Trung cộng có thật sự muốn hòa bình ?
Trung
cộng phô trương máy bay không người lái tầm trung Dực Long (Wing Loong), trong
lễ diễn binh ở Bắc Kinh, ngày 03/09/2015 REUTERS
Với việc tăng ngân sách quốc phòng một
cách khiêm tốn, phải chăng Trung cộng đang chứng tỏ là thật sự muốn có hòa bình
? Chuyên
gia Valerie Niquet, phụ trách mảng
châu Á, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS trên trang blog của báo mạng
HuffingtonPost cho rằng không hẳn là như thế. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết
này.
Tại phiên khai mạc khóa họp thường niên Đại Hội Đại
Biểu Toàn Quốc (Quốc Hội), bà Phó Oánh (Fu Ying) phát ngôn viên của khóa họp Quốc
Hội hàng năm đã thông báo tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2017 giới hạn
trong « khoảng 7% ». Trái với những tin đồn đã lan truyền trước
đó, mức tăng này chỉ nhỉnh hơn mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 một chút
(6,5%) và tiếp tục đà giảm được khởi đầu từ năm 2016.
Có một chi tiết thú vị khác – và mới– trong thông
báo trên là trái với thói quen được áp dụng từ nhiều năm qua, phát ngôn viên đã
không đưa ra một con số chính thức nào, dù rằng nhiều phát biểu không chính thức
có nêu ra con số 151 tỷ đô la.
Nhiều yếu tố có thể giải thích mức tăng khiêm tốn
cũng như việc không làm rùm beng về tổng ngân sách quốc phòng.
Làm ra vẻ biết điều
Yếu tố đầu tiên là sự thay đổi trong chiến lược
thông tin tuyên truyền và xác định lập trường của Trung cộng trên trường quốc tế.
Đối mặt với một chính quyền Trump có vẻ thất thường và liên tục có những tuyên
bố khiêu khích, thì ngược lại, giới lãnh đạo Trung cộng đã quyết định tỏ vẻ
khiêm tốn trên bình diện kinh tế cũng như là chiến lược.
Tại Davos, chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) trong
bài diễn văn đáng chú ý đã bảo vệ chính sách toàn cầu hóa và mở cửa, chống lại
các ý muốn bảo hộ mậu dịch. Giờ đây, khi nhấn mạnh đến việc kìm giữ ngân sách
quốc phòng ở mức thấp, « dưới 1,3% tổng sản phẩm quốc nội »,
theo như lời bà Phó Oánh, Trung cộng một lần nữa tự đặt mình vào vị thế một tác
nhân biết điều, trái ngược với một nước Mỹ của Donald Trump bị cáo buộc làm gia
tăng căng thẳng khi đề xuất tăng 10% cho ngân sách quốc phòng và củng cố sự hiện
diện ở vùng Biển Đông.
Trấn an trong khu vực
Yếu tố thứ hai là ý muốn trấn an trên phạm vi khu vực.
Ngân sách cho quốc phòng Trung cộng rất mờ ám, về tổng
số tiền thực sự cũng như các khoản dự chi trong ngân sách này. Trung cộng
nuôi tham vọng có một quân đội hiện đại, làm chủ công nghệ cao và « sẵn
sàng chiến đấu » theo như đúng những lời phát biểu của chủ tịch Tập Cận
Bình, để làm tăng lòng tin vào việc thực hiện « giấc mơ hồi sinh Trung
Hoa ». Giấc mơ đó phải được thực hiện bằng cách khẳng định uy lực ở cấp
độ khu vực, nhất là trên các vùng biển.
Trong bối cảnh đó, từ nhiều năm nay, các phát biểu của
Trung cộng về quốc phòng đều nhấn mạnh đến việc tăng cường năng lực của Quân Đội
Giải Phóng Nhân Dân APL), bởi vì mục tiêu là « khua chiêng gõ mõ »
sức mạnh mới của Bắc Kinh. Lúc đó, Trung cộng dường như đã từ bỏ chiến lược ẩn
mình chờ thời tích tụ đủ phương tiện thực hiện các tham vọng của mình do ông Đặng
Tiểu Bình đề xướng.
Nhưng giờ đây, trước việc toàn thể các nước láng giềng
có những phản ứng rất lo ngại, nếu không muốn nói là thù nghịch, Bắc Kinh quyết
định nắm lấy cơ hội mà một nước Mỹ hoàn toàn bất khả định đã ban tặng, bằng
cách quay trở lại giọng điệu nhấn mạnh đến tính chất hiếu hòa trong chiến lược
đối ngoại của mình. Như một nhà phân tích quân sự thuộc đại học Thượng Hải nhận
định, « việc tăng ngân sách quốc phòng có chừng mực chứng tỏ sự thành
thực của Trung cộng chỉ mong muốn hòa bình trên thế giới ».
Một thực tế mập mờ hơn nhiều
Tuy nhiên, không có gì cho phép khẳng định là việc
hãm tăng ngân sách quốc phòng là có thật. Vả lại, mặc dù giảm bớt mức
tăng, ngân sách này hiện nay đã đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau
Hoa Kỳ, nhiều gần gấp hai ngân sách quốc phòng Nga và cao hơn rất nhiều so với
ngân sách quốc phòng của các nước láng giềng lớn xung quanh Trung cộng, trong
đó có Nhật Bản ; ngân sách quốc phòng của Tokyo tuy tăng lên những năm gần đây,
nhưng không vượt quá 51 tỷ đô la.
Trên thực tế, việc thiếu sự minh bạch cho phép Bắc
Kinh làm chủ được việc cung cấp thông tin ra bên ngoài tùy theo những ưu tiên
chiến lược do chế độ vạch ra, do vậy, những thông tin này không nhất thiết phản
ánh những thay đổi thật sự. Khi muốn thể hiện sức mạnh
để tăng cường khả năng hăm dọa và ngăn cấm, Trung cộng có thể gia tăng các con
số mà họ thông báo, ngược lại, như lúc này đây, khi lựa chọn một chiến lược hòa
dịu, Trung cộng có thể gia giảm tổng số tiền thực sự trong ngân sách quốc phòng
của mình.
Đáp ứng các mong đợi của
quân đội
Thế nhưng, cho dù các con số này đúng sai ra sao,
thì việc tăng ngân sách quốc phòng ở mức khiêm tốn như được thông báo không làm
cho giới tướng lĩnh trong quân đội và nhất là những phe cánh có tư tưởng chủ
nghĩa dân tộc hài lòng. Những người này đã rất mong đợi thông báo tăng
ngân sách quốc phòng ở mức hai con số « nhằm đối phó với những mối đe dọa
và bảo vệ các lợi ích của Trung cộng ».
Nhất là quân đội Trung cộng đã bị tác động mạnh mẽ bởi
chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Trung cộng đưa ra hồi năm 2013. Nhiều
tướng lĩnh cao cấp nhất cũng như hàng chục sĩ quan cấp dưới bị liên lụy và bị kết
án. Cùng lúc, chính sách cải cách quân đội đưa ra năm 2015, nhất là việc cho xuất
ngũ 300.000 quân nhân, làm dấy lên mối lo âu và bất bình. Nhiều cuộc biểu tình của
quân nhân giải ngũ đã diễn ra tại Bắc Kinh trong tháng 2/2017 vì họ lo lắng về
việc trả lương hưu và khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.
Trong bối cảnh khó khăn này, quyết định mang tính
chiến lược của ông Tập Cận Bình chỉ thông báo tăng ngân sách quốc phòng ở mức hạn
chế còn là dấu hiệu cho thấy khả năng áp đặt ý chí của ông mà không gặp chút phản
đối nào, kể cả trong quân đội. Vào lúc mà đại hội đảng Cộng Sản lần thứ XIX sắp
diễn ra vào tháng 10 năm nay, động thái thể hiện uy quyền này càng củng cố thêm
quyền lực của Tập Cận Bình.
RFI
Tiếng Việt