Việt Nam: Bắt
giam người người trước Tết - Khủng bố hay bảo vệ ổn định chính trị?
Chị
Trần Thị Nga trong một lần xuống đường chống Trung cộng. Youtube
screenshot
Trong những ngày giáp Tết trùng hợp với Tổng thống mới
của Hoa kỳ nhậm chức, các tổ chức nhân quyền thế giới lại ngạc nhiên khi thấy
người bị bắt tại Việt Nam tăng lên đột ngột và khó hiểu. Họ không hề có một hoạt
động chống chính phủ nào cụ thể nhưng nhà giam và những bản án vẫn tiếp tục áp
đặt lên họ như một sự răn đe.
Gia tăng bắt bớ
Blogger
Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người mở đầu danh
sách tù nhân lương tâm. Bị bắt vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 tại nhà riêng với
cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Sau Mẹ Nấm là anh Nguyễn Văn Hóa, Ngày 17 tháng Giêng năm 2017 anh bị bắt và ghép vào
tội danh vi phạm điều 258 bộ luật hình sự, với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ
chức, công dân…’
Anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh từng trực tiếp tường thuật những vụ nộp đơn kiện Formosa và bản
án ghép anh vào tội danh 258 đã làm cho người dân ở đây phẫn nộ. Giống như Mẹ Nấm,
anh Hóa là người tích cực lên tiếng tố cáo những gì đang xảy ra tại Kỳ Anh Hà
Tĩnh khi người dân không còn gì để làm ăn sinh sống và sự chờ đợi nhà nước trợ
giúp đã đi đến giới hạn của tuyệt vọng.
Hai ngày sau khi anh Hóa bị bắt, vào khoảng 22 giờ
ngày 19 tháng 01 năm 2017, anh Nguyễn
Văn Oai đang đi trên đường 36 thuộc Xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An, thì bị một nhóm người được phục kích và bắt giữ. Công an xã Quỳnh Vinh
thông báo cho gia đình biết bắt giữ anh Oai vì anh bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “không thi hành bản án quản chế”.
Lý do anh Oai bị bắt cũng không khác với anh Hóa và
blogger Mẹ Nấm, bởi vì anh lên tiếng và tiếp tay tung ra sự thật về vùng biển
mà anh đang sinh sống.
Và quy trình bắt người theo nhịp độ hai ngày một lại
xảy ra, ngày 21 tháng Giêng, tức trước Tết vài ngày, công an tỉnh Hà Nam lại đến
nhà bà Trần Thị Nga đọc lệnh tạm
giam với cáo buộc giống như Mẹ Nấm đó là “tuyên
truyền chống nhà nước” theo điều 88.
Nếu có quan tâm tới những người tranh đấu cho dân
oan cũng như lợi quyền người lao động, người ta sẽ thấy sự cáo buộc “tuyên truyền”
đối với bà Trần Thị Nga là đúng nhưng không phải chống nhà nước. Bà Nga chống lại
những bất công, mờ ám từ các công ty môi giới xuất khẩu lao động ra nước ngoài
vì chính bà là nạn nhân. Bà chống lại các vụ tịch thu đất đai trái phép và rất
mạnh mẽ chống lại Formosa từ những ngày đầu tiên.
Vì sao?
Blogger
mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh File photo
Nhà báo Phạm
Chí Dũng, người đang có những hoạt động về xã hội dân sự cho biết nhận xét
của ông về hiện tượng bắt giữ người đồng loạt và có kế hoạch này như sau:
Có mấy sự kiện trùng lắp trong thời gian
gần đây, thứ nhất là TPP tan vỡ, thứ hai là Nguyễn Phú
Trọng đi Trung cộng đã về đó là những sự kiện quốc tế có thể tác động đến việc
công an gia tăng đàn áp tại Việt Nam.
Theo tôi còn một lý do nữa một số chính quyền và công an địa phương thù hằn đối với những
người bất đồng chính kiến, đặc biệt là đối với chị Trần Thị Nga. Chị Nga
là một người đấu tranh cho dân oan phải nói là có tiếng và rất mạnh mẽ, không
ngại gì cả và do vậy mà trước đây chị bị đánh gãy chân phải bó bột suốt mấy
tháng ở bệnh viện.
Một phụ nữ khác khá nổi tiếng tại Huế là ca sĩ Dạ Thảo gần giống như trường hợp của bà
Trần Thị Nga mặc dù Dạ Thảo chưa một lần có tiền án tiền sự.
Ca sĩ Dạ Thảo sống ở Huế, nơi phong trào bất đồng
chính kiến rất nhỏ lẻ và không mấy ai biết tới bỗng dưng trở thành tầm ngắm của
công an tỉnh.
Kể với chúng tôi về việc bị sách nhiễu chị cho biết
công an và an ninh chìm nổi đã chặn xe chị tại nhà riêng yêu cầu tới phường làm
việc. Do chị từ chối quyết liệt nhóm người đại diện công quyền này phải chùn bước
nhưng vẫn hăm dọa, canh chừng trước nhà chị một cách công khai. Khi hỏi lý do
khiến bị giam lỏng như vậy ca sĩ Dạ Thảo cho biết:
Từ lâu nay em nằm trong tầm ngắm của nó
rồi mà em bị họ đe dọa không phải công khai như vừa rồi nhưng họ đánh tiếng qua
những người bạn của Dạ Thảo coi chừng trước sau gì cũng bị, có nghĩa là em đã bị
đe dọa trước đó rồi.
Họ nói là có tài liệu có chứng cứ em là
thành viên của Hội Anh em dân chủ có liên lạc có đi lại với cha Lý cha Lợi, có
kết nối với một số thành phần ở Hà Nội, Sài Gòn những thành phần mà họ gọi là
phản động, như vậy thì em nằm trong tầm ngắm của nó. Em chả làm gì để gọi là tội
cả chẳng qua là mình lên tiếng ở Huế mà cái địa bàn rất nhỏ, mình lên tiếng nhiều
cho nên không tránh được tầm ngằm của nó.
Với những người nổi tiếng trong đấu tranh thì chính
quyền có phương cách khác để đối phó, hoặc ngăn cản hoặc bao vây cô lập tại
nhà.
Luật sư Lê Công Định đã gặp cảnh ngăn cản khi Ngoại
trưởng Hoa Kỳ sang Việt Nam lần cuối cùng trước khi mãn nhiệm. Luật sự Định nhận
được giấy mời gặp gỡ ngoại trưởng Mỹ nhưng công an biết được và ngăn cản không
cho ông tới gặp, luật sư Định kể lại:
Họ nói với tôi là họ không muốn tôi gặp
ông John Kerry chiều nay vì họ biết bên sứ quán Mỹ có mời tôi lúc 3 giờ chiều.
Tôi không đồng ý chuyện đó thì họ nói anh không đồng ý thì cũng không thể đi được
vì họ sẽ có biện pháp.
Dư luận của những người bất đồng chính kiến khi xâu
chuỗi những việc bắt bớ liên tục này chỉ có thể giải thích rằng nhà nước đang nỗ lực bịt chặt các mầm mống gây bất ổn chính
trị, nhất là nạn nhân trực tiếp của Formosa đang chờ đợi bồi thường mà trung
ương vẫn chưa có giải pháp nào toàn vẹn.
Bà
Trần Thị Nga (áo đỏ) bị công an đọc lệnh bất giam hôm 21/01/2017. Hình thính giả
gửi RFA
Dập tắt và trấn áp những
người dám lên tiếng
Tuy nhiên theo những người hiểu rõ luật pháp Việt
Nam cũng như tường tận hoạt động của những người bị bắt thì nguyên nhân chính
khiến cơ quan chức năng thực hiện biện pháp bắt giữ chỉ vì những người này công
khai lên tiếng về thực trạng đang xảy ra ở Việt Nam.
Ý kiến chung của giới hoạt động dân sự độc lập đều
cho rằng chính sách nhất quán của nhà cầm quyền Hà Nội theo thể chế duy chỉ có
đảng cộng sản lãnh đạo, là bằng mọi biện pháp dập tắt tiếng nói bất đồng chính
kiến.
Việc bắt giữ, thả người không cùng quan
điểm, dám chỉ ra mọi sai trái của nhà cầm quyền được tính toán nhằm đổi
chác với quốc tế trong tình hình mở cửa ra với thế giới như lâu nay.
Cô Thảo
Teresa ở Hà Nội trình bày về điều này:
“Chính quyền cộng sản luôn làm những điều
bất minh, bạn tôi (Trần Thị Nga) chỉ nói lên tiếng nói của lương tâm, trách nhiệm
của một công dân xã hội, chỉ muốn một xã hội tốt đẹp hơn, tôi thấy họ (CSVN) cực
kỳ vô nhân tính. Oai tôi biết vợ có bầu 2 tháng, vừa cưới
được một năm nay. Hóa là một thanh niên trẻ sinh năm 1995.
Một đất nước mà chúng nó cai
trị dân, dựa trên bạo lực và nhà tù thì chúng sẽ diệt vong thôi, sớm hay muộn,
tôi tố cáo chế độ này”
Nhà hoạt động Dũng
Mai ở Hà Nội cho biết rõ hơn về trường hợp của bà Trần Thị Nga:
“Tôi cũng nhiều lần ghé thăm tại phủ Lý,
đặc biệt là ngày 20 tháng 5, 2014, thì 4-5 thanh niên xúm vào dùng 2 túp sắt
đánh cô rất dã man vỡ cả xương bánh chè hôm đó tôi có mặt. Tôi không hiểu nhà nước này tại sao lại có thể cư xử với người
phụ nữ đến như vậy.”
Nhà hoạt động Bùi
Tuấn Lâm cho biết:
“Tôi không cảm thấy bất
ngờ vì giống như việc họ thường làm”
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển có nhận định:
“Việc bắt giữ của
nhà cầm quyền CSVN đó là một việc thách thức dư luận quốc tế cũng như đối với
chính phủ Hoa Kỳ”
Quan ngại cho Nhân quyền
VN
Giáo sư Carlyle
Thayer, một chuyên gia quốc tế về vấn đề Việt Nam, có nhận định về trường hợp
bắt giữ nhà hoạt động Trần Thị Nga:
“Theo tôi một số dân biểu
và nghị sĩ Mỹ sẽ nêu vấn đề nhân quyền như họ luôn vẫn làm nhưng họ không có một
chính phủ hay một Donald Trump, người muốn nói về nhân quyền. Đối với
ông ấy, tất cả chỉ là những đàm phán làm ăn, trao đổi, và nó không phải là một
chiến lược lâu dài.
Tổng thống mới muốn làm nước Mỹ vĩ đại
trở lại mà không phải thực hiện nhiệm vụ kêu gọi dân chủ ở nước ngoài. Ông ấy
chỉ tập trung vào vấn đề nội bộ nước Mỹ. Chỉ có sức ép từ quốc hội lên nhà Trắng
và ông ấy sẽ lờ nó đi.
Cho nên những vi phạm nhân
quyền ở Việt Nam chừng nào không liên quan đến công dân Mỹ thì theo tôi sắp tới
sẽ ít được chú trọng hơn so với thời của Tổng thống Obama”.
Cao
ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Châu Á bày tỏ quan ngại về việc trại giam có thể dùng nhục hình vi phạm Công
ước Chống Tra tấn đối với người bị giam như bà Trần Thị Nga.
Nhiều cựu tù nhân sau khi ra khỏi nơi giam giữ đều
cho biết họ từng phải nếm mùi nhiều cực hình tra tấn của công an điều tra buộc
nhận tội.
Bài
tường thuật của Mặc Lâm, Chân Như (RFA)