“Nếu như ngay từ đầu, hướng của cuộc
vận động không quên, không bỏ qua, thậm chí được coi trọng và dành sự
ưu tiên thích đáng cho đối tượng tuổi trẻ, thì sau gần ba mươi năm, đã
có thể có ít nhất ba thế hệ được trang bị vũ khí mới.”
Vận động thanh niên đã bị bỏ quên?
Bùi
Quang Vơm
Một đối tượng có lẽ đã bị phong
trào Dân chủ bỏ quên hay coi nhẹ nhiều năm qua là lớp thanh niên.
Phong trào đấu tranh và
các cuộc vận động giác ngộ nhận thức quần chúng nhiều năm nay,
nhiều khi đươc gọi là khai dân trí, nhưng môṭ trong những đối tượng quan
trọng, rất quan trọng, nếu không gọi được là quan trọng nhất, là
tầng lớp học sinh, thanh thiếu niên, đã bị bỏ quên.
Nếu như các
đối tượng này được quan tâm thích đáng và được vận động một cách
có tổ chức, có bài bản, có chương trình cụ thể, được quán trịêt
rộng rãi trong tất cả các lực lượng dân chủ và các tổ chức xã hội
dân sự phi quốc doanh, thì tại thời điểm này, phong trào có thể đã
có một đội quân hùng mạnh.
Một thực tế
không ai không biết là chế độ cộng sản, bên cạnh các biện pháp ngăn
chặn thông tin trung thực, phổ biến và tuyên truyền áp đảo và dai
dẳng những thông tin chọn lọc, định hướng một chiều, thậm chí giả
dối có chủ ý, tung hàng trăm nghìn dư luận viên len lỏi, trà trộn trong
quần chúng gây rối looạn đức tin và chia rẽ, cài cắm đặc tình vào
nội bộ phong trào, tổ chức lực lượng hacker an ninh ăn cắp thông tin
và phá hoại hệ thống liên lạc của các tổ chức, sử dụng dân phòng,
thanh niên xung phong, bảo vệ dân phố ngày đêm vây hãm, cản trở sinh
hoạt, gây áp lực thường trực lên cuộc sống của các nhà hoạt
động, dùng an ninh giả dạng côn đồ, thuê mướn những ma cô chuyên
nghiệp, dùng cảnh sát vũ trang, cảnh sát cơ động đánh đập, bắt bớ
và đàn áp dã man, tạo không khí khủng bố, gây tâm lý hoảng sợ rộng
rãi hòng làm tan rã phong trào v.v… một biện
pháp thâm độc và hết sức căn bản là việc sử dụng hệ thống giáo
dục và môi trường sinh hoạt xã hội hàng ngày để tạo ra một hệ
thống kiến thức làm nền cho một nhân sinh quan, sản sinh tự nhiên một
ý thức hệ theo thiết kế của chế độ.
Bằng
cách đó vừa thiết lập một nền móng cho lực lượng kế tục của chế
độ, vừa gây miễn dịch đối với nhận thức tiến bộ trong lớp trẻ.
Một
đứa trẻ từ mẫu giáo mầm non đã chỉ được nghe, được giảng, được thấy những điều, những
hình ảnh chọn lọc định hướng thì trong ý thức của chúng sẽ hình
thành khái niệm về cái đẹp và cái đúng không khớp với chân lý. Đối
với những đứa trẻ như vậy, tư duy tự nhiên của chúng đi theo một
trình tự lôgíc khác.
Chúng tranh
nhau nghe lời thầy cô giáo, anh chị phụ trách nhi đồng để được quàng
khăn đỏ, để được thành nhi đồng gương mẫu, cháu ngoan bác Hồ.
Lớn lên mộc
chút, những đứa trẻ luôn vâng lời, những đứa trẻ chỉ biết phục tùng,
những đứa trẻ luôn hoàn thành những việc được giao không bao giờ thắc
mắc sẽ được chọn để được bóc măng gia nhập đoàn thanh niên cộng sản.
Và
đến lượt các lớp thanh niên. Những
người này cũng sẽ ganh đua phấn đấu học hỏi lý luận của đảng, Bác,
học tập noi theo gương các anh hùng cộng sản, sẽ ganh đua bộc lộ lòng
trung thành với tư tưởng cộng sản, trung thành với chế độ. Những
người này sẵn sàng xả thân để bảo vệ sự trong sáng của lý thuyết
cộng sản, sẵn sàng chống lại các học thuyết phi cộng sản, sẵn sàng
chứng tỏ sự mẫn cán với chế độ bằng cách tình nguyện len lỏi luồn
lách phá hoại tư tưởng dân chủ tự do, sẵn sàng cống hiến kể cả máu
để đàn áp các thành phần chống đối chế độ, ngay cả khi các thành
phần đó bao gồm cả chính cha mẹ và người thân của họ. Họ tự nguyện
và thậm chí hãnh diện với những hy sinh và mẫn cán đó.
Đó là lôgíc
con đấu cha, vợ tố chồng, anh em đấu tố lẫn nhau, điều đã diễn ra
trong Cải cách ruộng đất. Hệ thống giáo dục nhồi sọ bằng những thủ
đọan nguỵ đạo đức đã tạo ra một loại nhóm người khác với đồng
loại của họ. Họ có đức tin và trình tự tư duy theo hệ quy chiếu
khác.
Cái thâm thuúy
cao siêu của cộng sản chính là cái được ông Hồ tóm lược lại bằng
câu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Trồng cây gì, chọn giống nào, bón cho chúng những lọai thức ăn nào,
cắt cành tỉa lá và uốn chúng theo hình gì, đó là tất cả công nghệ
trồng người.
Cái độc ác
man rợ cũng nằm trong chính cái thâm độc cao siêu đó.
Nhưng
những nhà hoạt động dân chủ, những người vận động cho một cuộc “Khai
dân trí, trấn dân khí” đã chỉ tập trung vào lớp người đã trưởng
thành, thậm
chí dồn sức lực vào tầng lớp trí thức là những tầng lớp mà ý
thức hệ của họ đã bị cố kết, đã ít nhiều xơ cứng, thậm chí miễn
dịch với những loại ý thức hệ tự do khác.
Phôi thai của
cuộc vận động dân chủ có thể được bắt đầu từ gần ba mươi năm. Nhưng,
mặc dù có thể nói rằng phong trào vận động Dân chủ đã tiến những
bước dài, thành công cuối cùng vẫn đang ở đâu đó xa phía trước, và
chắc chắn còn không ít thử thách. Nếu như ngay
từ đầu, hướng của cuộc vận động không quên, không bỏ qua, thậm chí
được coi trọng và dành sự ưu tiên thích đáng cho đối tượng tuổi trẻ,
thì sau gần ba mươi năm, đã có thể có ít nhất ba thế hệ được trang
bị vũ khí mới.
Có thể bị
gán cho là suy tưởng, nhưng việc làm này, thực sự là việc đào đất
dưới chân chế độ. Chế độ̣ sẽ không có người kế
thừa, và nếu có kế thừa thì cũng không thể có kế thừa hoàn toàn.
Không có cộng sản mù quáng 100%. Hiện tại, đảng cộng sản đang phải
chịu một cuộc khủng hoảng thiếu cán bộ. Đại hội đảng XII vừa rồi
đã bộc lộ rất rõ. Việc phải cơ cấu Võ Văn Thưởng, một nguyên bí thư
trung ương đoàn 46 tuổi vào bộ chính trị nắm trưởng ban tuyên giáo.
Việc phải dùng một phụ nữ bị goị là “quê một cục” làm Chủ
tịch Quốc hội, một ông kỹ sư đại học hàm thụ làm Thủ tướng, một
ông không có kiến thức gì ngoài ngành công an lên làm Chủ tịch nước,
một bộ máy chính phủ toàn những kẻ vô danh.
Nếu đầu tư thích
đáng vào việc vận động lớp trẻ, thì lúc này, biết đâu, hạt giống
Dân chủ đã nằm trong Trung ương đảng, trong Chính phủ và biết đâu Đối
thoại Dân chủ giữa chế độ và Xã hội, giữa độc đảng cộng sản và đa
đảng chính trị đã là một thực tế khả thi.
Có phải là muộn không? Có đúng là xứng đáng
được quan tâm không?
Tổ chức việc vận động vào lớp trẻ ngay từ
mẫu giáo, từ nhi đồng, thiếu niên và thanh niên sẽ như thế nào?