tháng 7/1957, những thiếu nhi Việt Nam sinh sống, học tập tại trường Käthe-Kollwitz-Heim đã được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh”.


Nay nhà trường với sự đề nghị và ủng hộ của tòa đại sứ VNCS tại CHLB Đức dự định trùng tu lại khu vực trường này thành như khu tưởng niệm HCM.

Suốt cả 2 tuần qua Cộng đồng người Việt ở nước Đức đã xôn xao và “nóng sốt” lên khi Thông tấn xã Việt Nam đưa tin “Khu tưởng niệm Bác Hồ sẽ được xây dựng ở Moritzburg”. Trên trang web chính thức của Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, ông đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho biết, đây là một dự án do Đại sứ quán đề xuất: “Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đề nghị Chính quyền địa phương hỗ trợ triển khai dự án tôn tạo khu tưởng niệm do Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Đức đề xuất để nơi đây trở thành một di tích văn hóa – lịch sử chung của hai nước Việt Nam và Đức”.
Thật ra khu tưởng niệm này đã được dựng lên từ thời cộng sản Đông Đức, đó là một khoảnh đất nhỏ trong một khu vườn và vỏn vẹn chỉ dăm ba cột trụ vuông bằng đá hoa cương.

Trên một cột trụ đá hoa cương có gắn tấm biển đồng khắc hàng chữ: “Tại đây tháng 7/1957, những thiếu nhi Việt Nam sinh sống, học tập tại trường Käthe-Kollwitz-Heim đã được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh”.


Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất thì khu tưởng niệm này bị bỏ hoang phế. Cách đây 2 năm, từ tháng 9 năm 2014 đã có những nỗ lực vận động khôi phục lại khu tưởng niệm này.

Điểm cần nhấn mạnh, trong khu tưởng niệm này nói riêng và kể cả khắp nơi trên nước CHDC Đức khi xưa cũng không có một pho tượng Hồ Chí Minh nào cả. Ngay trong dự án khôi phục lại khu tưởng niệm Bác Hồ ở Moritzburg cũng không có chương trình xây tượng hoặc dựng tượng Hồ Chí Minh, mà chỉ có dự định “xây dựng một ngôi nhà sàn thu nhỏ của Bác Hồ ở khu tưởng niệm để trưng bày, lưu giữ những kỷ vật của Bác khi người tới thăm nơi đây”.

Thế nhưng, khi nghe đến dự án xây dựng khu tưởng niệm bác Hồ ở Moritzburg”, người Việt ở nước Đức, ở khắp nơi trên thế giới và kể cả ở trong nước, ai cũng tưởng rằng sẽ xây tượng hoặc dựng tượng Hồ Chí Minh ở Moritzburg, có lẽ ai cũng bị ám ảnh những tượng đài nghìn tỷ ở Việt Nam trong thời gian gần đây. 

Đến nay đã có nhiều người, tổ chức, đảng phái lên tiếng về sự kiện này: 

Sớm nhất và điển hình nhất là bà Ute Junker (một người Đức cư ngụ tại địa phương) có gửi thư cho ông Andreas Lämmel (dân biểu đại diện địa phương tại Liên Bang) để chống lại việc này. Bà Junker cũng kêu gọi người Việt hãy tiếp tay với bà để cùng chống lại việc này.

Lý do bà U.Junker nêu lên có đại ý là "Việc từ bỏ  một tên cộng sản độc tài, vô nhân đạo là một việc làm thuận lý theo ý nghĩa cao cả của Thiên Chúa".
Quý vị nào cùng đồng ý thì xin vui lòng vào ký tên theo Link ở phía dưới đây:

Riêng về phần người Việt tại Đức thì trong thời gian 2 tuần vừa qua trong cộng đồng người Việt tỵ nạn ở đây đã có hàng loạt những hành động, những sáng kiến phản đối và ngăn chặn dự án xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg.

Nào là thu chữ ký cho Thư phản đối gửi đến dân biểu Andreas Lämmel, người đã và đang vận động tích cực cho dự án này. Nào là Thư của Diễn đàn Việt Nam 21 gửi đến ông Thị trưởng Moritzburg. Nào là Thư của Liên hội người Việt tỵ nạn gửi đến ông nghị sĩ Lämmel.  Nào là thư của Dr. Thanh Nguyen-Brem gửi đến bà Bộ trưởng Bộ quốc phòng Usula von den Leyen, v.v.

Các hội đoàn và đoàn thể người Việt cũng vận động người Đức và các tổ chức Đức hỗ trợ việc phản đối và ngăn chặn dự án này. Điển hình là bà cựu nghị sĩ quốc hội Vera Lengsfeld đã có một bài viết đăng báo với tựa đề “Hồ Chí Minh ở Moritzburg: Trùng tu nơi tưởng niệm cho một kẻ giết người hàng loạt”.

Đặc biệt nhất 2 người ở trong nước là cựu học sinh Moritzburg  đã viết thư phản đối dự án gửi đến chính quyền Moritzburg và nhất là gửi đến đảng CDU ở Moritzburg nhờ họ hỗ trợ. (xem thư ở cuối bài). 

Đảng CDU ở Moritzburg (Đức) yêu cầu dẹp bỏ dự án khu tưởng niệm Hồ Chí Minh

Sau một thời gian tưởng chừng như va vào “bức tường câm”, điển hình là Thư phản đối, mặc dù thu được gần 2 nghìn chữ ký, nhưng ông nghị sĩ quốc hội liên bang Lämmel không trả lời thư và cũng không trả lời email xin ông cho lịch hẹn nói chuyện. Ông Rößler, Chủ tịch quốc hội tiểu bang Sachen, cũng im lặng không trả lời thư. Đó là những nỗ lực nhắm vào cấp cao trên bình diện tiểu bang và liên bang.

Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực vận động khác nhắm trực tiếp vào địa phương, do đó  tình hình ở địa phương Moritzburg không còn có thể “im ắng” được nữa. Mới đây nhất, đảng CDU (Liên minh Dân chủ Ki-tô giáo) ở Moritzburg đã ra một thông báo yêu cầu dẹp bỏ dự án xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg:


Được biết, hiện nay đảng CDU ở Moritzburg là đảng chiếm nhiều ghế nhất (8 nghế) trong tổng số 19 ghế trong Hội đồng làng Moritzburg (Gemeinderat). Như vậy, dự án xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ gặp khó khăn cản trở rất lớn trong thời gian tới ngay tại địa phương Moritzburg và có nhiều hy vọng cuối cùng dự án này sẽ bị chính quyền địa phương dẹp bỏ.



Sau đây là bản dịch Thông báo của đảng CDU ở Moritzburg:

Tái lập một khu tưởng niệm?

Từ tháng 9/2015 thị trưởng Jörg Hänisch đã phấn khởi trước việc “khu tưởng niệm chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh” được lôi ra từ sự quên lãng. Ông kêu gọi củng cố “sự kiện lịch sử đáng chú ý và hấp dẫn” này của tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Trong số mới nhất của tờ thông tin địa phương, ông hứa sẽ ủng hộ dự án này.

Chúng ta nên cùng nhau bỏ công điểm lại sự thật của lịch sử! Năm 1955 nước XHCN Bắc Việt Nam gửi 350 thiếu nhi sang nước Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Đức anh em. Những con em của tầng lớp cán bộ có công trạng này được giảng dạy và theo học tiếng Đức 4 năm trong một ký túc xá mà ngày nay nằm trong khuôn viên của một cơ sở đạo Tin Lành ở Moritzburg.

Năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Moritzburg và đúng theo thông lệ của xã hội chủ nghĩa, một khu tưởng niệm sùng bái cá nhân đã được dựng lên. Không những việc gửi con cái tầng lớp cán bộ sang đây, mà cả chuyến viếng thăm (của Hồ Chí Minh) cũng không phải là tình hữu nghị giữa 2 dân tộc.

“Khu tưởng niệm” này có làm chúng ta nhớ đến tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, hay là nhắc chúng ta nhớ đến những điều gì khác?  Nhớ đến những đứa trẻ bị buộc phải rời xa gia đình, nhớ đến trại cải huấn thiếu niên thời Đông Đức? Hay là nhớ đến một nhà độc tài đã giam giữ 200.000 đối thủ chính trị trong các trại cải tạo? Có phải là chúng ta muốn tưởng nhớ đến một con người mà quân lính của ông ta (Việt cộng) đã tàn sát khoảng 3.000 thường dân chỉ trong vòng 3 tuần ở Hoàng thành Huế năm 1968? Hồ Chí Minh, “bác Hồ kính yêu”, đã thực hiện cuộc Cải cách ruộng đất, khi đó những địa chủ không chỉ bị đuổi đi, mà còn bị tra tấn và giết chết. “Bác Hồ kính yêu” này cũng đã trấn áp văn hóa và nghệ thuật.

Có nên hay chăng, khi chính trên khu đất của một cơ sở đạo Tin lành lại để cho một kẻ độc tài được ca tụng và chế độ cộng hòa XHCN Việt Nam được nghĩ tới một cách thân thiện, nơi mà ngày nay những Thánh lễ (ở Việt Nam có khoảng 6,5 triệu tín đồ Cơ đốc giáo) cũng cần phải có giấy phép của nhà cầm quyền? Chúng ta ở Moritzburg có muốn rao bán việc “di tản trẻ em” theo sắc lệnh nhà nước như là tình hữu nghị giữa hai dân tộc hay không?
Chúng ta ở Moritzburg không được phép thực hiện tệ sùng bái cá nhân cho một kẻ độc tài cộng sản, chỉ vì ngày nay có một vài cán bộ cộng sản thành đạt ở Việt Nam thích hồi tưởng về thời gian của chúng ở CHDC Đức. Vì vậy, đây là lời yêu cầu gửi đến ông Thị trưởng Jörg Hänisch: Ông chớ nên ủng hộ việc tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, tôn vinh một kẻ độc tài cộng sản và ông hãy thẳng thừng tuyên bố bác bỏ bất cứ dự án nào nhằm thành lập một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg.

Chi bộ CDU Moritzburg


(Một phần tin tổng hợp được trích dẫn từ bài viết "Đảng CDU ở Moritzburg (nước Đức) yêu cầu dẹp bỏ dự án khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở nơi đây" của tác giả Đặng Hà)


Đọc thêm:

Bài viết của tác giả Mạnh Hùng đăng trên trang mạng nguoiviet.de :



Thư của DĐ Vietnam 21 (Dr. Dương Hồng Ân) và của 2 cựu học sinh VN (Ngụy Hữu Tâm và Phạm Công),  những người vào thập niên 1950 đã đến cư trú và học tại Moritzburg (lúc đó là Cộng Sản Đông Đức) viết gửi thị trưởng TP Moritzburg. Nội dung thư lên tiếng phản đối dự án xây tượng đài HCM tại Moritzburg.


Thư của Diễn Đàn Việt Nam 21:

Diễn Đàn Việt Nam 21
Dr. Hong-An Duong Melchiorstr.5 72654 Neckartenzlingen
Email:
forumvietnam21@googlemail.com

Kính gửi
Thị trưởng Jörg Hänisch,
và các thành viên Hội Đồng thành phố
Tòa Hành chính Moritzburg
Schlossallee 22
01468 Moritzburg
Neckartenzlingen ngày 01.06.2016

Trích yếu : Khu tưởng niệm tại Moritzburg

Kính thưa ông Thị trưởng Hänisch,
Kính thưa quý thành viên Hội đồng thành phố

Chúng tôi mạn phép trình bầy đến quý vị sự việc như sau:

Qua báo chí chúng tôi được biết về chuyến viếng thăm của Đại sứ Việt Nam tại Moritzburg vào ngày 18.05.2016 và dự án của ông ta. Các bài tường thuật báo chí đã gây nhiều xáo trộn trong Cộng đồng người Việt tại Đức.

