Tại sao cơn lũ có liên quan đến chính trị?
Kính
Hòa (RFA)
Thủy điện Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016,
góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh. Courtesy of DanTri
Lũ thủy điện
Hơn 230 người chết sau những cơn mưa lớn ở
miền Trung, mà nguyên nhân trực tiếp là những đập thủy điện xả lũ, gây nên thảm cảnh mà giới truyền thông gọi là
lũ chồng lên lũ.
Điều đáng nói là chuyện đập thủy điện xả lũ làm chết
người, làm thiệt hại tài sản người dân không phải là chuyện mới. Năm nào cũng vậy cứ đến mùa mưa ở miền Trung là đập thủy điện
lại xả nước là chết người.
Những tiếng nói phản biện đầu tiên cho chuyện này đến
từ những trang mạng điện tử không do nhà nước kiểm soát, rằng chính những nhóm
người có quyền lợi lớn do thủy điện mang lại đã có quyền lực quá lớn, duy trì
nó, mặc kệ tính mạng người dân.
Những tiếng nói phản biện thủy điện nay đã sang đến
truyền thông chính thống của nhà nước.
Kỹ sư Nguyễn
Tiến Trung viết trên trang của ông rằng “Cả
nước điêu đứng, hy sinh cho quyền lợi của một nhóm nhỏ có đặc quyền, đặc lợi,
và ông đặt câu hỏi phải chăng Đó gọi là công bằng Xã Hội Chủ Nghĩa?”
Một số người đang kêu gọi để tang cho hơn hai trăm đồng
bào bị thiệt mạng vì lũ trong năm nay, với một bảng trắng chữ đen bắt đầu được
chia sẻ trên mạng xã hội.
Kỹ sư Nguyễn
Văn Thạnh người từng đề xuất việc kiện các nhà máy thủy điện làm chết người
cách đây vài năm đặt câu hỏi làm thế nào để giải quyết thảm nạn ngập lụt tại miền
Trung trong tình hình hiện nay:
“Vấn đề giải
quyết thế nào?
Đổ cho trời? Xót xa, đau lòng? Mang mì
tôm cứu trợ? Chỉ trích, ai oán chính quyền? Nguyền rủa lòng tham các nhà tư bản
đỏ đen,...
Tôi nghĩ các hướng đi trên không giải
quyết được vấn đề. Tất nhiên nó cũng cần thiết.
Tôi biết nếu có một chính quyền trong sạch,
trách nhiệm thì giải quyết được nhiều chuyện trong mớ thảm họa trên. Nhiều người
thấy chuyện này, muốn làm cách mạng hay làm gì đó để có một chính quyền mới.
Tuy nhiên hiện nay không thể làm được điều này.
Vậy chúng ta phải làm gì?
Chỉ ra nguyên nhân thực chất
của thảm nạn trên là do: phá rừng, làm thủy điện, qui hoạch sai ở các đô thị,....
Đòi: minh bạch”
Trong cùng thời gian lũ lụt này lại diễn ra lễ kỷ niệm
70 năm ngày toàn quốc kháng chiến. Trong buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
kêu gọi toàn dân giữ vững tinh thần toàn quốc kháng chiến. Luật sư Lê Công Định liên hệ lời nói của Thủ tướng
với những nạn nhân của trận lụt:
“Tôi hoàn toàn đồng ý với Thủ tướng về
suy nghĩ này. Trước tình trạng ngập lụt ở miền Trung khiến hàng trăm người chết
mà nhà nước vẫn bình chân như vại, thiết nghĩ toàn quốc
có lẽ sẽ phải kháng chiến không sớm thì muộn thôi.”
Nhà báo Trung
Bảo lại nhớ đến ngày toàn quốc Việt Nam để tang cho ông Fidel Casto, người
Cuba, ông viết rằng:“Sẽ là một trò đùa dở nếu sau lễ
quốc tang cho ông Fidel Castro mà nhà nước không nói gì về những mất mát của
người dân do thuỷ điện xả lũ.”
