Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư?
Tại hội thảo, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện
kinh tế Việt Nam nhấn mạnh đến cuộc di cư của các triệu phú trên toàn cầu khi
mà số lượng của 2015 chỉ là 64.000 đến 2016 đã tăng lên 82.000. Con số cụ thể
hơn, năm 2016 khoảng 11.000 triệu phú di cư tới Australia, điểm đến số 1 của
triệu phú di cư.
Mỹ xếp thứ hai với 10.000 triệu phú đến, Canada thứ
ba với thêm 8.000 triệu phú nhập cư.
Ngược lại, một số quốc gia ngày càng kém hấp dẫn giới
triệu phú, khiến họ phải di cư sang nước khác. Trong đó, Pháp là quốc gia đứng
đầu, năm 2016 có khoảng 12 ngàn triệu phú di cư khỏi Pháp.
Xếp ngay sau là Trung Hoa cộng sản với 9.000 triệu
phú đi mất, kế đến là Brazil với 8.000 triệu phú chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Cũng đặt vấn đề trên với Việt Nam, TS Trần Đình Thiên hỏi: “Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư?
Theo ông Thiên, đây là chỉ báo rất có ý nghĩa, vì
theo ông biết ngoài dòng tiền đầu tư ra nước ngoài một cách chiến lược, có ý đồ
mang lại lợi ích cho đất nước và cho doanh nghiệp thì cũng có luồng tiền di
chuyển như cuộc di cư của các triệu phú nói trên.
Đó là một cảnh báo, ông Thiên nhấn mạnh.
Người Việt chuyển 7,3 tỷ USD ra nước
ngoài.
Ở một diễn biến khác, báo cáo kinh tế Việt Nam quý
I/2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR-VietnamCentre for
Economic and Policy Research) công bố ngày 12/4 dẫn lại số liệu thống kê đến
quý III/2015 cho biết, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau
sự kiện Trung cộng phá giá đồng Nhân dân tệ trong tháng 8/2015.
Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang
thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý III/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi
chiều.
Đáng chú ý, 2 cấu phần quan trọng nhất của các cân
tài chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến
động đáng kể.
Tuy nhiên, một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu
tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, gia tăng đột biến lên mức
7,3 tỷ USD.
Đáng nói, cùng thời điểm này trạng thái ngoại hối của
hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn.
“Đây
là diễn biến bất thường”, Infonet dẫn lời ông Nguyễn Đức
Thành nói và nhấn mạnh, “diễn biến bất
thường này, một phần, có thể xem như tình trạng “bẫy thanh khoản” với ngoại tệ
của hệ thống ngân hàng.
Lãi
suất huy động và cho vay USD vốn ở mức thấp, cộng với kỳ vọng tỷ giá USD/VND
tăng lên sau sự kiện Trung cộng phá giá, khiến thị
trường không tìm được mức lãi suất cho
vay ngoại tệ cân bằng”.
Hệ quả, ngân hàng thương mại không tìm được đầu ra
cho dòng vốn tiết kiệm ngoại tệ nên gửi tiền không kỳ hạn/kỳ hạn ngắn ở ngân
hàng nước ngoài là giải pháp sinh lợi tối ưu nhất.
Trên cơ sở này, dòng tiền gửi ở nước ngoài có thể tiếp
tục gia tăng trong giai đoạn tới, do chính sách hạ lãi suất huy động USD về
0%/năm và hạn chế đối tượng vay vốn ngoại tệ.
Việc dòng tiền của Việt Nam bị chảy ra nước ngoài từng
được Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên hợp quốc nghiên
cứu và phân tích.
Là một chuyên gia về thống kê và băng chính phương
pháp thống kê, Tiến sĩ Vũ Quang Việt
chỉ ra một con số giật mình, trong vòng 6 năm
(2008-2013), 33 tỷ USD của Việt Nam
đã bị chảy ra nước ngoài không hợp pháp.
Mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm
2008.
Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống
nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 .
Vị chuyên gia giải thích, đằng sau con số ấy là nhập
lậu và có dấu hiệu tham nhũng. Cụ thể, Việt
Nam đang gặp hai vấn đề :
Thứ nhất, là việc chuyển ngân lậu có thể
chủ yếu là để nhập lậu từ Trung cộng. Nhập lậu này rất lớn và
ngày càng lớn. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo
cáo của Hải quan Trung cộng trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải
quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam,
đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.
Thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp ở Việt
Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng
việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối. Lý do là vì, khả
năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay
nói rõ ra là không thể.
Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo
cơ hội cho việc làm giầu bất chính là điều khó lòng chấp nhận.
Đất Việt