Trong khi nhật báo Sächsische Zeitung trong bài „Đi tìm dấu vết bác Hồ„ ra ngày 19.05.2016 chỉ tường thuật về nguyện vọng của Đại Sứ Việt Nam và một thương gia từ Bá Llinh, ông Võ Văn Long, muốn phục hồi và mở rộng một khu lưu niệm trên khuôn viên trung tâm nhà thờ Tin lành Diakonenhaus ở Moritzburg để tưởng nhớ các thiếu nhi Việt Nam đã từng sống ở đây, thì hai ngày sau, 21.05.2016, báo nguoiviet.de và nhiều trang mạng Việt Nam khác lại loan tin về dự án „Khu tưởng niệm bác Hồ sẽ được xây dựng tại Moritzburg (
http://nguoiviet.de/viet-duc/khu-tuong-niem-bac-ho-se-duoc-xay-dung-o-moritzburg-34807.html). Việc này đã tạo ra ấn tượng khu tưởng niệm ở Morizburg được cống hiến riêng cho Hồ Chí Minh. Trong bài báo, tác giả Mạnh Hùng còn tăng cường ấn tượng với những dòng như „Ban lãnh đạo "Trường Moritzburg" và chính quyền Moritzburg (thuộc bang Sachsen) cho biết hoàn toàn ủng hộ ý tưởng quy hoạch tôn tạo khu tưởng niệm Bác Hồ trong khuôn viên trường này“ và „Việt Nam cũng đề nghị phía Đức cân nhắc có thể cho xây dựng một ngôi nhà sàn thu nhỏ của Bác Hồ ở khu tưởng niệm để trưng bày, lưu giữ những kỷ vật của Bác khi người tới thăm nơi đây“. Mạnh Hùng viết thêm „Thị trưởng Hänisch cũng phát biểu ghi nhận sự cần thiết lưu giữ nơi tưởng niệm Bác Hồ", đồng thời cho biết „Về góc độ cá nhân, Thị trưởng Hänisch hoàn toàn ủng hộ dự án

Khi đọc những bản tin này, mọi người có cảm tưởng, có ấn tượng việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg đã được quyết định xong rồi. Nhưng bài tường thuật của nguoiviet.de cơ bản khác biệt so với bài báo của Sächsische Zeitung. Vì vậy chúng tôi thắc mắc bản tin báo nào đúng và nguoiviet.de tường thuật như vậy nhằm mục đích gì.

Bản báo của nguoiviet.de đã gây ra hoang mang, bực bội và bất bình trong giới người Việt ở Đức. Đặc biệt những người tị nạn Việt Nam ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đã lên tiếng chống dự án qua các thư phản đối và thỉnh nguyện thư gửi tới Dân biểu liên bang Andreas Lämmel.

Vì sự bất ổn trong tập thể đồng hương, chúng tôi xin mạn phép được hỏi ông Thị trưởng và Hội đồng thành phố có thể xác nhận cho chúng tôi bài tường thuật nêu trên của tờ báo Việt Nam là đúng. Nếu bài tường thuật của báo nguoviet.de không phản ảnh đúng sự kiện, chúng tôi xin Ông ra thông báo chính thức cũng như đính chính lại. Điều này sẽ trấn an tình hình đang căng thẳng.

Ngoài ra chúng tôi cho rằng đây là một sai lầm nếu cho phép ý định xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chi Minh ở Moritzburg. Theo sự xác tín của chúng tôi, xây dựng chỗ tưởng niệm cho những nhân vật chính trị gây nhiều tranh cãi như Hồ Chí Minh, không phù hợp thời đại ngày nay. Việc này cũng không phù hợp khung cảnh chính trị của xã hội tự do dân chủ ở Đức. Hồ Chí Minh không được đa số nhân dân Việt Nam kính mến như nhiều người cho là như vậy. Nhiều người buộc ông phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu nạn nhân trong cuộc chiến. Một cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg trước kia cho chúng tôi biết, ông đã bàng hoàng khi nghe tin chính phủ Việt Nam muốn dựng đài tưởng niệm Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của người Đức. Nếu Ông cần đến, chúng tôi sẵn sàng trung gian mối liên hệ với người cựu học sinh này.

Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, chủ nghĩa sùng bái cá nhân đã bị xóa bỏ ở nhiều quốc gia và các tượng đài cũng bị giật sập. Năm 1991 Tượng Lê Nin ở Đông Bá Linh bị tháo bỏ. Nhiều thành phố khác ở Đông Âu cũng nối gót làm theo. Các thành phố trước đây mang tên những nhân vật gây nhiều tranh cãi cũng đổi lại tên cũ. Thành phố Karl Marx-Stadt đổi thành Chemnitz. Con đường Hô Chí Minh (Ho Chi Minh Straße) ở Đông Bá Linh đổi lại tên cũ Weißenseer Weg từ năm 1992.

Vì những lý do này chúng tôi nhận thấy không có lý do chính đáng cho việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg.
Mặt khác chúng tôi chấp nhận hình thức tưởng nhớ đến những cựu học sinh Việt Nam trước kia học ở Moritzburg.

Chúng tôi rất hy vọng sẽ nhận được sự trả lời cũng như ý kiến về vấn đề này của ông Thị trưởng và Hội đồng thành phố.

Thành thật cám ơn sự lưu tâm của quý vị.

Trân Trọng
Tiến sĩ Dương Hồng Ân
Điều Hợp Viên „Diễn Đàn Việt Nam 21“
www.vietnam21.info


Thư của 2 cựu sinh viên Việt Nam tại Moritzburg:

Hà Nội, ngày 28/5/2016
Kính gửi Ngài Thị trưởng Jörg Hänisch

Ngài Thị trưởng kính mến!