Những ngôi nhà ngập nước ở huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình ngày 15 tháng 10 năm 2016. AFP photo
Trước sự bất lực trước thiên tai và nhân tai thủy điện
hàng năm, blogger Nguyễn Anh Tuấn
nhìn thấy nguyên nhân của nó chính là hệ thống chính trị của Việt Nam, mà sâu
xa hơn nữa chính là thái độ thờ ơ của dân chúng trước chính trị:
“Nhìn từ một hướng
khác, dù rất cay đắng nhưng vẫn phải thừa nhận, một khi người dân chúng ta vẫn
thờ ơ với chính trị - thứ tác động toàn diện đến đời sống chúng ta, và để mặc
những kẻ nắm quyền muốn làm gì thì làm, thì chính trị sẽ bắt chúng ta trả những
cái giá chẳng hề rẻ chút nào.”
Đó là chuyện chính trị
Tại sao cơn lũ lại là chuyện chính trị?
Luật sư Lê
Luân giải thích:
“Chính trị nó
có thể là chuyện làm quan, chuyện bầu cử, chuyện đảo chính, chuyện binh biến,
biểu tình, nhưng chính trị nó cũng đơn giản như chuyện của miếng cơm, manh áo của
các bạn vậy.
Bạn đang sống dưới sự tác động của chính
trị mỗi ngày, từng phút và hàng giờ bởi các chính sách từ nhà nước ban hành ra
để điều hành xã hội.
Bạn hít thở độc hại là do nhà nước này
đã không kiểm soát được các hành vi gây ô nhiễm không khí, bạn uống nước độc,
ăn thực phẩm bẩn là do chính quyền đã không làm tròn nhiệm vụ là quản lý và đảm
bảo thực phẩm an toàn theo chức trách của mình.
Bạn đóng tiền nhưng con mình học dốt và
còn bị cô giáo chèn ép hay thậm chí giáo viên còn tính sai một phép toán để cho
con bạn điểm thấp, đó là vì các bạn phó mặc cả nền giáo dục này cho chính quyền
thiết lập và áp đặt lên mà bạn cứ ngoan ngoãn học theo.”
Một cậu bé chèo thuyền qua ngôi nhà bị
ngập tại tỉnh Bình Định hôm 18/12/2016. AFP photo
Trên góc Suy Gẫm của trang Dân Luận, cũng có lời kêu
gọi mọi người đừng thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh mình:
“Môi trường là
của chung, vì vậy chúng ta dường như không ai nghĩ đến chuyện giữ gìn nó cả.
Nhưng nên nhớ rằng bạn người thân của bạn có thể sẽ trở thành nạn nhân kế tiếp
của một môi trường ô nhiễm đấy!”
Luật sư Lê Luân viết tiếp rằng chỉ có một cách duy nhất
để có được mọi thứ tốt đẹp hơn là phải dấn thân, làm cho thể chế phải thay đổi,
chứ nó không bao giờ tự thay đổi:
“Đừng bao giờ chờ đợi họ, một chính quyền
được uỷ nhiệm mà tồn tại và được nuôi dưỡng bằng những đồng tiền thuế của dân,
tự nó tốt lên, mà hãy bắt họ phải tuân thủ bằng những đạo luật văn minh và khoa
học, và không được làm điều xấu hoặc cho phép ai làm điều tương tự để xâm hại tới
người khác.
Con người tạo nên thể chế, nhưng thể chế
quyết định đến trình độ và sự văn minh của một quốc gia. Và chỉ đến khi người
dân có thể biết được nó, tức thể chế, cần phải thay đổi thì lúc đó mới có cơ hội
cho dân tộc đó đi lên với thế giới tươi đẹp ngoài kia mà họ đã thừa hưởng những
giá trị phổ quát đó từ hàng trăm năm trước, mà vốn là ao ước của toàn nhân loại
trên trái đất hữu hạn và nhỏ bé này.”
Sự dấn thân đã bắt đầu, và tác giả Minh Anh trên trang Tạp chí Luật Khoa
thấy rằng các nhóm xã hội dân sự đã phát triển ở Việt Nam:
“Hòn đá tảng của
xã hội dân chủ là ý thức tham gia quản lý xã hội của công chúng. Một xã hội dân sự năng động có tác dụng khuyến khích công
chúng tham gia chính trị, có mục đích và kỹ năng chính trị của họ trong
chế độ dân chủ, và thúc đẩy nhận thức về nghĩa vụ cũng như các quyền của công
dân dân chủ.
