Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Các Đại Biểu QHLB Đức Quốc ủng hộ các Tù Nhân Lương Tâm
Việt Nam
Ông Bernd Fabritius
Trước thềm ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 68, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã vận động các Đại biểu Dr. Bernd Fabritius, Dr. h.c. Albert H. Weiler, Tom Koenigs và Omid Nouripour thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Liên Bang Đức Quốc lên tiếng ủng hộ các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, tiêu biểu là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Trần Thị Thúy, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu.
Ông Tom Koenigs
Bốn vị Đại biểu đã cảm ơn những nỗ lực
thông tin và kêu gọi công luận của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn cho
những người can đảm và kiên trì tranh đấu bất bạo động cho nhân quyền
tại Việt Nam.
Ông Albert H. Weiler
Trong dịp này các vị đại biểu cũng đã đặc
biệt quan tâm đến tình trạng môi sinh bị ô nhiễm trầm trọng tại miền
Trung gây ra bởi nhà máy thép FORMOSA.
Ông Omid Nouripour
Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Việt Nam thả các tù nhân vì chính kiến
Người dân biểu tình kêu gọi trả tự
do cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bên ngoài tòa án hồi tháng
3/2016.© 2016 GNsP
Nhân cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt
Nam lần thứ sáu diễn ra hôm qua 08/12/2016 tại Bruxelles, phái đoàn châu Âu đã
nêu bật nhiều trường hợp của những người đang bị chính quyền Hà Nội giam giữ vì
bất đồng chính kiến. Bruxelles cho rằng những người này cần phải được trả tự
do.
Trong bản thông cáo báo chí công bố sau cuộc họp,
Liên Hiệp Châu Âu cho biết đã nêu với phía Việt Nam các vụ sách nhiễu và giam
giữ ngày càng nhiều những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Châu Âu đã nhấn mạnh với phía Việt Nam về tầm quan
trọng của việc đảm bảo sao cho tất cả những người bị giam giữ được thăm nuôi,
phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các điều khoản về nhân quyền quốc tế. Những
người được phép vào thăm các tù nhân này phải bao gồm cả luật sư, nhân viên y tế,
lẫn các thân nhân.
Thông cáo của Liên Hiệp Châu Âu nói rõ là phía
Bruxelles đã nêu bật một số trường hợp cụ thể : Ông Ngô Hào, ông Nguyễn Hữu
Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm) và trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy, ông
Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông là bà Lê Thu Hà, ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, ông
Đoàn Huy Chương, bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Đặng Xuân Diệu và Hòa thượng Thích
Quảng Độ.
Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam là một
cuộc họp thường niên giữa hai bên. Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam vào hôm qua là
ông Vũ Anh Quang, vụ trưởng vụ Các Tổ Chức Quốc Tế thuộc bộ Ngoại Giao Việt
Nam, còn phía châu Âu là ông David Daly, Trưởng Ban Đông Nam Á thuộc Cơ Quan Đối
Ngoại Châu Âu EEAS. Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần thứ 7 sẽ
mở ra tại Hà Nội vào năm 2017.
Trọng
Nghĩa (RFI)
Dân biểu Mỹ chỉ trích Việt Nam vi phạm Nhân quyền, đàn áp Tôn giáo
Chiều thứ Năm 8/12, Ủy ban Nhân quyền
Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi hội thảo về tình hình nhân
quyền thế giới, xoay quanh chủ đề - Nhân quyền: Ghi nhận hiện tại và Hướng tới
tương lai. RFA PHOTO/Phương Anh
Chiều thứ Năm 8/12, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của
Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi hội thảo về tình hình nhân quyền thế giới,
xoay quanh chủ đề “Nhân quyền: Ghi nhận hiện tại và Hướng tới tương lai”.
Buổi hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế
Nhân quyền 10/12 hàng năm, lần này tập trung vào hai lãnh vực: Những thách thức
liên quan đến hạn chế hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cũng như đối
kháng chính trị và tự do báo chí. Và làm thế nào để ngăn chặn và ứng phó với vi
phạm nhân quyền cùng tội ác chiến tranh.
Nhân quyền tại Việt Nam
Là thành viên của cử tọa đoàn, Dân Biểu Alan
Lowenthal trình bày về tình hình nhân quyền quốc tế trong năm 2016. Ông đặc biệt
đề cập đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á, Miến
Điện, Campuchia và Việt Nam.
Dân Biểu Alan Lowenthal nêu lên tình trạng chính quyền
Việt Nam trong năm qua gia tăng đàn áp tôn giáo cũng như Quốc Hội Việt Nam vừa
thông qua Dự Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mà các tổ chức tôn giáo lên tiếng cho rằng
siết chặt quyền tự do tôn giáo của hàng triệu người dân.
Ông Lowenthal nhắc đến nhiều blogger bị bắt giữ và
nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ hàng trăm tù nhân lương tâm, như trường hợp
Blogger Nguyễn Tiến Trung, một tiếng nói cho nền chủ tại Việt Nam nhưng bị cầm
tù vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, hay Mục sư Nguyễn Công Chính bị ở tù 11
năm vì niềm tin tín ngưỡng và Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vì lên tiếng cho nhân
quyền .
Dân Biểu Alan Lowenthal trả lời phóng
viên Hòa Ái bên lề Hội thảo nhân quyền tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 8/12/2016. RFA
PHOTO/Phương Anh
Nói với RFA bên lề cuộc hội thảo, Dân Biểu Alan
Lowenthal nhấn mạnh:
“Việt Nam rất muốn trở thành đối tác
trao đổi thương mại mật thiết với Hoa Kỳ. Khi gặp gỡ với giới chức Chính phủ Việt
Nam, tôi nói rằng sẽ không ủng hộ việc này cho đến khi họ thay đổi.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam muốn gia tăng hợp
tác với Mỹ thì họ phải tôn trọng nhân quyền của người dân cũng như quyền tự do
tín ngưỡng. Chính quyền Việt Nam rất cần bắt tay thực hiện ngay từ bây giờ và
chúng tôi luôn thúc giục họ trong việc này.
Tôi đoan chắc cộng đồng người Việt hải
ngoại, những người rời khỏi nước từ thập niên 70 đến giờ cũng muốn kết nối với
chính phủ tại quê nhà nhưng vì tình trạng vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở quốc
gia này đã gây nên sự cản trở.
Vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những
giải pháp để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và chúng tôi sẽ luôn nhắc
nhở Hà Nội về điều đó.”
Được biết Dân Biểu Alan Lowenthal sẽ đệ nạp Nghị quyết
Ngày Quốc tế Nhân quyền để Quốc Hội thông qua và ông sẽ phát biểu tại Hạ viện về
tình hình nhân quyền Việt Nam.
Hòa Ái tường trình từ Quốc Hội Hoa Kỳ.
RFA