  Chúng tôi là Ngụy Hữu Tâm và Phạm Công, những cựu lưu học sinh Việt Nam tại Moritzburg, Dresden. Vào những năm 50 thế kỷ trước,  từng có 350 học sinh Việt Nam học 3-4 năm ở hai trường mang tên Maxim Gorki và Käthe Kollwitz tại nơi này.

  Chúng tôi nay đã là những „ông bà lão“ cả rồi, đang sống tại Hà Nội, thế nhưng không chỉ những học sinh Việt Nam từng học tại hai trường Käthe Kollwitz và Maxim Gorki, mà ở đó còn có những giáo viên và công nhân viên người Đức mà chính xác hơn là những người thuộc Bang Sắc-xông làm việc, và tất cả đều có những kỷ niệm đẹp đẽ về những năm tháng vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước, khi sống tại đấy.

  Không chỉ 3-4 năm ấy, mà cả 3 năm học nghề ở nhiều thành phố CHDC Đức tiếp theo, rồi sau đấy còn nhiều năm học đại học hay nghiên cứu sinh ở các trường đại học của nước CHDC Đức làm chúng tôi luôn mang nặng tình nghĩa với nước Đức và nhân dân Đức.

  Chúng tôi cũng luôn biết ơn người Đức ở cả hai phía của bức tường, vì đó là sự cảm thông đầy nhân tính với khẩu hiệu „Đoàn kết với Việt Nam bây giờ cần hơn bao giờ hết“ ở phía Đông và phong trào sinh viên phản chiến những năm 1968 với khẩu hiệu „Hồ, Hồ Chí Minh“ ở phía Tây, thế nhưng trước hết là sau 1975 với con tàu “Cap Anamur” cứu vớt người tị nạn Việt Nam ở phía Tây.

  Sau khi bức tường Berlin xụp đổ và rồi toàn cầu hóa, chúng tôi không chỉ nghĩ khác về Việt Nam mà cả nước CHDC Đức. Và dĩ nhiên chúng tôi có quan điểm chính trị của chính mình.

  Bởi vậy chúng tôi không chỉ không vui mà còn tức giận khi nghe tin chính phủ CHXHCN Việt Nam dự định xây tượng Hồ Chí Minh tại Moritzburg và đang xin chính phủ CHLB Đức làm việc đó. Thậm chí có một số người Đức ủng hộ dự án này.

  Chúng tôi quan niệm rằng, Hồ Chí Minh có mặt tốt và xấu, và vì nay đang còn nhiều tranh cãi về ông ta, nên tốt nhất là nên để cho ông ta yên, thậm chí có lẽ ông ta chẳng xứng đáng với việc ấy. Người ta đã xây cho ông ta quá nhiều ngôi tượng to lớn và tốn kém ở nhiều thành phố Việt Nam và thậm chí cả một cái lăng vĩ đại – nhưng là ngược với di chúc ông ta - ở Hà Nội. Ai muốn ngắm ông, xin mời về Hà Nội hay những thành phố khác của Việt Nam! Không nhất thiết phải đến Moritzburg và Dresden!

  Đã có quá đủ nhiều điều xấu xa mà nhiều người, trong đó có cả chính phủ CHXHCN Việt Nam và Đảng Cộng Sản lợi dụng tên ông ta để làm. Qua đó chúng ta chỉ làm xấu tên tuổi và những mặt tốt của ông ấy mà thôi.

  Ở Moritzburg hay Dresden chỉ nên có một tấm biển đơn sơ ghi nhớ 350 lưu học sinh Việt Nam đã từng ở đây, không nhất thiết phải nhớ tới Hồ Chí Minh.

  Nhưng trước hết xin Ngài nhớ rằng, ngày nay Việt Nam phụ thuộc nước Trung Hoa cộng sản đến mức nào, cả chính trị lẫn kinh tế. Những điều mà chính phủ Việt Nam „độc lập“ xin chính phủ CHLB Đức giúp đỡ để chống lại „ông bạn lớn“ khi Trung Quốc dùng lực lượng quân sự xâm chiếm „Biển Đông“ của chúng tôi là không đúng, đó chỉ là trò hề chính trị.

  Bọn tư bản ở Bắc Kinh và Đài Loan đã xây nên rất nhiều nhà máy điện, xi-măng, gang thép, hóa chất, ... bóc lột công nhân chúng tôi và trước hết hủy hoại sông ngòi và biển Việt Nam. Những thực phẩm rẻ tiền nhập từ Trung Quốc đầu độc người Việt lâu dài. Tàu quân sự Trung Quốc chiếm biển Việt Nam, săn đuổi những tàu cá bé nhỏ của ngư dân chúng tôi, muốn cướp dầu mỏ ngoài khơi của chúng tôi!

  Về đối nội, chính phủ Việt Nam do Đảng Cộng sản độc tài điều khiển, bắt chước Trung Quốc: đàn áp các cuộc biểu tình của ngư dân và những người bảo vệ môi trường chống lại vụ Công ty ‘Formosa’ gây ô nhiễm Vũng Áng, đàn áp nông dân vì bị mất đất và những người công giáo và những người đấu tranh cho dân chủ ôn hòa khi họ đấu tranh cho sự tự do phát biểu ý kiến.

  Chúng tôi hy vọng Ngài hiểu chúng tôi và có cùng quan điểm với chúng tôi, hỗ trợ chúng tôi trong cuộc đấu tranh vì môi trường trong sạch ở Việt Nam, và nói chung trong cuộc đấu tranh vì quyền con người, vì dân chủ, tự do, vì xã hội dân sự, cho một nước Việt Nam tiến bộ với nền kinh tế thị trường xã hội.
 
  Xin gửi Ngài lời chào trân trọng !
               