Xã hội dân sự năng động còn tạo ra một
vũ đài cho sự phát triển các thành tố dân chủ khác, như khoan dung, ôn hoà, sẵn
sàng nhượng bộ, và tôn trọng các quan điểm khác biệt.”
Không những các nhóm dân sự được thành lập,
mà còn có cả những nhóm hoạt động chính trị nữa. Nhưng những hoạt
động đó đang diễn ra hết sức khó khăn.
Đầu tiên là sự cản trở quyết liệt của đảng cộng sản
cầm quyền.
Luật sư Lê Công Định hoàn toàn đồng ý với ông Brad Adam đại diện khu vực châu Á của tổ
chức theo dõi nhân quyền quốc tế rằng những người cộng
sản Việt Nam tuyệt nhiên không hề muốn chia sẻ quyền lực chính trị bằng những
cuộc bầu cử đa đảng có cạnh tranh với các đảng phái chính trị khác.
Trong khi đó thì một cựu quan chức cao cấp của đảng
cộng sản là ông Phan Diễn nói với báo chí rằng đảng của ông đã không còn tính
kiêu ngạo cộng sản như mấy chục năm trước nữa. Tác giả Hà Hiển đặt câu hỏi kiêu
ngạo cộng sản là gì, và tự trả lời một cách trào phúng:
“Từ năm 1954 đến 1975, đúng là “ta” đã
chiến thắng được “hai đế quốc to” cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi
theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, từ đó các Cụ nhà
mình thấy Chủ Nghĩa Cộng Sản “oách” quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ
theo Chủ Nghĩa Cộng Sản hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ
nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải
phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của Chủ Nghĩa
Tư Bản …hu hu…!!!
Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà
mình mới sinh ra thói “Kiêu ngạo cộng sản” tuy không tốt nhưng có cái để
…kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà “kiêu
ngạo” cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… “kiêu ngạo vì những cái không phải
của mình” hay còn gọi là “kiêu ngạo cộng sản!”
Song, từ chính phía những người hoạt động đối lập với
đảng cộng sản cũng có nhiều khuyết điểm, làm cho họ không trở nên mạnh mẽ đối
trọng với những người cộng sản được. Một trong những vấn đề trở ngại đó của họ,
theo blogger Kami, là những nguồn tiền nuôi dưỡng sự hoạt động của họ:
“Chính trị phải xuất phát từ sự tự nguyện
và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng đó của tổ chức của mình. Chính trị không bao
giờ có thể dùng tiền để thuê người đồng hành.
Đó là điều ấu trĩ, thậm chí là ngu xuẩn
của nhưng người không biết làm chính trị. Đáng tiếc, nó lại là một thực tế đã
và đang diễn ra kéo dài hàng chục năm nay rồi.”
Câu chuyện miếng cơm manh áo hàng ngày cũng được luật
sư Lê Công Định quan sát thấy trong giới đồng nghiệp của mình, điều làm cho họ
không thể hữu hiệu hơn trong công cuộc chấn hưng đất nước.
Trở lại với những cơn lũ thủy điện, Luật sư Lê Công
Định viết tiếp:
“Tất cả cho thấy
sự bế tắc không lối thoát, không phải của nhân dân, mà của nhà cầm quyền.
Song chính sự bế tắc đó lại thắp lên ánh sáng của niềm hy vọng.
Sức chịu đựng của toàn dân dường
như đã đến ngưỡng. Một lần nữa, tôi vẫn mong các nhà lãnh
đạo của chế độ hiện hành nhận ra ngưỡng chịu đựng này để giải quyết và khai
thông bế tắc.
Đừng khiến trận lũ lớn miền Trung hôm
nay trở thành trận lũ kinh thiên động địa nhấn chìm quý vị trong cơn giận dữ của
toàn dân ngày mai.”
Ông viết tiếp rằng: “Dân tộc Việt Nam rất vị tha, nhưng sự rộng lượng không phải vô điều kiện
và mãi mãi.”