18.07.2017

Con sư tử đói thức giấc đang quậy phá khắp nơi - Nguyễn Cao Quyền

„Bài này cũng viết cho người dân Việt Nam đọc để có một thái độ thích ứng và cương quyết với bọn tà quyền cộng sản Hà Nội. Lúc này là lúc mọi người Việt Nam yêu nước phải đứng lên đập bỏ cái cơ cấu độc tài toàn trị bán nước đang đưa dân tộc đến họa diệt vong.“

Con sư tử đói thức giấc đang quậy phá khắp nơi

Nguyễn Cao Quyền
Cách đây 200 năm (1816), Napoleon Bonaparte, vị hoàng đế trẻ nhất của nước Pháp đã nói về nước Tàu bằng một nhận xét như sau: “Hãy để con sư tử này ngủ yên, vỉ nếu thức tỉnh, nó sẽ làm cả thế giới run sợ”. Câu nói này ngày nay đã trở thành sự thật và sự thật đó sẽ được trình bày trong những đoạn viết tiếp theo với những hành vi của Tàu cộng.


Biến cải lục địa đen thành thuộc địa 

Tàu cộng đang biến cải Phi Châu thành thuộc địa. Các lãnh đạo Tàu muốn Phi Châu là chư hầu ở xa để vừa giải quyết nạn nhân mãn vừa chiếm được tài nguyên thiên nhiên. Trong khi Hoa Kỳ và cả thế giới im lặng trước hành động này, Tàu cứ tiến tới.

Một triệu quân Tàu di chuyền ngang dọc Phi Châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược và chiếm các thị trường mới nổi, trước Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thế giới cần phải coi chừng con sư tử đói thức giấc này.

Đế quốc Tàu là một nước tham lam vô độ. Nó tiêu thụ nửa số xi măng và nửa số thép của thế giới, một phần ba số đồng, một phần tư số aluminium, và những số lượng vĩ đại antimony, chronium, cobalt, lithium, zinc và gỗ.

Những nguyên liệu này, quốc gia nào trên thế giới cũng cần, nhất là Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ Âu Châu. Bauxite và sắt của Guinea và Tanzania dùng để sản xuất phi cơ ở Seattle (Mỹ), đóng tàu ở Bath (Maine - Mỹ), đồng của Chile dùng làm giây điện, cobalt của Congo dùng trong các sở cơ khí ở Michigan (Mỹ), lithium của Bolivia dùng để chế tạo xe hơi, manganese của Gabon dùng trong kỹ nghệ nhựa, titanium của Mozambique, Madagascar, Paraguay dùng để sản xuất thép tốt trong kỹ nghệ máy bay, làm đầu gối và hông người nhân tạo trong y tế. Tàu cộng đang lăn xả vào các đống nguyên liệu này để giữ làm của riêng. Hậu quả sẽ không thể nào lường trước được cho các nền kinh tế khác ngoài lục địa Trung Hoa.

Thủ thuật cướp tài nguyên thiên nhiên bằng sức mạnh mềm

Việc khai thác dầu hỏa ở Phi Châu cần sự tiến bộ. Nhưng Tàu cộng đến đây không phải để giúp mà để cướp. Thủ thuật cướp bằng sức mạnh mềm là giơ cao tấm chi phiếu to và hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi xuất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở, hoặc dinh tổng thống, hoặc mua vũ khí AK47. Đổi lại phía đi vay chỉ cần chấp nhận hai điều kiện: 1/ thứ nhất, khi nhận tiền phải giao nộp ngay tài nguyên thiên nhiên; 2/ thứ hai, phải mở cửa cho hàng đã chế biến vào thị trường thuộc địa.

Thủ thuật này tạo công ăn việc làm cho đế quốc Tàu và giúp các công ty đế quốc thịnh vượng. Quảng Châu, Thành Đô, Thượng Hải tiếp tục phát triển trong khi các thuộc địa mới của Tàu tiếp tục lụn bại.