Ngụy Hữu Tâm, nhà báo và tác giả sách
Phạm Công, nhà khoa học và tư vấn bằng phát minh


Thư của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại CHLB Đức gửi cho dân biểu Andreas Lämmel:

Berlin, den 28.Mai 2016


Sehr geehrter Herr Andreas Lämmel MdB,

wir sind auf den Artikel „Auf den Spuren von Onkel Ho“ in der Sächsischen Zeitung vom 19.5.2016 aufmerksam geworden, in dem berichtet wird, dass der vietnamesische Botschafter Doan Xuan Hung am 18.05.2016 auf dem Gelände des Diakonenhauses in Moritzburg die Wiederherstellung und Erweiterung des Ho Chi Minh Gedenkortes wünscht. In diesem Bericht wurde Ihr Name ebenfalls erwähnt und lässt der Eindruck entstehen, Sie würden dieses Vorhaben befürworten.

Erlauben Sie uns, zunächst unsere Sicht darzustellen.

Für die Vietnamesen, die vor der kommunistischen Unrechtsherrschaft und Missachtung der Menschenwürde geflüchtet sind und Zuflucht in Deutschland gefunden haben, ist dieses Vorhaben ein großer Affront und ein Stich in die alte Wunde.
Ho Chi Minh hatte den Kommunismus nach dem Vorbild des Stalinismus und Maoismus in Vietnam mit aller Macht eingeführt und ohne Rücksicht auf Verlust, sei es Menschenleben oder Frieden des Landes.

Nach außen gab er sich als Volksretter und Revolutionär, doch er verfolgte das Ziel, Vietnam komplett unter die kommunistische Herrschaft zu stellen. Unterdrückung und Terror prägten sein Vorgehen. Seine Maßnahmen dienten nicht dem Frieden des Landes, sondern hatten unsägliches Leid über die vietnamesische Bevölkerung beider Seiten gebracht. Nachstehend einige Beispiele:

* in Nordvietnam ließ er vom 1953 bis 1956 hunderttausende Groß-/ grundbesitzer samt Familienangehörigen im Rahmen der Landreform grauenvoll foltern und töten.

* im Rahmen der „Hundert Blumen Kampagne“ vom 1954 bis1960 (nach dem Vorbild der „Kulturrevolution“ in China) wurden Schriftsteller, Komponisten, Musiker, Künstler u.v.m. massenhaft verhaftet und erhielten Berufsverbot. Zeitweise saßen bis 200.000 politische Gegner im Straflager ein.

* Bei der Tet-Offensive des Vietcongs in Hue (1968) wurden neben tausenden getöteten vietnamesischen Zivilisten auch vier Deutschen exekutiert (drei Ärzte Raimund Discher, Horst-Günther Krainick und seine Ehefrau Elisabeth sowie Alois Alteköster).

Im Vietnamkrieg starben 3 Millionen Soldaten der Nordvietnamesische Armee (NVA) und 1,3 Millionen südvietnamesische Soldaten sowie 2-4 Millionen vietnamesische Zivilisten. 58.220 US Soldaten und 5.264 verbündete Soldaten waren ebenfalls im Krieg gefallen.

Nach dem Kriegsende (30.04.1975) herrschten weiterhin Unterdrückung und Terror in Südvietnam. Männer, die unter der südvietnamesischen Regierung gedient haben, wurden in Zwangsarbeits- bzw. Umerziehungslager deportiert und eingesperrt. Deren Frauen und Kinder wurden aus ihren Wohnorten in sogenannte „ neue ökonomische Zonen“ verbannt, wo sie praktisch vor dem Nichts standen. Ca. 60.000 unerwünschte Südvietnamesen kamen ums Leben. Die daraus folgende Fluchtwelle aus Vietnam erreichte den Höhepunkt in den Jahren 1975-1982. Etwa 500.000 sogenannte
„Boatpeople“ kamen auf ihrer Flucht im Meer um. Rund 1.218.000 Vietnamesen gelang die Flucht, und sie ließen sich in über 16 verschiedenen Ländern nieder.

Sehr geehrter Herr Andreas Lämmel,

in VN herrscht bis heute noch das totalitäre kommunistische Regime, in dem die Menschenrechte und das internationale Foltergesetz konsequent ignoriert werden.
Die vietnamesische kommunistische Regierung versucht dennoch immer wieder ihren damaligen Führer Ho Chi Minh im Ausland zu glorifizieren.

1990 scheiterte sie mit dem Versuch, Ho Chi Minh als Held der Nation zu ehren bei UNESCO(Paris)aufgrund des massiven Protestes der Freiheit liebenden Vietnamesen.
In Hanoi ist das Mausoleum von Ho Chi Minh aus unserer Sicht ein Schandfleck in Vietnam. Auf dem Deutschen Boden, wo die Freiheit und Gerechtigkeit im Grundgesetz verankert, gibt es keinen Platz für die Ehrung eines Massenmörders bzw. eines totalitären, kommunistischen Diktators.

Die Herrichtung und der Ausbau des Ho Chi Minh Gedenkortes in Moritzburg sind eine Ohrfeige für die Opfer der kommunistischen Gewaltherrschaft in Deutschland , eine Missachtung und tiefe Beleidigung gegenüber der kommunistischen Opfer insbesondere der vietnamesischen Flüchtlinge.
Mit diesem Schreiben möchten wir Sie auf die Brisanz der geplanten Herrichtung des Gedenkortes in Moritzburg im Zusammenhang mit Ho Chi Minh hinweisen.

Als Freiheit liebende Bürgerinnen und Bürger in Deutschland wissen wir aufgrund unserer geschichtlichen Herkunft die Werte der Menschenrechte, Freiheit und Gerechtigkeit sehr zu schätzen. Wir sehen es als unsere Pflicht an, diese Werte zu verteidigen und zu verbreiten, sowohl in Deutschland als auch in Vietnam.
Wir bitten Sie hierbei um Unterstützung und bedanken uns recht herzlich für Ihre Aufmerksamkeit.

