Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng
Mai Thanh Truyết
1. Cuộc di dân Tàu vào Việt
Nam
Trước năm 2008, người Tàu khi vào Việt Nam được miễn
nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi.
Cuối năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại miễn chiếu khán và nới rộng vùng
di chuyển của người Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm
mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.
Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên
khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp
tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Tàu,
trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong
các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang
thép, sản xuất hóa chất công nghiệp... đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân
người Tàu.
Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người
Tàu, đường sá mang tên Tàu, hàng quán, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách
trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các
đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu...
Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50
năm với giá rẻ mạt, chiếm toàn những vị trí chiến lược trọng yếu ở miền Bắc,
như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị đảng csVN ẩn náu trong giai đoạn chiến
tranh năm 1979!
2. Đồng hóa tiệm tiến các
dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần
Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người
Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Bolloven bên Lào, Campuchia và nhập nhằng
tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích
động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm
bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm tên Po Dharma cổ xúy.
Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại
vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở
vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyên và tôn giáo Hoa Kỳ yểm
trợ dưới danh nghĩa Dega.
Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu,
họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC)
và đã được Liên Hiệp Quốc công nhận qua Department of Economic and Social
Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009.
Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham
Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy
Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National
Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa
là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng
gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến
pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.
Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải
có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập
chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ
lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu
số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm này theo sử liệu đã
sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi
không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc
Chăm năm 988.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã
được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng
chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Box 122, SE-33523,
Gnosjo, vì tại nơi đây, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư nhằm tạo danh
nghĩa để gây áp lực với CSVN một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ
lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh
12000.
Sau cùng, khi “Ông Thầy đỡ đầu” người Pháp của vị tiến
sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và
chuyển trục hoạt động về Malaysia, phối hợp cùng một tổ chức chánh trị của một
nhóm người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ, lấy danh nghĩa giúp đỡ người Chăm ở
Campuchia để làm địa bàn hoạt động nhằm tiếp tay TC trong việc chia cắt cao
nguyên Trung phần Việt Nam thành vùng tự trị!
Vậy, câu hỏi được đặt ra là:
Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì?
Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế
Việt Nam trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao
nguyên Trung phần Việt Nam. Nắm được cao nguyên này, TC sẽ biến thành một vùng
lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu
của Việt Nam rồi, mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của
CSVN trong mọi tình huống.
Như vậy, qua trường hợp Việt Nam, cuối cùng, âm mưu
chiếm đóng tiệm tiến Việt Nam của TC qua việc cố gắng chia đôi Nam và Bắc Việt
Nam bằng cách chiếm đóng cao nguyên Trung phần Việt Nam bằng nhân sự, bằng những
cuộc hôn nhân dị chủng. Để rồi, từ đó khi họ đạt được mục tiêu và dân số, TC có
thể vin vào lý do “công dân bản địa”, một Nghị quyết của LHQ ký vào năm 1986, để
đòi “tự trị”. Và Việt Nam sẽ bị tách làm đôi không có một tiếng súng nào cả và
thế giới không có lý do can thiệp cho sự chiếm đóng này của Trung Cộng. Và
TC sẽ thành công trong việc tách làm đôi Việt Nam.
Tại miền Bắc hiện nay, TC đã kiểm soát 9 tỉnh địa đầu
với tên đường sá bằng tiếng Hán. Hầu hết các khu công nghiệp ở các thành phố lớn
ở miền Bắc hiện nay là những khu “tự trị” của họ, trong đó công an, quân đội CS
không được quyền léo hánh tới, ngay cả những khi có án mạng hay xung đột giữa
công nhân Việt và Hoa.
Từ cung cách suy luận trên, TC sẽ biến Việt Nam
thành hai vùng tự trị kinh tế khác nhau, trong đó hình thức kinh tế tập trung
chỉ huy và lệ thuộc ảnh hưởng chính trị TC dành cho miền Bắc. Và miền Nam, TC
còn dè chứng sức đề kháng của dân miền Nam, do đó chưa thể mạnh tay vì còn có sự
“dòm ngó” của thế giới bên ngoài.
Chia được Việt Nam rồi, vấn đề tiến chiếm trọn miền
Nam cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
3. Ảnh hưởng về Văn hóa và
Giáo dục
Trung Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa.
Điều này đã bàng bạc thể hiện qua nhiều lễ hội có tính cách văn hóa xen lẫn y
phục, lời ca, điệu múa Trung Hoa. Cung cách cấu trúc, bài trí các vở kịch cũng
đầy máu sắc và kịch tính Tàu. Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường
hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng
rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các
đài truyền hình Trung Ương và địa phương ở Việt Nam.
