29.07.2017

Mỹ có thể bắt đầu với Việt Nam chưa?

"Nếu chúng ta đã học được bất cứ điều gì về Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thì đó là không có ai thúc đẩy được Hà Nội đến bất cứ nơi nào họ không muốn đi." (Ralph Cossa, chủ tịch Pacific Forum CSIS)

Mỹ có thể bắt đầu với Việt Nam chưa?

Nhà báo Wendell Minnick viết trên Shephard.com rằng mối quan hệ Trung cộng-Việt Nam có thể là ít phức tạp hơn như Washington mong muốn, bất chấp mối đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Hà Nội gần đây của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc khoan dầu ở Biển Đông.


Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Nội và Washington có nhận được những gì mong muốn?

Điều thú vị là, chẳng có gì trong tuyên bố chung ngày 31 tháng 5 của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là Mỹ sẽ cam kết hỗ trợ Hà Nội trong việc đối phó với các mối đe dọa của Trung cộng.


Những người ở Washington xem Việt Nam như một đồng minh tiềm năng chống lại Trung cộng có thể là đã hoàn toàn bỏ qua ảnh hưởng mạnh mẽ và thối nát của thương mại qua biên giới giữa Trung cộng và Việt Nam.

Trong khi tham dự IMDEX tại Singapore vào tháng Năm, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với Shephard rằng một cuộc họp gần đây tại Hà Nội đã kết thúc đột ngột sau khi các quan chức Bộ Quốc phòng thông báo cho phái đoàn Mỹ rằng sẽ đòi '25% hoa hồng'. Một nguồn tin thứ cấp tại Singapore cũng cho biết rằng các quan chức chính phủ Việt Nam đã rửa tiền tại Singapore thông qua vợ của họ.

Mỹ đã cấm hoạt động kinh doanh theo cách này bằng Đạo luật Chống tham nhũng nước ngoài 1977, theo đó hối lộ sẽ là một tội hình sự liên bang. Điều này có thể giải thích tại sao Việt Nam sẽ tiếp tục dựa vào vũ khí của Nga và do đó từ chối mọi hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam.

Thời gian gần đây đã khẳng định việc Việt Nam sẽ mua 64 xe tăng T-90S / SK từ Nga, và Nga đang cung cấp cho Việt Nam hệ thống tên lửa phòng không S-400 và máy bay chiến đấu MiG-35 để thay thế phi đội MiG 21 về hưu của Việt Nam. Nếu Việt Nam chọn MiG-35 thì sẽ kết thúc mọi hy vọng là, sau Nam Dương, Việt Nam sẽ mua F-16A / B từ Mỹ, Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales cho biết như thế tại Học viện Quốc phòng Úc.

Ông nói thêm: Điều này 'cùng với sự nghi ngờ sâu sắc của Hoa Kỳ đối với một số sĩ quan quân đội cao cấp đã về hưu và còn đương nhiệm đã làm giảm đi mọi bước tiến trong quan hệ quốc phòng'.

Ông Ralph Cossa, chủ tịch của Pacific Forum CSIS tại Honolulu nói: "Nếu chúng ta đã học được bất cứ điều gì về Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thì đó là không có ai thúc đẩy được Hà Nội đến bất cứ nơi nào họ không muốn đi."

"Không có có sự mất lòng nhau giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nhưng người Việt Nam sẽ phải cẩn thận để không công khai đứng về phía nào với bất cứ ai. Điều đó nói rằng, đã có và vẫn còn là một cơ hội tuyệt vời cho Washington và Hà Nội để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác, và Trung cộng cung cấp thêm sự khuyến khích cho cả hai để làm như vậy," Cossa lưu ý.

Mỹ và Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) vào năm 2011 đề ra năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, trao đổi giữa các trường đại học quốc phòng, các viện nghiên cứu, và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ năm 2011 đã làm Mỹ thất vọng, Thayer nói. Ví dụ, Việt Nam đã từ chối một lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho sĩ quan quân đội Việt Nam bay và quan sát trên P8 Poseidon tuần tra hàng hải trên Biển Đông.

Từng bước có sự liên kết chặt chẽ hơn nhưng không có liên minh, ông Patrick Cronin, cố vấn cao cấp kiêm giám đốc cấp cao của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ nói thế.

"Việt Nam bảo vệ một sự cân bằng lợi ích và Hoa Kỳ sẽ nhiệt tình củng cố quốc phòng của Việt Nam hơn là cung cấp một sự bảo đảm an ninh. Điều đó nói rằng, việc này có thể chỉ phụ thuộc vào cách Trung cộng sẽ trở thành kiên định như thế nào nếu VN không chống nổi hải quân Trung cộng."

Tuy nhiên, đã có hoạt động về các vấn đề bảo vệ bờ biển. Trong tháng Năm, Cảnh sát biển Việt Nam đã được cung cấp sáu tàu tuần tra kim loại Shark dài 45-bộ mới và, vào tháng tư, nhận bàn giao một tàu lớp Hamilton đã ngừng hoạt động của Cảnh sát biển Mỹ.

Cho đến nay, Hà Nội dường như là quan tâm chủ yếu tới việc nâng cao hiệu quả răn đe qua hợp tác quốc phòng khiêm tốn với Hoa Kỳ, ông Richard Fisher, thành viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế nói.

"Mặc dù Việt Nam đã đa dạng hóa các nguồn vũ khí của họ trong thập kỷ qua, họ đã cẩn thận để tránh phụ thuộc vào sự bảo vệ của một cường quốc nước ngoài."

Cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung cộng, dù được thể hiện rất kém, đã chứng minh cho lãnh đạo của Hà Nội rằng một người bạn nước ngoài sẽ không bảo vệ họ khi có nguy cơ chiến tranh với Bắc Kinh, Fisher nói.

"Trung cộng không đẩy Việt Nam vào vòng tay người Mỹ. Còn hơn thế, nó đang đẩy Hà Nội vào việc mua sắm vũ khí hạt nhân — là thứ sẽ đe dọa Bắc Kinh nhiều hơn so với một liên minh với Washington," Fisher cảnh báo.


 Bản gốc: https://www.shephardmedia.com/news/defence-notes/can-us-get-foot-vietnams-door/


Nguồn dịch: TTVNOL
(Sputniknews)