Mit freundlichen Grüßen


Frau Dr. med. Hoang, Thi My Lam
Vorsitzende des Bundesverbandes der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V.

 

Bài viết của bà Vera Lengsfeld:

 

Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder? 

“Hồ Chí Minh ở Moritzburg: Trùng tu nơi tưởng niệm cho một kẻ giết người hàng loạt”.


Vera Lengsfeld (26.05.2016)
In unserem  bunten, weltoffenen und ach, so toleranten Deutschland soll , wenn es nach den sächsischen CDU - Bundestagsabgeordneten Lämmel, der Sächsischen Zeitung und dem Botschafter Vietnams Doan Xuan Hung geht, ein mit Recht in die Vergessenheit geratener Gedenkort für einen  Massenmörder reanimiert werden.

„Fast ehrfürchtig“, so beginnt der Artikel von Sven Görner in der SZ am 19. Mai, hielt der vietnamesische Botschafter, der einer Einladung von Lämmel gefolgt war, eine Bronzetafel mit Patina in den Händen, die an ein Ereignis von vor fast 70 Jahren erinnert. Im Sommer 1957 weilte der spätere Präsident Nordvietnams Ho Chi Minh in Moritzburg zu Gast. Er besuchte vietnamesische Kinder, die im damaligen Käthe- Kollwitz- Heim, heute wieder das Diakonenhaus, lebten, um in der DDR ausgebildet zu werden. Viele dieser Kinder waren später hochrangige kommunistische Funktionäre in ihrer Heimat. Zu DDR- Zeiten erinnerte eine Tafel an den Besuch von „Onkel Ho“, wie der Diktator, so beteuert die SZ, auch heute noch „liebevoll“ genannt werde. Nach der Vereinigung geriet der „Gedenkort“ in Vergessenheit. Das soll sich auf Wunsch des Botschafters und des CDU- Bundestagsabgeordneten ändern. Moritzburg, das von vielen Touristen besucht wird, sollen ein zum „Onkel Ho“ weich gezeichnetes Bild eines Massenmörders präsentiert bekommen.

Ho Chi Minh, Mitautor einer 1928 in Moskau erschienenen Anleitung für kommunistische Aufstände, als deren Erscheinungsort Zürich angegeben wurde, ist maßgeblich verantwortlich für die grausamen Verbrechen, die von seiner Befreiungsarmee an der südvietnamesischen Bevölkerung verübt wurden und für die Unterdrückung Andersdenkender in seinem Land. Die vietnamesischen Lager  standen in ihrer Brutalität ihrem Urbild im Gulag nichts nach. Bis heute werden Andersdenkende in Vietnam weggesperrt. Fraktionskollegen von Lämmel haben Patenschaften für in Vietnam eingesperrte Blogger, für deren Entlassung sie sich einsetzen, übernommen.

Hồ Chí Minh

Uwe Siemon - Netto, der als Kriegsberichterstatter die Einnahme der Kaiserstadt Hué während der Tet- Offensive 1968 als Zeuge miterlebte, zeichnet ein ungeschöntes Bild der Kriegsführung von Onkel Hos Truppen:

Als sein  Militärkonvoi die Stadt erreichte, die vom Vietcong erobert worden war, mussten die Fahrzeuge häufig halten, weil hunderte Leichen auf den Straßen lagen.
An den Verletzungen war deutlich zu erkennen, dass es sich um Opfer von Massenerschießungen aus nächster Nähe handelte, überwiegend Frauen und Kinder, festlich gekleidet für das vietnamesische Neujahrsfest.

Wie sich bald darauf herausstellte, waren die Erschossenen noch glücklich dran gewesen. Viele Menschen waren lebendig begraben worden. Siemon-Netto sah am Rande eines Massengrabes frisch manikürte Finger aus dem Boden ragen.

Trotz aller Grausamkeit der Vietcong wurde der Krieg militärisch nicht von ihnen gewonnen. Wie kam es, dass die militärischen Verlierer am Ende die Sieger waren und Vietnam unter ihrer kommunistischen Knute vereinigt wurde?

Es war ein Sieg ihrer Propaganda, den sie mit ihren willigen Helfern im Westen erringen konnten. Es war der erste Krieg, der nicht militärisch, sondern an  der Medienfront entschieden wurde.

Westliche Intellektuelle, wie John Kenneth Galbraith, Jean Paul Sartre oder der westdeutsche Vietcong-Propagandist Erich Wulff, der 1968 nur deshalb nicht der DKP beitrat, um seine Professur in Hannover nicht zu verlieren, beeinflussten maßgeblich die öffentliche Meinung, indem sie die kommunistischen Verbrechen blind ignorierten und die amerikanischen Gräuel, die es natürlich auch gegeben hat, in den Focus rückten, ohne darauf hinzuweisen, dass es sich nicht um ein amerikanisches Prinzip, sondern um dessen  Verletzung handelte.

Die Propaganda wird bis heute fortgesetzt. In der deutschen Wikipedia findet man kein Wort über die Verbrechen des Vietcong, dafür einen Hinweis darauf, dass die Studenten 1968 mit Sprechchören wie HO, Ho, Ho Chi Minh auf die Straße gingen und Bilder von Massenmördern wie Pol Pot und Mao in die Höhe hielten.

Nun soll in Moritzburg ein neuer Propagandaort entstehen. Es hat aber kein Abgeordneter der SED- Linken dafür den Anstoß gegeben, sondern ein CDU- Politiker. Eine CDU, die sich dafür hergibt, linke Geschichtslügen zu unterstützen, hat nicht nur den antitotalitären Konsens aufgegeben, sondern jegliches Gespür dafür verloren, was die Partei, als sie noch das Erfolgsmodell der alten Bundesrepublik war, ausgemacht hat.

