Làm sao để Việt Nam vay được tiền của Ngân hàng Thế giới nhằm cứu
vãn ngân sách trung ương?
Tổng
giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) – bà Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP
Tháng Ba năm 2017. Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng
Thế giới (WB) – bà Kristalina Georgieva – vừa đến Hà Nội và được cả Chủ tịch quốc
hội Nguyễn Thị Km Ngân lẫn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp.
Như thường lệ, bà Ngân và đặc biệt là ông Phúc lại “đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ
tín dụng cho Việt Nam”. Và cũng theo một thói quen đã ăn sâu vào não trạng
tuyên truyền một chiều, sau đó một số tờ báo Việt Nam giật tít “Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới cam kết tiếp
tục hỗ trợ Việt Nam”.
Có thật là Ngân hàng Thế giới cam kết tiếp
tục hỗ trợ Việt Nam hay không?
Hãy chú ý, bà Kristalina Georgieva chỉ nói rằng “Ngân hàng Thế giới rất vinh dự là đối tác của
Việt Nam” mà không nêu ra bất kỳ cam kết hoặc hứa hẹn cụ thể nào. Và tuyệt
đối không có một con số tín dụng nào được WB đưa ra trong các cuộc gặp với phía
chính phủ và quốc hội Việt Nam.
Cuộc gặp và “kết quả” trên lại rất giống với những
gì diễn ra một năm trước.
Một năm trước, vào ngày 23/2/2016, Chủ tịch Nhóm
Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã công du Việt Nam và đã được đến 3/4 trong “tứ
trụ” tiếp đón trọng thể, từ Tổng Bí thư Trọng, Chủ tịch nước Sang, đến Thủ tướng
Dũng. Tuy nhiên khác với những lần làm việc với Ngân hàng thế giới trước đó thường
gắn liền với một khoản cho vay tức thời hoặc cam kết cho vay, đã không hiện ra
bất cứ một khoản cho vay mới nào từ phía WB.
Khi đưa tin về cuộc gặp đầu năm 2016, mặc dù một số
tờ báo nhà nước vẫn tuyên giáo về “Ngân
hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ, ưu đãi lãi suất cho Việt Nam”, thậm chí
còn giật tít “Ngân hàng thế giới cam kết
cho Việt Nam vay tiền”, nhưng nếu để ý sẽ nhận ra “Chủ tịch Jim Yong Kim nhấn mạnh, để góp phần giúp Việt Nam thực hiện
thành công những mục tiêu phát triển tiếp theo, WB cam kết sẽ tìm những nguồn lực
khác mang tính ưu đãi để Việt Nam giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh
tế-xã hội” (bài “Công bố Báo cáo “Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng,
sáng tạo, công bằng và dân chủ: Phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam
trong 20 năm tới”, báo Quân Đội Nhân Dân; chữ đậm để nhấn mạnh).
Có nghĩa là không có, hoặc không còn nguồn
cho vay từ WB.
Trước đó vào tháng 12/2015, WB đã đưa ra một quyết định
mà đã khiến phía Việt Nam hụt hẫng: Dừng vốn vay ưu
đãi cho Việt Nam.
Lý do được WB đưa ra: Giai đoạn 2011-2015 là thời kỳ
Việt Nam bước vào nước có thu nhập trung bình, vì vậy chính sách của Ngân hàng
thế giới cũng như nhiều nhà tài trợ khác đối với Việt Nam có sự thay đổi. Việt
Nam sẽ phải đẩy nhanh tốc độ trả nợ đối với hơn 90% các khoản vay hiện hành
(tương đương 9,5 tỷ USD) và các khoản vay mới thuộc IDA 17.
Sẽ chẳng là gì với Việt Nam nếu WB chỉ là loại “tôm
tép”. Thế nhưng tổ chức này lại là một trong những chủ nợ lớn nhất của chính phủ
Hà Nội: chiếm gần 30% nợ vay song phương.
Cũng vào tháng 12/2015, WB
đã làm một hành động chưa từng có: Yêu cầu chính phủ Việt Nam sớm ban hành Luật
Lập hội. Yêu cầu này lại xếp hàng đầu trong bản khuyến nghị 7 điểm của WB đối với
chính phủ Việt Nam.
Một năm đã trôi qua kể từ chuyến thăm Việt Nam của
Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, nhưng mọi chuyện gần như vẫn giậm
chân tại chỗ. Việt Nam vẫn chưa có thêm tiền vay từ WB
và đang lao nhanh vào bế tắc ngân sách, đặc biệt là ngân sách “chi thường
xuyên” dành cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức bị xem là “hành là
chính”.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên trong cuộc gặp với Thủ
tướng Phúc và Chủ tịch Ngân vào tháng 3/2017, bà Kristalina Georgieva đã nhắc lại
yêu cầu của WB về việc Việt Nam cần phải tăng cải cách.
Cần tạm kết rằng kể từ khi
WB xóa bỏ các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam, chính thể Hà Nội vẫn chưa có bất
kỳ một cải cách nào theo yêu cầu của WB. Luật về quyền dân như lập hội và sự cần
thiết phải xóa bỏ vai trò độc quyền của doanh nghiệp nhà nước vẫn chẳng hề được
giới chóp bu Việt Nam đếm xỉa.
Vậy thì làm sao để vay được tiền của WB nhằm cứu vãn
ngân sách trung ương?
Theo
VNTB