Sức mạnh mềm trở thành công cụ bành trướng

Ai đến Phi Châu cũng thấy ngay là toàn thể lục địa này đang bị Tàu xâm chiếm bằng sức mạnh mềm. Thủ thuật ngoại giao bằng sức mạnh mềm (nghĩa là cho vay) đang được Bắc Kinh áp dụng khắp mọi nơi trên mặt lục địa này. Angola trả nợ Tàu bằng dầu, Ghana trả nợ Tàu bằng hạt cacao, Nigeria trả nợ Tàu bằng khí đốt... Không một nước nào được hưởng lợi với đế quốc Trung Hoa.

Zimbabwe, Tàu bóc lột còn tàn nhẫn hơn. Tàu bỏ ra 5 tỷ đô la mua một mỏ platinum đáng giá 40 tỷ đô la. Với 5 tỷ đô la đó, nhà độc tài Robert Mugabe xây lâu đài mới, mua trực thăng vũ trang và phi cơ phản lực cùng với rất nhiều vũ khí khác để đàn áp dân lành.

Hiện tượng này, không chỉ xảy ra tại Phi Châu mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Tại Peru, Tàu cộng đã làm chủ một ngọn núi đồng. Tàu chỉ mua ngọn núi này với 3 tỷ đô la mà bây giờ đang hưởng lợi tới 2000%. Trong khi đó dân Peru vẫn tiếp tục đói khát, mù chữ và phải đối mặt với đủ thứ tai nạn lao động.

Khi Tàu cộng kiểm soát bauxiteBrazil, Guinea, Malawi, đồngCongo, Kazahkstan, Namibia, sắtLiberia, Somalia, manganeseBurkina Fasco, Campuchia, Gabon, chìCuba, Tanzania, kẽmAlgeria, Nigeria, Zambia... thì còn đâu cho các xưởng ở Cincinatti, Memphis, Pittsburg của Mỹ và các xưởng của các quốc gia khác như Đức, Nhật, Seoul.

Người ta có nhiều lý do để sợ rằng xe hơi tương lai sẽ sản xuất ở Lan Châu (Lanzhou) và Vũ Hồ (Wuhu) thay vì ở Detroit và Huntsville, máy bay sẽ sản xuất ở Binzhou và Thẩm Dương thay vì ở Seattle và Wichita, chip cho máy vi tính sẽ làm tại Đại Liên (Daliem) và Thiên Tân thay vì tại Silicon Valley, thép của thế kỷ 21 sẽ được sản xuất nhiều hơn tại Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham. Alabama và Illinois của Hoa Kỳ.

Chắc chắn đây không phải là thị trường tự do và hợp tác thương mại quốc tế nữa. Ai cũng phải rùng mình với chuyện đang xảy ra này. Nhưng không hiểu sao trong các phòng họp chính trị ở Washington, Berlin, Tokyo các chính khách vẫn giữ thái độ “sống chết mặc bay” và chẳng thèm để ý.

Nếu cảnh này cứ tiếp tục thì rồi đây Tàu cộng sẽ ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất và như vậy Tàu có thể cạnh tranh với Mỹ và cả thế giới. Kế hoạch thâu tóm tài nguyên của Tàu tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên mặt địa cầu.

Một cuộc di dân trá hình

Trên thực tế không phải chỉ có kỹ sư và kiến trúc sư Tàu đến Phi Châu. Nông dân cũng đến luôn. Lúc đầu Tàu hứa hẹn cho vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhưng khi khởi công xây cất thì Tàu lại mang cả triệu công nhân sang để mặc nhiên tranh chỗ. Tàu đưa dân mình qua tối đa và chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu. Cho nên người dân của các thuộc địa mới của Tàu như Angola và Zimbabue vẫn bị nghèo đói và thường bị nội chiến vì sự tráo trở của Tàu.