Jetzt soll alles sehr schnell gehen: der Bürgermeister hat bereits altes Fotomaterial aus dem Archiv hervorgekramt und zur „großen Freude bei den Gästen“ dem Diakoniehaus übergeben. Das soll demnächst gezeigt werden. Um die Diktatorenhuldigung auf die Spitze zu treiben, soll ein „kleines Holzhaus im vietnamesischen Stil“ aufgestellt werden. Schließlich hat der liebe Onkel in einer Hütte neben dem Regierungspalast campiert, so will es jedenfalls die Ho Chi Minh- Huldingungslegende.

Demnächst soll alles fertig sein. Zum 70. Jahrestag seines Besuchs in Moritzburg soll der Gedenkort im neuen Glanz erstanden sein und den Besuchern seine Geschichtslügen oktroyieren. Bislang bleibt ein öffentlicher Aufschrei aus. Lediglich die kleine Gruppe der ehemaligen vietnamesischen Boat- People wehrt sich gegen diesen Skandal. Es wird eine Nagelprobe für unsere Demokratie sein, ob es gelingen wird, das monströse Vorhaben zu verhindern.

Vera Lengsfeld



Thị trưởng Moritzburg cải chính, đó không phải là đài tưởng niệm Hồ Chí Minh
(Denkmal für einen Diktator?)

Sven Görner (Sächsische Zeitung)
Người dịch: Đặng Hà

Gần 60 năm trước đây, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam, đã đến thăm thiếu nhi Việt Nam đang lưu trú ở Moritzburg. Khu tưởng niệm sự kiện này giờ đây được dự trù trùng tu và  gây ra một làn sóng chống đối.

Nơi tưởng niệm ở Moritzburg gây nhiều ý kiến ngược nhau (Ảnh và chú thích của báo SZ)

Moritzburg – Từ năm ngoái, hai doanh nhân người Việt đã nỗ lực phục hồi khu tưởng niệm nằm trong khuôn viên của Diakonenhaus (một cơ sở đạo Tin lành) ở Moritzburg (một làng nhỏ gần thành phố Dresden thuộc miền Đông nước Đức). Họ đã tính toán mọi chuyện. Khi ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam, đến thăm Moritzburg 3 tuần trước đây, ông không chỉ được nhìn thấy khu tưởng niệm mới tu sửa lại, mà ông còn đặt bó hoa đúng chỗ, ngay bên cạnh tấm ảnh to dựa vào một cột trụ đá hoa cương. Đó là tấm ảnh chụp Hồ Chí Minh thăm thiếu nhi Việt Nam sinh sống và học tập 4 năm ở Moritzburg hồi cuối thập niên 1950.

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (đeo cà vạt đỏ) và đại gia Võ Văn Long (tức Long Đào, gốc người Quảng Bình) chủ nhân chuỗi (hơn 30) quán ăn Thăng Long khắp nơi trên nước Đức và khách sạn Thăng Long ở Berlin. Ông là một trong 2 doanh nhân bỏ tiền ra thuê mảnh đất nhỏ này và sửa sang khu tưởng niệm. (Ảnh báo SZ)

Trong cuộc nói chuyện với ông Thị trưởng và ông Trưởng phòng Hành chính của Diakonenhaus, Võ Văn Long, một doanh nhân sinh sống tại Berlin, đã bày tỏ nguyện vọng, không chỉ thuê lâu dài khoảnh đất tưởng niệm này, mà còn mong muốn phát triển thêm. Thí dụ xây dựng một ngôi nhà sàn thu nhỏ của Bác Hồ để trưng bày những chứng tích về sự lưu trú của những thiếu nhi Việt Nam ở Moritzburg. Và ông đại sứ hứa hẹn rằng, một khi khu tưởng niệm này được tôn tạo, thì không chỉ có những “cựu Moritzburger” – những học sinh Việt Nam hồi xưa học ở Moritzburg mà cho đến giờ họ vẫn tự xưng như vậy – mà còn nhiều người Việt khác sẽ đến làng này viếng thăm.

Đã có thể lường trước được, ý tưởng này rất có thể sẽ gây ra sự phản kháng. Dù sao trong số những người Việt Nam sinh sống ở Đức cũng có rất nhiều người tỵ nạn. Trong lá thư gửi đến Moritzburg (lá thư bản gốc tiếng Đức xem ở đây và bản dịch xem ở đây) mà tòa soạn hiện có, tiến sĩ Dương Hồng Ân, Điều hợp viên của Diễn đàn Việt Nam 21 viết: “Trong khi nhật báo Sächsische Zeitung trong bài “Đi tìm dấu vết bác Hồ” ra ngày 19.05.2016 chỉ tường thuật về nguyện vọng của Đại Sứ Việt Nam và một doanh nhân từ Berlin, ông Võ Văn Long, muốn phục hồi và mở rộng một khu lưu niệm trong khuôn viên Diakonenhaus ở Moritzburg để tưởng nhớ các trẻ em Việt Nam đã từng sống ở đây, thì hai ngày sau báo nguoiviet.de và nhiều trang mạng Việt Nam khác lại đưa tin về dự án “Khu tưởng niệm bác Hồ sẽ được xây dựng tại Moritzburg”. Như thế bài báo gây ấn tượng rằng, việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg là việc đã được quyết định xong rồi.

Lá thư được viết tiếp: “Bài báo của nguoiviet.de đã gây ra hoang mang, bực bội và giận dữ trong giới người Việt ở Đức. Đặc biệt những người Việt tỵ nạn ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đã lên tiếng chống dự án này qua các thư phản đối và thỉnh nguyện thư gửi tới ông Dân biểu Quốc hội liên bang Andreas Lämmel”. Sau khi gặp một nhóm “cựu Moritzburger” trong chuyến đi Việt Nam hồi tháng tư, ông Dân biểu ở Dresden này đã mời ông tân Đại sứ CHXHCN Việt Nam đến thăm Moritzburg.

Ông Andreas Lämmel (đeo mắt kính), Nghị sĩ  quốc hội liên bang, tiếp đón phái đoàn Đại sứ quán. Ông là người tích cực vận động cho dự án phục hồi khu tưởng niệm này. (Ảnh trên trang andreas-laemmel.de)

Ông Dương Hồng Ân cũng viết trong lá thư gửi ông Thị trưởng và Hội đồng địa phương Moritzburg rằng, ông Hồ Chí Minh không được đa số dân chúng Việt Nam tôn kính như người ta thường nói. Nhiều người buộc ông ta phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu nạn nhân trong cuộc chiến. “Một trong số những cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg mà chúng tôi được quen biết đã bày tỏ thái độ phản đối việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.” (Xem bản dịch lá thư của cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg ở đây)

Và lá thư được viết tiếp: “Chúng tôi nhận thấy không có lý do chính đáng cho việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg. Mặt khác chúng tôi chấp nhận hình thức tưởng nhớ đến những cựu học sinh Việt Nam khi xưa học ở Moritzburg”.

Bà Kirsten Muster ở Moritzburg, dân biểu đảng AfD trong Nghị viện bang Sachsen, cũng lên tiếng phê bình gay gắt: “Rõ ràng là ở đây đã được tính toán kỹ càng, để một khu tưởng niệm có từ thời Đông Đức được trùng tu với sự hỗ trợ của nhà nước Việt Nam và theo ý nghĩa chính trị lịch sử một chiều của họ. Dĩ nhiên trong ý nghĩa của tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, thì một sự tưởng nhớ đến trẻ em Việt Nam sinh sống và học tập ở Moritzburg vào cuối thập niên 50 là một điều đáng được khen ngợi. Nhưng dự án lại cho thấy  ý đồ thành lập khu sùng bái lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, mà qua đó hình ảnh một nhân vật chính trị được trình bày hoàn toàn thiếu phê phán, trong khi thật ra vẫn còn rất nhiều tranh cãi về con người này”.

Ban chấp hành đảng bộ CDU ở Moritzburg cũng đã bày tỏ quan điểm: “Có nên hay chăng, khi chính trên khu đất của một cơ sở đạo Tin lành lại để cho một kẻ độc tài được ca tụng và chế độ CHXHCN Việt Nam được nghĩ tới một cách thân thiện, nơi mà ngày nay những Thánh lễ  – ở Việt Nam có khoảng 6,5 triệu tín đồ Ki-tô giáo – cần phải có giấy phép của nhà cầm quyền? Chúng ta ở Moritzburg có muốn rao bán việc “di tản trẻ em” theo sắc lệnh nhà nước như là tình hữu nghị giữa hai dân tộc hay không?” (Thông báo của đảng bộ CDU Moritzburg xem ở đây)

Trong cuộc họp Ủy ban hành chánh của Hội đồng địa phương Moritzburg trong tuần này, Thị trưởng Jörg Hänisch (không đảng phái) đã trình bày quan điểm của ông: “Nơi này trong khu đất của ký túc xá thiếu nhi và thiếu niên ngày xưa nhắc nhở chúng ta rằng, làng chúng ta đã một thời bảo vệ cho các trẻ em cần được che chở. Đó không phải là đài tưởng niệm cho một ý thức hệ nào, đó cũng không phải là đài tưởng niệm một cá nhân nào, đối với tôitrong tư cách là Thị trưởng,  đó là nơi để khơi gợi cho người ta suy ngẫm về những tội ác gây ra cho trẻ con hồi xưa và ngày nay”.

Ông Jörg Hänisch, Thị trưởng Moritzburg, trả lời phỏng vấn đài VTV4 tại khu tưởng niệm ngày 18.05.2016. (Ảnh chụp màn hình đài VTV4). Xem tường thuật của đài VTV4 tại đây.

Đòi hỏi tái lập khu tưởng niệm ở Moritzburg xuất phát từ nguyện vọng của những cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg, họ muốn có một nơi kỷ niệm và nguyện vọng này đã được đề đạt đến ông dân biểu Andreas Lämmel. Khu tưởng niệm này đã có sẵn từ xưa, tuy nhiên theo dòng thời gian ngày càng trở nên hoang phế. “Những nỗ lực của ông Lämmel và của tôi với tư cách là Thị trưởng nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam trong những lãnh vực: kinh tế, giáo dục và đặc biệt đối với làng chúng ta là lãnh vực du lịch, và qua đó góp phần vào tình hữu nghị giữa 2 dân tộc”, ông Jörg Hänisch giải thích.

Sau kỳ nghỉ hè tôi sẽ mời những thành viên của Hội đồng địa phương đến tham dự một cuộc nói chuyện riêng biệt và tại chỗ khu tưởng niệm. Đó sẽ là dịp để trao đổi với những người hỗ trợ dự án này, bàn về hình thức nêu trong kế hoạch, nhưng sẽ thu nhận để cân nhắc những ý kiến phê bình về dự án.”, ông Thị trưởng hứa hẹn. “Chính là chúng ta ở Moritzburg, nơi đây trong thời gian cách mạng hòa bình (chú thích: cuộc cách mạng ở Đông Đức vào năm1989, dẫn đến bức tường Berlin sụp đổ và sau đó nước Đức thống nhất mà không đổ máu) đã học được rằng, lịch sử không phải chỉ là đen hay chỉ là trắng.

Chuyển ngữ từ bài báo “Denkmal für einen Diktartor?” (Đài tưởng niệm cho một nhà độc tài?) của tờ báo Sächsische Zeitung (Đức), số ra ngày 10.06.2016. Lưu ý: Tựa đề do người dịch đặt lại. Tất cả những chú thích dưới ảnh chụp và chú thích trong bài được để trong ngoặc và in nghiêng là của người dịch. Ngoài ra còn có một vài ảnh chụp do người dịch bổ sung.




Hier können sie die Petition der Boatpeople unterstützen:
Hier können Sie sich über den wahren Verlauf des Vietnamkrieges informieren: