05.10.2016

Tại sao lực lượng công quyền bảo vệ Formosa rút lui, phải chăng người dân đã thắng?

Tại sao lực lượng công quyền bảo vệ Formosa rút lui, phải chăng người dân đã thắng? 


Trong những ngày qua, người dân khắp nơi đang hướng về bà con ngư dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và bàn tán xôn xao sự việc bà con ngư dân đẩy lùi lực lượng công quyền, chiếm đóng khu vực cổng nhà máy Formosa và coi đó như là một thắng lợi thuộc về người dân.

Khi xem lại những video được loan tải trên mạng xã hội facebook, Youtube,… nhiều người dễ dàng nhận thấy có rất nhiều phụ nữ đội mũ bảo hiểm, nhiều người đàn ông lạ mặt bịt kín khẩu trang ném đá, dùng vũ lực đánh đập lực lượng côn an, cảnh sát cơ động, quân đội khi đứng bảo vệ nhà máy Formosa cũng như kích động người khác cùng tham gia.


Qua các đoạn video cho thấy lực lượng công quyền đã thẳng tay đàn áp, đánh đập người dân làm nhiều người bị thương. Tuy nhiên, được một lúc sau đó, toàn bộ lực lượng công quyền tham gia bảo vệ nhà máy Formosa đã rút lui khỏi khu vực hiện trường.

Sau khi người dân chiếm lĩnh được khu vực cổng nhà máy Formosa rồi trèo lên tường rào ngăn cách để biểu tình, viết những khẩu hiểu lên tường, lên cổng yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam, yêu cầu khởi tố Formosa ra pháp luật. Tuy nhiên, người dân đã không xâm nhập vào trong khu vực thuộc nhà máy Formosa và cũng không gây thiệt hại gì đáng kể đối với cơ sở vật chất nhà máy.

Theo thông tin mà tôi nhận được, ngày hôm đó nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động khoảng hơn 1.000 cảnh sát cơ động, hơn 1.000 chiến sĩ quân đội, 1 trung đoàn quân đội đóng quân phía sau gần khu vực Formosa và hàng ngàn an ninh, côn đồ trà trộn vào trong dân cùng tham gia biểu tình.

Một nguồn tin cho biết: “Hôm đó, có khoảng 25 xe chở quân đội, 20 xe chở cảnh sát cơ động đang cầm súng tập trung ở một doanh trại đóng quân gần đó. Họ đã sẵn sàng trong tư thế chuẩn bị chiến đấu.” 

Lực lượng cơ động được huy động đến trấn áp đoàn biểu tình trước cổng khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, vào ngày 02.10.2016.

Lực lượng cảnh sát cơ động, công an… tháo chạy trong cuộc biểu tình của hơn 10.000 ngư dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào ngày 02.10.2016

Các nhân viên công quyền cởi bỏ sắc phục để chạy trốn trước đoàn biểu tình yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam. 

Tại sao công an, quân đội lại rút lui?

Kể từ sau thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra làm cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam đứng về phía người dân sẽ mất lòng cộng sản Trung Cộng nên có thể sớm muộn gì cũng bị “rớt đài” trên con đường thăng tiến bản thân và nghiêm trọng hơn có thể bị mất mạng như: Nguyễn Bá Thanh và một số nhân vật từng chịu chung số phận. Nếu nhà cầm quyền cộng sản đứng về phía Trung Cộng để bảo vệ Formosa sẽ trở thành kẻ thù của người dân. Chính vì vậy đây là một bài toán khó để lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải đau đầu, cân nhắc trước khi hành động.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ trong nội bộ cộng sản cho biết về sự kiện này: “Thứ nhất, hôm đó nếu người dân xâm nhập vào khu vực nhà máy Formosa thì sẽ bị lực lượng công quyền thẳng tay đàn áp. Họ sẽ huy động thêm các lực lượng đến chặn ngang khu vực cổng chia cách đoàn người ra làm hai để “nội bất xuất, ngoại bất nhập” rồi mới ra tay. Thứ hai, hiện giờ họ đang truy tìm những người đứng đầu và có thể bị bắt, bị khởi tố trong thời gian tới.”

Vậy phải chăng, việc lực lượng công quyền rút lui hôm 02.10.2016 vừa qua để cho người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh chiếm lĩnh cổng nhà máy Formosa chỉ là một cái bẫy để gài người dân?

Lòng dân đang muốn gì?

Nếu ai đã từng đặt chân đến với vùng bà con ngư dân sau khi xảy ra thảm hoạ môi trường do Formosa là thủ phạm sẽ hiểu được nỗi lòng của người dân. Hiện giờ, sau gần 6 tháng trời, bà con ngư dân không thể đánh bắt thuỷ sản (dù có đi về cũng chẳng ai mua), không có thu nhập gì, nhiều người còn bị nhiễm độc nặng, sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù rằng mỗi tháng được hỗ trợ 15kg gạo nhưng toàn gạo mốc, kém chất lượng. Ngoài ra, bà con sống chỉ dựa vào những khoản cứu trợ từ các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện giúp đỡ mà thôi. Trong lúc đó, nhà nước không quan tâm, không động viên an ủi bà con mà ngược lại còn xúi giục bà con đi tắm biển và ăn hải sản.

Vừa qua, tôi đã có dịp đến thăm và gặp gỡ bà con ngư dân. Họ cho biết là họ chẳng còn gì để mất và tính mạng cũng chẳng còn gì để giữ nữa. Họ căm thù chính phủ cũng như các lực lượng công quyền vì đã không bảo vệ, không đứng về phía người dân mà ngược lại quay lưng để bảo vệ cho Formosa.

Chia sẻ với chúng tôi, bà con ngư dân cho biết, họ chỉ cần yêu cầu Formosa đền bù thoả đáng, đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam và trả lại biển sạch cho bà con ngư dân.

Liệu rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có đáp ứng được nguyện vọng của bà con ngư dân không hay sử dụng phương pháp trấn áp, bắt bớ, đánh đập người dân để rồi lòng dân ngày càng căm phẫn.

Ông cha ta có câu: “Nước có thể đẩy thuyền xuôi dòng nhưng nước cũng có thể lật thuyền”.



Ant Chu Mạnh Sơn
GNsP