Một khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 5 năm,
TC lại thành lập một Cục Giáo dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo
giáo viên sinh ngữ từ bậc tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo
viên qua Việt Nam để giảng dạy tiếng Quan Thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài
nhằm đem tiếng Hoa vào trong hệ thống giáo dục Việt Nam, chuẩn bị cho công cuộc
Bắc thuộc toàn diện. Một tin mới nhất là vào dịp khai giảng năm học mới
2016-2017, Bộ Giáo dục lại cho xuất bản sách giao khoa mẫu giáo hoàn toàn bằng
tiếng Hán.
4. Xuất nhập cảng làm tê
liệt các ngành sản xuất Việt Nam bằng cách tung hàng hóa với giá rẻ mạt
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay,
quan hệ kinh tế thương mại Trung-Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD
năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Và năm 2015, con số lên đến hơn 80 tỷ! Lợi ích
thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng
cùng với mối thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng
trong cán cân thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức
coi trọng vấn đề nhập siêu trong việc giao thương với TC.
Cũng cần nên nói thêm là TC còn xuất cảng sang Việt
Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm,
ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ
gây nguy hại lên sức khỏe người tiêu dùng mà thị trường TC đã tẩy chay khi
phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội,
ô mai, nước tương, sữa, trứng gà..., ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa
chì, giày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây
thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản...
TC cũng xuất cảng sang Việt Nam các giống cây trồng,
vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp
của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh,
rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác... Điều đáng lưu ý là những
sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người
tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật
giả, phẩm chất hay xuất xứ.
Về phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt
Nam chính yếu là dầu thô (năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một
số nông sản và hầu hết các loại rau đậu, ngô khoai... Đối lại Việt Nam nhập cảng
từ TC các mặt hàng như: máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận
tải, bông vải, máy móc cho kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc
dùng trong nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Chỉ tính cho năm 2014, riêng hàng nhập
khẩu từ TC chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Điểm sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu
của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo
chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số
các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu
của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của
TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên
cao nguyên Trung phần Việt Nam, các dự án gang thép ở Vũng Áng, Cà Ná, dự án cảng
sâu ở Cửa Việt, các dự án nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau
v.v… Nguồn vốn cho vay của TC ngày càng tăng chiếm trên 90% tổng lượng vốn vay
của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào
TC.
Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng
hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hại để vừa làm tê liệt kinh tế Việt Nam bằng cách triệt tiêu các kỹ
nghệ nội địa, vừa hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của các thế hệ thanh
niên sau này của Việt Nam
qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của con dân Việt.
Câu hỏi được đặt ra là, nếu mô hình nầy là một tiến
trình Hán hóa của Trung Cộng có nhiều xác suất có thể xảy ra thì chúng ta phải
làm gì trước những dự kiến đã xảy ra như trên? Đây là câu hỏi và mỗi chúng ta
có bổn phận để tìm một hướng thoát cho quê cha đất tổ!
Trước những viễn kiến có thể xảy ra cho Việt Nam,
người Việt trong lẫn ngoài nướccần phải tập trung toàn lực để giải tỏa và định
hướng đấu tranh cho thật rõ ràng.
Ngày hôm nay, không còn là thời điểm chúng ta cần phải
đi tìm chỗ dựa từ ngoại bang nữa! Đã đến lúc chúng ta phải đứng trên hai chân của
mình.
Sau đây là một vài giải pháp khơi mào
cho mọi sự động não của toàn dân, hy vọng từ đó chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục
truy tìm một sinh lộ mới cho Việt Nam.
Về
phía Trung Cộng:
Có những mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội
đang xảy ra trong điều kiện không thuận lợi cho nước nầy, từ đó chúng ta có thể
vận dụng để làm suy yếu hay triệt tiêu được sức mạnh “Hán hóa” của Trung Cộng.
Đó là:
- Về Kinh tế: Tiếp
tay vận động cuộc tầy chay đi du lịch “ngắm cảnh” TC và tẩy chay hàng hóa do TC
sản xuất dưới bất cứ hình thức nào, từ thực phẩm, thuốc men, vật dụng dùng
trong nhà, quần áo, sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ... Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải những thông tin cho bà con ở hải ngoại
và quốc nội. Xin bà con hãy cùng tiếp tay đẩy mạnh chiến dịch nầy.
- Về chính trị: Hãy
cùng phối hợp và hợp tác với chính phủ lưu vong Tây Tạng do một tiến sĩ trẻ,
giáo sư Đại học Harward, không liên quan gì đến nạn quốc phá gia vong ở Tây Tạng
vì năm 1959, khi mất Tây Tạng, ông chưa sinh ra. Đó là Thủ tướng Lobsang
Sangay, sinh năm 1968.