Ngoài mục đích thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường mới, Tàu còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân qua Phi Châu và Nam Mỹ để giải quyết nạn nhân mãn. Trên lục địa Trung Hoa có 600 con sông thì 400 sông đã kể như chết vì quá ô nhiễm. Wikeleaks tiết lộ Bắc Kinh muốn dời 300 triệu dân sang Phi Châu. Khi các chính quyền Phi Châu không thể trả nợ thì chắc chắn hiện tượng di tản này sẽ xảy ta. Mỹ hiện tại đang nợ Tàu khoảng hai ngàn tỷ đô la: các tiểu bang Montana và Wyoming vắng dân có thể đang là những điểm ngắm của Bắc Kinh.

Trong thập niên qua 700.000 dân Tàu đã định cư tại Phi Châu. Kế hoạch vẫn còn tiếp tục. Cờ Tàu bay phấp phới khắp mọi nơi trên lục địa đen. Các tòa đại sứ mới của Tàu đang tiếp tục được xây cất, các sân bay mới đang được hoàn tất.

Dân Tàu tràn sang Phi Châu như cơn nước lũ. Các khu đô thị biệt lập với hàng rào bao bọc mọc lên khắp nơi, nhưng không cho người da đen bén mảng. Hơn một triệu nông dân Tàu đang cày cấy đất Phi Châu, sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Hoa Lục trong khi dân địa phương vẫn thiếu thực phẩm tiêu thụ.

Theo tuần báo The Economist, Tàu đã chiếm bảy triệu mẫu dầu cọ (palm oil) của Congo để làm xăng hữu cơ. Hình thức “nông trại hữu nghị” đang được sử dụng tại các xứ Gabon, Ghana, Guinea, Mali, Mauritania và Tanzania.

Dùng gái điếm để thu hút di dân tới những nơi vắng vẻ

Tàu mang sang Phi Châu cả gái điếm, để họ kiếm ăn ở những nơi xa xôi có những công trình của Tàu đang xây cất. Tại Cameroon gái điếm Tàu chỉ đòi có 2000 CFA (4.25 đô la) trong khi các cô gái địa phương thì nhất định đòi 5000 CFA mới chịu lên giường. Tại Congo Brazaville có một chuyện khá buồn cười cần kể lại. Các cô gái điếm khi được giải thoát lại không chịu trở về Trung cộng. Lý do là ở lại đất Phi Châu các cô kiếm được nhiều tiền hơn và được đối xử tốt hơn là ở quê nhà tại Tứ Xuyên (Sichuan).

Hệ sinh thái của nước Tàu bi tàn phá khủng khiếp vì quá trình hiện đại hóa nhanh chóng. Giờ đây Tàu lại đang tàn phá hệ sinh thái của các nước chư hầu mới. Nỗi thống khổ của dân bản xứ nói sao cho xiết vì sư trân tráo của các nhà độc tài địa phương là vô giới hạn. Ngoài việc hệ sinh thái bị tàn phá, các khoản tiền khác kiếm được từ việc khai thác các mỏ kim cương và việc bán gỗ rừng đều đã được các nhà độc tài này dùng để mua vũ khí đàn áp dân lành, gây ra những cuộc nội chiến đẫm máu.

Quyền lực mềm của Tàu đang hoành hành cả tại Úc và Nam Mỹ

Trong số 640 triệu vũ khí nhẹ đang lưu hành trên thế giới thì 100 triệu lưu hành tại Phi Châu. Những chế độ độc tài khát máu như Angola, Sudan, Zimbabue là những chế độ đứng đầu bảng giết hại dân lành.

Có một lần, Ôn Gia Bảo tuyên bố ở nghị viện Gabon rằng: “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả”. Với chủ trương này, Tàu làm ăn với bất cứ một chính quyền địa phương nào dù tàn bạo đến đâu, thối nát đến đâu. Trong khi các nước văn minh như Mỹ, Anh Pháp, cố gắng tạo áp lực lên bạo chúa, bạo quyền thì Tàu gian manh đi luồn cửa hậu.

Vào lúc này Tàu đang tìm cách tiếp cận với Úc để nâng cao các liên lạc ngoại giao. Tàu muốn đầu tư lớn vào nhiều khu vực khai thác mỏ ở Úc. Điều đáng ngạc nhiên là các nền kinh tế có cơ cấu dân chủ như Úc, Brazil, Nam Phi... vẫn bị tiền Tàu cuốn hút.

Tại Úc trong vài năm qua một số công ty Tàu như China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, Shangai Baosteel đã ký được những hợp đồng khai thác tài nguyên vĩ đại. Trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc sẽ giàu to, nhưng trong tương lai nước Úc sẽ lâm vào cảnh nghèo khó vì các mỏ bị vét sạch. Trong trung hạn sự thâm thủng mậu dịch với Tàu sẽ xảy ra vì Tàu dùng nguyên liệu của Úc rồi lại đem các chế phẩm hoàn tất bán ngược trở lại trên đất Úc.

Tại Brazil Nam Mỹ Tàu cũng có những chính sách tương tự nhưng yếu hơn. Việc làm ăn giữa Tàu và Brazil được báo Washington Post mô tả như sau: “Trên bãi cát vàng dài 175 dặm ở bờ Đại Tây Dương, phía Bắc Rio De Janeiro, Tàu đang xây dựng một thực thể kinh tế mới. Tại đây người ta thấy những con tàu khổng lồ đang lấy quặng sắt hoặc lấy dầu trở về Bắc Kinh. Nhìn chung thành phố này lớn gấp đôi Manhattan với nhiều hãng xưởng hoạt động tấp nập...” Sự đầu tư của Tàu vào Brazil sẽ làm chậm sự phát triển của các công ty thuộc chính quyền địa phương.

Kết luận

Trong bàii diễn văn đọc tại Paris khi đến tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp-Trung, Tập Cận Bình có nhắc lại câu nói của Napoleon Bonaparte, nhưng y đã thêm một lời khuyến dụ như sau: “Con sư tử Trung Quốc giờ đây đã thức dậy nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh”.

Lời khuyến dụ của Đặng Tiểu Bình không được nhiều người tin tưởng. Giáo sư Jean Pierre Cabestan của trường đại học Hong Kong nhận xét: “Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại, chuyên ăn thịt những con thú khác, khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước xung quanh”.

Nhà báo Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế Giới Nhật Báo tại New York viết thêm rằng: “Rõ ràng câu nói đó chỉ dành cho người Trung Quốc nghe mà thôi chứ người ngoài không ai tin nổi”.

Giáo sư Richard Rigby của Đại Học Quốc Gia Úc tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là: “Cứ lấn tới ở bất cứ nơi nào chùng ta có thể”. Nhận xét này của Rigby cũng được giáo sư Hoàng Tĩnh của Đại Học Quốc Gia Singapore đồng ý và nói theo cùng một chiều hướng: “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không”.

Đã đến lúc Hoa Kỳ và thế giới dân chủ phải có thái độ và hành động quyết liệt hơn với cái đế quốc thực dân mới đang hoành hành như chỗ không người. Cái giây thòng lọng mà Bắc Kinh quàng vào cổ nền kinh tế thế giới đang từ từ siết chặt. Kinh nghiệm này Hoa Kỳ đã trải qua kể từ khi Washington lỏng tay cho Đặng Tiểu Bình tác yêu tác quái.

Bài này cũng viết cho người dân Việt Nam đọc để có một thái độ thích ứng và cương quyết với bọn tà quyền cộng sản Hà Nội. Lúc này là lúc mọi người Việt Nam yêu nước phải đứng lên đập bỏ cái cơ cấu độc tài toàn trị bán nước đang đưa dân tộc đến họa diệt vong.

Cái chiến lược “tầm ăn dâu” mà bọn Tàu nham hiểm đang áp dụng trên thế giới và cả tại nước ta, từ ngày hiệp định Thành Đô được ký kết, phải được dập tắt ngay.

Cả nước phải sáng suốt nhận định được thế nào là “họa cộng sản” và can đảm đứng lên làm cách mạng dân chủ nếu không tổ quốc sẽ tiêu vong. Thời gian để hành động không còn nhiều nữa. Cộng sản đã dồn dân tộc vào dưới chân tường và chiến trận này phải là trận chiến “một mất một còn”.

Nguyễn Cao Quyền