- Về xã hội: Hiện
tại có thể nói, xã hội trong nội địa nước Trung Hoa có nhiều biến chuyển không
thuận lợi. Người dân Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương đang đứng lên đòi độc lập tích cực
hơn qua cuộc đổ máu làm hàng trăm người chết xảy ra ở nhiều tỉnh ở TC. Nhiều tỉnh
và thành phố từ Vân Nam đến Quảng Châu, các công ty điện, cộng đoàn taxi, cty vận
tải v.v... đồng loạt biểu tình. Và quan trọng hơn cả là phong trào sinh viên, học
sinh ở Hong Kong bãi khóa đòi bầu cử công bằng và tự do năm 2015. Và họ đã đạt
được nhiều thành tích qua cuộc bầu cử ở Hong Kong vừa qua với ba thành viên
sinh viên đã đắc cử vào quốc hội Hong Kong.
Trường hợp Giáo sư Ilham Tohti bị kết án chung thân
cũng là một "tiếng nói độc lập duy nhất dám bày tỏ quan điểm chống lại
chính sách đồng hóa cưỡng bức - về dân cư, về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo - của
đảng Cộng sản Trung Hoa đối với 10 triệu cư dân Duy Ngô Nhĩ và nhiều "sắc
tộc thiểu số" sống lâu đời tại vùng Tân Cương". Báo Libération lý giải
vấn đề nầy như sau: "cách hành xử mang tính thực dân mới này là mãnh đất tốt
cho các bạo lực giữa các sắc tộc ngày càng dữ dội" tại miền viễn tây TC. Để
chống lại các cuộc tấn công mang tính khủng bố, Bắc Kinh đã trả đũa "bằng
các cuộc đàn áp bằng quân đội, thường kết thúc bằng việc bắn vào đám đông, hay
bắt bớ hàng loạt".
Về
phía Việt Nam:
Mô hình giải pháp Việt Nam qua việc tìm lại
tính cách pháp nhân của Việt Nam Cộng Hòa cũng cần được lưu ý,
vì qua thỏa hiệp quốc tế ngày 2 tháng năm 1973 được ký kết do 9 quốc gia trong
đó có 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Nga,
và Trung cộng cùng 3 thành phần Việt Nam là Bắc Việt, Chánh phủ lâm thời miền
Nam Việt Nam, và Việt Nam Cộng hòa... trong đó cam kết 3 thành phần sau phải
thi hành hiệp định Paris 27/1/21973. Và Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn dù hiện
nay là kẻ đang làm “chủ” Việt Nam.
- Chúng ta cần phải liên lạc, theo dõi diễn
tiến của các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của
những người như Lưu Hiểu Ba (Nobel
Hòa bình 2010), Hồ Giai, Ngải Vị Vị
cùng Hiến Chương 08 qua Bản Tuyên Ngôn đầu tiên gồm 350 chữ ký của các nhà hoạt
động nhân quyền nổi tiếng nhằm mục đích thúc đẩy cải cách chánh trị và dân chủ
cho Trung Hoa. Người Tây Tạng trực
diện tranh đấu cho độc lập Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên (có 5% dân số Tây Tạng),
cũng như người Hồi Hột tranh đấu cho
Tân Cương ở tỉnh Vân Nam (có 10% dân số trên 46 triệu người dân trong tỉnh).
Cũng không quên nhắc đến phong trào Pháp
Luân Công ở cùng khắp mọi nơi trong nước Tàu tranh đấu cho tự do tôn giáo
và bất công xã hội.
- Các phong trào trên chính là những ngòi
nổ cho việc biến Trung Cộng trở thành “Đông Châu Liệt Quốc”. Và
một khi TC bị xé tan thành nhiều mảnh, CSVN, thái thú biết nói tiếng Việt của
TC sẽ không còn “hậu phương” lớn làm điểm tựa, dĩ nhiên ngày tàn của chế độ sẽ
không còn xa sau đó. Tất cả các phối hợp đấu tranh trên nhằm mục đích đẩy mạnh
sự xáo trộn xã hội, kinh tế của TC; từ đó tiến trình mang lại tự do, dân chủ và
nhân quyền của TC sẽ được rút ngắn, vì sẽ không còn một quốc gia Trung Quốc Vĩ
đại nữa.
- Về xã hội: Người Việt trong và ngoài nước
còn có khả năng kết hợp với các NGO trong lãnh vực môi sinh như
Oxfam ở Hong Kong và Hà Nội, một cơ
quan phi chính phủ quốc tế tranh đấu cho sự nghèo đói, bất công xã hội, và môi
trường để cùng nói lên tiếng nói chung nhằm đánh động dư luận và lương tâm thế
giới.
Và câu chuyện Vũng Áng, có thể sẽ là bước đầu cho cuộc
Cách mạng Cá ở Việt Nam. Hiện nay các phong trào Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Xã
hội Dân sự, phong trào đòi miếng cơm, nguồn cá cho đời sống... ngày càng tỏa rộng.
Viễn ảnh một bình minh rực rỡ cho Việt Nam trong những
ngày sắp tới chắc chắn sẽ xảy ra.
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam