31.08.2017

Tin Tổng Hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 31.08.2017)

Tin Tổng Hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 31.08.2017)

Trung cộng tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?
 Hải quân Trung cộng tập trận bắn đạn thật ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017.Reuters

Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung cộng, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung cộng.


Việt Nam đã tuyên bố có toàn quyền trong vùng biển của mình, nhưng trong thực tế thì một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol được giao phó việc thăm dò đã cho tàu khoan của mình rút ra khỏi vùng khai thác và trở lại Mã Lai hôm 14/08/2017. Đối với giới quan sát, dù Việt Nam không chính thức nói gì về vụ này, nhưng đã phải lùi bước trước sức ép quá mạnh của Trung cộng, và nhất là khi Bắc Kinh đe dọa dùng võ lực.

Khả năng Bắc Kinh dùng võ lực đối với Việt Nam mới đây đã được trang blog Pháp East Pendulum chuyên về Trung cộng, gợi lên trong một bài phân tích về một tháng tập trận rầm rộ của Trung cộng trong tháng 8 gần biên giới trên bộ với Việt Nam. Bài viết đăng ngày 22/08/2017 mang tựa đề : « Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam - Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam ».

Bài viết của tác giả Henri Kenhmann trước hết phân tích về thời gian và địa điểm của cuộc tập trận do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Trung cộng tiến hành: Đó là từ đầu tháng 8, ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.

Phân tích các thông báo từ phía giới chức hữu trách Trung cộng, quy định thời hạn mà một số khu vực trên biển được dành riêng cho quân đội nước này, cấm mọi tàu thuyền không phận sự qua lại, tác giả bài viết cho rằng cuộc tập trận đổ bộ này có dấu hiệu là đã bắt đầu vào ngày 01/08 và có lẽ kéo dài ít ra là cho đến ngày thứ Tư 23/08 vừa qua, tức là hai hôm sau khi bài báo được công bố.

Huy động lực lượng rầm rộ, thị uy sát bờ Việt Nam

Về địa điểm, người ta có thể ghi nhận là các vùng tập trận di chuyển từ từ về phía Tây, nghĩa là về hướng Việt Nam. Thoạt đầu là ở khu vực đảo Tà Dương ở chếch về phía đông, gần bán đảo Lôi Châu, sau đó chuyển qua phía tây, vượt quá đảo Vi Châu, đến khu vực gần thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây, rồi đi xa hơn nữa về vùng biển ngoài khơi Phòng Thành Cảng, một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, trước khi ngược đường trở lại khu vực phía đông.

Cho dù Quân Đội Trung cộng không muốn tiết lộ vị trí chính xác của các cuộc tập trận,nhưng theo tính toán của East Pendulum, vùng diễn tập của Thủy Quân Lục Chiến Trung cộng có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 cây số!

Theo hình ảnh và tài liệu công bố chính thức của Quân Đội Trung cộng, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của họ đã triển khai những đơn vị phòng không, trọng pháo và xe thiết giáp, như loại súng cối PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05, và cả loại chiến xa lội nước của bộ binh ZBD-05.

Theo bình luận trong một bài phóng sự trên đài truyền hình CCTV-7, thì đó là một “chiến dịch tập luyện đổ bộ” xoay quanh khoảng 30 đề mục khác nhau, trong đó có việc phá hủy tàu ngầm đối phương, tấn công đổ bộ, tấn công những mục tiêu trên biển và đất liền.v...v…

Theo East Pendulum, ngoài lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và các đơn vị cơ giới bọc thép của họ, Hải Quân và Lục Quân Trung cộng có dấu hiệu cũng tham gia thao diễn, nhưng cho dù thông tin này cần xác minh thêm.
Tác giả bài viết giải thích: Những hình ảnh đăng hôm 21/08 cho thấy một lữ đoàn không quân của Lục Quân Trung cộng, thuộc Bộ Tư Lệnh Miền Đông, được đưa đến một chiếc tàu chở phương tiện đổ bộ trong một chiến dịch hổn hợp.

Một cách cụ thể, người ta thấy loại trực thăng chiến đấu Z-10, xuất hiện bên cạnh chiếc 998 Côn Lôn Sơn (Kunlun Shan), chiếc tàu đổ bộ cực lớn đầu tiên của lớp 071, trực thuộc Hạm Đội Nam Hải.

Đối với tác giả bài viết trên trang blog Pháp, cho đến giờ này, người ta không biết là đó quả đúng là một chiến dịch tập huấn bình thường như phóng sự trên đài truyền hình Trung cộng cho thấy, hay là đó là loạt tập trận có liên hệ đến việc Việt Nam thăm dò dầu khí ở trên Biển Đông với sự hợp tác của các tập đoàn nước ngoài.

Trung cộng : Quan ngại ở đâu thì tập trận Hải Quân ở đó

Trong những tuần lễ gần đây, Trung cộng đã liên tục tổ chức những cuộc tập trận quy mô tại khu vực Hoàng Hải. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của báo giới. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post có bài phân tích  ngày 18/08/2017 mang tựa đề “Trung cộng đang lo ngại điều gì? Đáp án nằm ở nơi Trung cộng tập trận hải quân - What’s China worried about? Clue lies in where it’s holding navy drills”, tờ báo này đã cho rằng nỗi lo của Trung cộng được thấy rõ qua việc chuyển trọng tâm chú ý từ Biển Đông lên Hoàng Hải.

Trung cộng đã chuyển hướng thao diễn Hải Quân từ vùng Biển Đông ở phía nam, lên vùng biển Hoàng Hải ở phía đông bắc, trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân Bắc Triều Tiên, theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự.

“Căng thẳng ở Biển Đông đã giảm do quan hệ Trung cộng Phi Luật Tân đã cải thiện” như nhận định của Nghê Nhạc Hùng (Ni Lexiong), một bình luận gia về quân sự ở Thượng Hải. Theo chuyên gia này, dù có thắng ở Tòa Trọng Tài La Haye vào năm ngoái trong tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng, nhưng giờ đây Manila quan tâm hơn đến hợp tác kinh tế với Bắc Kinh.

Đầu tuần trước, ngoại trưởng Phi Luật Tân Alan Peter Cayetano thông báo là Trung cộng đảm bảo với Phi Luật Tân sẽ không chiếm thêm vùng biển đảo mới nào nữa ở Biển Đông, theo một thỏa thuận giữ ‘nguyên trạng’mà Manila đã chuẩn bị.

Tuy nhiên, theo lời ông Nghê Nhạc Hùng, “khu vực đông bắc đang gặp nguy hiểm sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng [đối với Bắc Triều Tiên] súng ống của quân đội Mỹ giờ đã “lên nòng”.

“Nếu Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên, Trung cộng sẽ khó xử, vì cả hai quốc gia [Trung cộng và Bắc Triều Tiên ] đã ký Hiệp Định Hữu Nghị, Hợp Tác và Hỗ Tương năm 1961, qua đó Bắc Kinh cam kết trợ giúp Bình Nhưỡng trong trường hợp bị tấn công.”

Vào đầu tháng này Hải Quân Trung cộng đã tiến hành 4 ngày thao diễn ngoài khơi bán đảo Triều Tiên ở biển Bột Hải và Hoàng Hải, huy động tàu chiến, tàu ngầm, cũng như Thủy Quân Lục Chiến của 3 hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải, cũng như lực lượng bộ binh thuộc Quân Khu Phương Bắc. Đây là cuộc tập trân bắn đạn thật lớn nhất được tiến hành trong khu vực này, theo truyền thông Trung cộng, với hàng chục loại hỏa tiễn được phóng đi.

Một tuần trước đó,khi tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung cộng, Hải Quân Trung cộng cũng đã thực hiện 3 ngày tập trận ở Hoàng Hải. Cuộc thao diễn được tiến hành ở phía tây bán đảo Triều Tiên, ở vùng biển nằm giữa Thanh Đảo và Sơn Đông và Liên Vân Cảng, ở tỉnh Cam Túc ở phía đông.

Chuyên gia về Hải quân Lý Kiệt (Li Jie) ở Bắc Kinh, cho rằng việc chuyển trọng tâm thao diễn từ Biển Đông lên Hoàng Hải là câu trả lời của Trung cộng trước loạt tập trận chung tiến hành từ năm 2013 giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo ông Lý Kiệt: “Trung cộng muốn cho Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc thấy sức mạnh hải quân của mình và cảnh báo đối thủ là đừng gây hấn với Bắc Triều Tiên với nhiều đợt tập trận như vậy và không được phá vỡ hiệp định đình chiến của cuộc chiến tranh Triều Tiên’’. Bắc Kinh cũng muốn nhắc nhở Hoa Kỳ là ‘‘không nên tổ chức tập trận quá gần Trung cộng hay Bắc Triều Tiên.’’

Tần số tập trận Mỹ, Nhật, Hàn ngoài khơi bán đảo Triều Tiên gia tăng theo nhịp độ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên và từ khi ông Moon Jae In lên nắm quyền vào tháng 5.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc còn cho biết  là họ vẫn tiếp tục các cuộc tập trận ở quy mô lớn, trên biển; trên bộ và trên không vào hạ tuần tháng này.
Bắc Kinh dĩ nhiên không thể để yên cho tiến hành những hành động quân sự kiểu này mà không phản ứng.

Mai Vân (RFI)



Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng: Điệp viên mạng Trung cộng tấn công Việt Nam

Kirill Kallinikov (Sputnik) 

Như Reuters đưa tin ngày hôm nay, 31 tháng 8, theo số liệu của FireEye, công ty chuyên về an ninh mạng, những gián điệp- tin tặc, làm việc cho chính phủ Trung cộng đã đẩy mạnh các cuộc tấn công vào nguồn tài nguyên chính thức tại Việt Nam trong thời gian căng thẳng tăng cao ở Biển Đông.
FireEye thông báo với Reuters rằng các cuộc tấn công đã diễn ra trong những tuần gần đây.

"Trước đây, Trung cộng tập trung vào nguồn lực của chính phủ, hiện nay họ chuyển sang tấn công cả toàn bộ khu vực thương mại tư nhân tại Việt Nam, điều đó cho thấy rằng họ đang cố gắng để thu thập cơ sở thông tin trong các lĩnh vực rộng rãi hơn ", — ông Ben Read, người đứng đầu nhóm chuyên gia chống lại hoạt động gián điệp tin tặc của FireEye nói.

Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung cộng phản đối mọi hình thức hoạt động bất hợp pháp trên Internet, cũng như chống lại mọi cáo buộc thiếu bằng chứng của bất kỳ bên nào đối với bất cứ nước nào về vấn đề này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: các cuộc tấn công mạng phải bị trừng phạt nghiêm minh theo pháp luật và đối với đất nước, điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho mạng lưới của mình.
FireEye cho  rằng các vụ tấn công nhằm vào một loạt các công ty, bao gồm cả các tổ chức tài chính.

FireEye cáo buộc một nhóm họ gọi là Conimes trong các cuộc tấn công, bởi vì trong quá khứ họ đã sử dụng tên miền conimes.com. Nhóm này tập trung vào Đông Nam Á, nhưng mục đích chính của nó là Việt Nam, đặc biệt là khi căng thẳng ở Biển Đông gia tăng, như ông Ben Read đánh giá. Tuy nhiên, ông không thể nói chính xác những thông tin nào đã được thu thập.

© Sputnik/ Kirill Kallinikov




Trung cộng gia tăng triển khai máy bay không người lái ở Biển Đông
Lính cứu hộ Trung cộng sử dụng một chiếc drone thu hình ảnh thiệt hai sau vụ động đất ở Tứ Xuyên. Ảnh ngày 09/08/2017.Reuters

Nghiên cứu của một viện tư vấn của Mỹ, vừa được công bố, cho hay Trung cộng có kế hoạch triển khai hàng loạt máy bay không người lái (UAV), trong những năm tới, để bành trướng thế lực và gia tăng khả năng kiểm soát các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nghiên cứu khuyến nghị các quốc gia trong khu vực cần có cẩm nang ứng xử, nhằm đối phó kịp thời với các UAV của Trung cộng, “tránh căng thẳng leo thang vượt tầm kiểm soát”.

Báo mạng Washington Free Beacon trích lại một báo cáo của Project 2049, một viện tư vấn về Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Á, có trụ sở tại Hoa Kỳ, được đưa ra hôm thứ Hai, 29/08/2017. Theo đó, trong những năm tới, Bắc Kinh sẽ đầu tư nhiều vào lĩnh vực máy bay không người lái.

Cụ thể là từ nay đến 2023, Trung cộng sẽ sản xuất khoảng 10.000 máy bay không người lái, với số tiền tương đương 10 tỉ đô la. Một bộ phận trong số này sẽ được sử dụng tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, như tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi nhiều quốc gia như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai hay Đài Loan cũng đòi chủ quyền.

Báo cáo của viện tư vấn Mỹ nêu lên bốn loại UAV mà Quân Đội Trung cộng đang sử dụng, bao gồm ba loại tự chế trong nước ASN-209, BZK-005 và GJ-1. Riêng máy bay S-100 do công ty Schiebel của Úc chế tạo. BZK-005 có tầm hoạt động 2.400 km, có thể bay liên tục 40 giờ. GJ-1 có tầm hoạt động khoảng 4.000 km. Chỉ cần cất cánh tại các sân bay trên đất liền, hai máy bay này đã có khả năng kiểm soát trọn Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông.

Theo báo cáo của Project 2049, việc máy bay không người lái xâm nhập các vùng tranh chấp để làm công việc do thám, đã trở thành chuyện phổ biến đến mức mà vấn đề này “không còn là lĩnh vực riêng” của các chuyên gia hay các quan chức cao cấp. Có thái độ ứng xử phù hợp với các vật thể không người lái là một vấn đề quan trọng, bởi đây là một mảng khuyết trong hệ thống luật pháp quốc tế, đặc biệt liên quan đến các vùng tranh chấp.

Washington Free Beacon nhắc lại cuộc khủng hoảng cuối 2016, khi Hải Quân Trung cộng bắt giữ một tàu ngầm không người lái của Hoa Kỳ, đang làm nhiệm vụ khảo sát đại dương tại vùng biển cách không xa bờ Phi Luật Tân.

Báo cáo của Project 49 nhấn mạnh là giới quân sự và các lực lượng chấp pháp, của các quốc gia láng giềng với Trung cộng, cần kiểm tra xem xem các lực lượng tại chỗ “đã chuẩn bị đầy đủ” để đối phó với các máy bay không người lái của Trung cộng hay chưa, đặc biệt là khi họ mất liên lạc với chỉ huy, và tình huống cụ thể đòi hỏi phải phản ứng kịp thời.

Theo Project 49, một cẩm nang ứng xử sẽ cho phép các lực lượng này có biện pháp phù hợp trước các máy bay không người lái Trung cộng, có vũ trang hay không, hoạt động tại vùng tranh chấp trong khu vực mà các lực lượng này kiểm soát, giúp họ phản ứng tốt hơn trước các đe dọa tiềm tàng và tránh tình hình “vượt tầm kiểm soát”.




Trung cộng bác bỏ tin châu Phi đứng về phía Nhật trên Biển Đông
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Ánh phát biểu trong một phiên họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại Giao Trung cộng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng bác bỏ tin cho rằng các nước châu Phi đang đứng về phía Nhật Bản trong nỗ lực của nước này nhằm bảo vệ vùng biển quốc tế trước cách hành xử ngày càng hung hãn của Trung cộng.

Phát biểu tại một họp báo thường kỳ hôm 28/8, bà Hoa Xuân Oánh nói thông tin đó ‘sai lệch một cách nghiêm trọng so với sự thật’. Trước đó, một bản tin của hãng thông tấn Kyodo, và tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Taro Kono nói rằng các quốc gia châu Phi đứng về phía Nhật Bản trong các vấn đề liên quan tới luật lệ hàng hải trong một cuộc gặp ở Mozambique hồi tuần trước.

Bà Hoa nói vấn đề này đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận tại cuộc họp tiếp nối Hội nghị Quốc tế về Phát triển châu Phi cấp bộ trưởng ở thành phố Maputo, nhưng “chưa bao giờ vượt qua cái gọi là thông cáo của chủ tịch.”
Đó chỉ là việc ghi lại nội dung các cuộc thảo luận dưới hình thức biên bản cuộc họp. Các nội dung liên quan đến các vấn đề trên biển là do Nhật đơn phương bịa đặt ra. Không chỉ không có quốc gia châu Phi nào đồng ý với lập trường của Nhật mà nhiều nước châu Phi còn lần lượt công khai phản đối,” bà Hoa nói.

Bà Hoa lưu ý rằng khi ngoại trưởng hai nước Nhật Bản và Mozambique xuất hiện cùng nhau tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mozambique Oldemiro Julio Marques Baloi nói rằng diễn đàn Hội nghị Quốc tế về Phát triển châu Phi không thể bị chính trị hóa.

Nữ phát ngôn nhân của Trung cộng nói bất cứ cuộc thảo luận nào về các vấn đề trên biển đều được giới hạn ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, và điều này có nghĩa là Biển Đông và Thái Bình Dương, là vùng biển đang làm Tokyo ngày càng quan ngại, không nằm trong các nội dung được thảo luận tại diễn đàn này và cũng không có liên quan gì tới các nước châu Phi.

Nhật Bản cần phải thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với các nước châu Phi và phải dành cho họ sự giúp đỡ chân thành. Nhật Bản không nên áp đặt ý muốn của họ lên các nước châu Phi hay tìm cách chia rẽ các nước này với nước khác,” bà Hoa nói.

Hôm 25/8, hãng tin Kyodo đưa tin rằng tại Maputo, ngoại trưởng Nhật và các nước châu Phi khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono nói duy trì trật tự trên biển dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế như tự do hàng hải, là thiết yếu để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Nhật Bản sẽ “làm việc hết lòng để tăng cường kết nối giữa châu Á và châu Phi,” Ngoại trưởng Kono hứa. Ông cho biết Tokyo sẽ cố gắng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Phi.

VOA


'Cá Voi xanh' của Exxon chính thức hoạt động khi khai mạc APEC?
Bản quyền hình ảnh BEN STANSALL Image caption Chủ tịch ExxonMobil Rex Wayne Tillerson trong một hội nghị ở London về dầu lửa hồi 2015. Hiện ông Tillerson là Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Dự án khí đốt của hãng Exxon Mobil Corp tại mỏ Cá Voi xanh sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 11, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm thứ Ba.
Đây là dự án khai thác khí lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay, và cũng là một trong hai dự án khai thác ngoài khơi của Việt Nam mà Trung cộng quan ngại.

Mỏ Cá Voi Xanh nằm tại Lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, có trữ lượng ước tính đạt 150 triệu mét khối.

Trung cộng luôn phản đối hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của các hãng nước ngoài với Việt Nam ở những vùng nằm trong phạm vi "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò), tức nơi mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình.

Theo phóng viên BBC Bill Hayton, đường Lưỡi Bò đi vào giữa Lô 118, nơi có mỏ khí Cá Voi Xanh, cách bờ khoảng 88 cây số.

Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của Trung cộng thì "Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh," phóng viên Bill Hayton nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng 6.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Vào cuối tháng Ba, PetroVietnam thông báo đã ký kết thỏa thuận với Exxon Mobile về dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Ba nói với Exxon Mobil rằng ông hy vọng dự án sẽ chính thức khởi động vào lúc khai mạc hội nghị thượng đỉnh APEC trong tháng 11, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các quan chức Hoa Kỳ được trông đợi là sẽ tham dự, VTV nói.
Jon Gibbs, phó chủ tịch của Exxon Mobil tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông, nói rằng hãng dầu khí của Mỹ muốn bắt đầu sản xuất khí đốt cho các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2023, theo VTV.
Đối tác của Exxon Mobil trong dự án là PetroVietnam, nói rằng dự án sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la cho ngân sách nhà nước.

Bản quyền hình ảnh PVNImage caption Bản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt Nam

BBC



Trung cộng đang có lợi thế chưa từng thấy trên Biển Đông?
Phi Luật Tân South China Sea

Giữa lúc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump không mấy quan tâm đến Biển Đông và khối ASEAN gần như mất tác dụng trước ảnh hưởng của Trung cộng, Bắc Kinh giờ đây “có thể muốn làm gì thì làm trên Biển Đông”, một nhà nghiên cứu về Biển Đông nói với VOA.

Tình hình này đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi, buộc phải nhượng bộ Trung cộng trong khi Trung cộng hoàn toàn có thể chi phối quá trình thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử (COC) cho Biển Đông, theo Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia.

Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung cộng đầu tháng 8 vừa thông qua “Khung sườn về Quy tắc Ứng xử Biển Đông” ở Manila để làm cơ sở hướng dẫn các cuộc đàm phán về COC.

Giáo sư Thayer, người theo dõi hội nghị ở Manila, nhận định với VOA rằng Bắc Kinh đã chi phối quá trình thảo luận COC theo ý họ.

Nhà nghiên cứu này cho biết quá trình đi tới một bộ quy tắc ứng xử bao gồm ba bước và hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và Trung cộng (Asean + 1) vào tháng 11 tới sẽ là bước thứ ba khi các nước thúc đẩy quá trình ‘tham vấn’ về COC.

Giáo sư Thayer nhấn mạnh rằng Bắc Kinh gọi các cuộc thảo luận về COC là ‘tham vấn’ chứ không phải ‘đàm phán’ và rằng Bắc Kinh muốn có một COC không mang tính ràng buộc về pháp lý. Trong khi đó, trong số các nước ASEAN, chỉ có Việt Nam và Singapore muốn có một COC mạnh mẽ còn những nước còn lại không muốn mất lòng Trung cộng.

Vương Nghị (Ngoại trưởng Trung cộng) đã nói ở Manila rằng bước thứ ba (của COC) chỉ có thể diễn ra khi tình hình trên Biển Đông ổn định,” ông Thayer cho biết. “Họ có thể viện đến hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải hay bất cứ sự can thiệp nào của Mỹ trên Biển Đông để nói rằng tình hình không phù hợp để bàn về COC.”

Vẫn theo Giáo sư Thayer, ý đồ của Trung cộng là không muốn Mỹ, Nhật hay Ấn Độ dính dáng gì đến quá trình thảo luận COC và rằng Bắc Kinh luôn khăng khăng đòi từng nước ASEAN phải nêu ra quan điểm về COC mặc dù ASEAN cho rằng không nhất thiết phải có lập trường thống nhất hoàn toàn của cả khối.

ASEAN thậm chí còn tìm cách để cho các nước có tranh chấp trong khối (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei) gặp nhau trước rồi sau đó mới thông báo cho cả khối biết lập trường của họ nhưng nỗ lực này cũng bị làm cho thất bại,” ông Thayer nói.

Ông Thayer dẫn các nguồn tin ngoại giao cho hay Bắc Kinh không muốn phạm vi của COC bao gồm bãi cạn Scarborough và quần đảo Hoàng Sa.
Vào lúc này thì Trung cộng đang cầm trịch (quá trình thảo luận COC). Trong số các nước có tranh chấp thì Việt Nam trong nhiều năm qua đã kêu gọi vai trò tích cực hơn của ASEAN,” ông nói. “Trong vấn đề Biển Đông thì Việt Nam đang bị cô lập.”

Do đó, Việt Nam “không có được bất cứ sự ủng hộ nào của ASEAN” về vấn đề Biển Đông, theo ông Thayer. Trong khi đó thì Campuchia “sẵn sang làm tay trong cho Trung cộng trong ASEAN,” ông nói thêm.

Ông Thayer nói tại hội nghị Manila, Campuchia và nước chủ nhà Phi Luật Tân đã tìm cách đưa ra khỏi thông cáo chung của ASEAN bất cứ ngôn từ nào mang tính chỉ trích Trung cộng hay bị Trung cộng phản đối.

Hoa Kỳ không thể dựa vào Phi Luật Tân như là một đồng minh dưới thời (Tổng thống) Duterte. Ông ấy đã hoàn toàn phá hỏng vị thế mà chính quyền ông Obama có được dưới thời cựu Tổng thống Aquino,” ông Thayer nói.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang bận tâm với những vấn đề ở Trung Đông, Afghanistan và Bắc Hàn nên không quan tâm đến Biển Đông. Vì vậy, Trung cộng được rảnh tay theo đuổi mục đích của họ, theo ông Thayer.

Đâu là lợi ích chính của Mỹ trên Biển Đông? Bà Hillary Clinton từng tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia ở đây. Còn ông Trump đại để không nói gì cả. Ông ấy từng có nói về Biển Đông trong quá trình tranh cử, còn từ đó đến nay ông ấy không nói gì hết,” ông lập luận.

“Chính quyền của ông Trump không có khái niệm gì về những gì đang xảy ra trên Biển Đông,” Giáo sư Thayer nói, đồng thời cho biết rằng Biển Đông chỉ là một phần trong ‘ván cờ lớn’ giữa Mỹ và Trung cộng và Washington đang cần Bắc Kinh giúp đỡ trong vấn đề Bắc Hàn cũng như nhượng bộ trong các vấn đề kinh tế và sở hữu trí tuệ.

Ông Thayer cũng nhắc tới một diễn biến gần đây khi Trung cộng điều tàu chiến và tàu tuần duyên đến gần bãi Sandy cách không xa đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa mà Phi Luật Tân hiện đang kiểm soát thì chính quyền ông Trump “đã không làm gì cả” còn ông Duterte thì cho rằng “tại sao cần phải phòng vệ những bãi cát này trước Trung cộng”.

Nếu Mỹ, Nhật và Ấn Độ không hỗ trợ cho Việt Nam thì Việt nam phải lùi bước (trước Trung cộng) nhất là sau khi xảy ra tai nạn (va chạm) của tàu khu trục USS John S. McCain với một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore, GS Thayer nhận định.

                                       Carl Thayer tại Hội nghị Biển Ðông USCIS

Việt Nam còn có thể dựa vào nước nào đây? Mã Lai hay Nam Dương cũng không thể làm được gì nếu Mỹ không có vai trò mạnh mẽ hơn. Do đó Việt Nam không thể khiêu khích chiến tranh hay đối đầu với Trung cộng.”

Nhắc lại vụ việc Việt Nam phải rút tàu khoan thăm dò Deepsea Metro ở khu vực gần bãi Tư Chính dưới áp lực của Bắc Kinh, ông Thayer cho rằng Việt Nam “không thể chọc giận Trung cộng” vì Hà Nội “không thể nào bảo vệ hiệu quả các công trình trên đảo của họ” một khi Trung cộng tấn công.
Bất cứ lúc nào Trung cộng cũng có thể chiếm bất cứ tiền đồn nào của Việt Nam ở bãi Tư Chính. Cho nên nếu đối đầu trực diện thì Việt Nam sẽ thất bại,” ông phân tích.

Trong bài báo có tựa đề “Việt Nam lo lắng sự yếu ớt của Trump đang khiến Trung cộng trở nên mạnh mẽ”, Nhật báo Sydney Morning Herald của Úc hôm 28/8 cũng nhận định rằng giờ đây Hà Nội đang bị cô lập trong việc dùng luật quốc tế để đẩy lùi tham vọng của Trung cộng trên Biển Đông.

Tờ báo này dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, Giáo sư tại Đại học De La Salle ở Manila, cho biết tại hội nghị Ngoại trưởng Asean ở Manila hồi đầu tháng 8, Việt Nam một lần nữa lên tiếng phản đối Trung cộng trong khi Hoa Kỳ chỉ đóng một vai trò mờ nhạt.

Đối với những ai đang chống lại tham vọng bành trướng của Trung cộng trên Biển Đông thì “Trump không giúp ích được gì”, ông Heydarian nói.
Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ lòng tin về sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. (Ngoại trưởng) Tillerson không có vẻ như là ông ấy đang đại diện cho một siêu cường tại hội nghị. Ông ấy trông giống như đại diện của một cường quốc hạng hai hơn và mọi người ở hội nghị đều biết ông ấy đang gặp khó khăn tứ bề ở trong nước,” theo Giáo sư Heydarian.

Nếu Việt Nam phải lùi bước thì đó là do họ không còn có nhiều lựa chọn kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền,” ông Heydarian nói thêm. “Mỹ thật sự đã bỏ rơi Việt Nam vào phút cuối khi họ hủy Hiệp định TPP. Việt Nam phải làm gì đây?”

Còn Giáo sư Thayer thì nhận định rằng: “Chính quyền Trump không cho thấy sự̀ ủng hộ (các nước nhỏ) trong tranh chấp Biển Đông. Phi Luật Tân thì đầu hàng trước Trung cộng. Đó là một cú tát vào pháp trị. Không còn luật pháp quốc tế trên Biển Đông nữa. COC cũng vô dụng mà thôi.”




Bắc Kinh không muốn Hà Nội ngả về phương Tây
Bắc Kinh không muốn nhìn thấy làn sóng chống Trung cộng thể hiện qua các cuộc xuống đường ở Việt Nam vì chủ quyền trên Biển Ðông. (Hình: Getty Images)

Bắc Kinh lên giọng cảnh cáo Hà Nội là “đừng để phương Tây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Trung cộng với Việt Nam.”

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bản của tờ Nhân Dân nhật báo và chung trụ sở với tờ Nhân Dân nhật báo ở Bắc Kinh hôm Thứ Ba, 29 Tháng Tám 2017, viết bài bình luận với tựa đề như trên nhằm đe nẹt giới lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội sau một số diễn biến liên tiếp thời gian gần đây làm mối quan hệ “16 chữ vàng” và “4 tốt” của ‘hai nước Cộng Sản anh em chùng xuống thấp.

Bài bình luận nói Việt Nam đã buộc công ty dò tìm dầu khí Repsol ngừng khoan tìm ở bãi Tư Chính, khu vực đặc quyền kinh tế trên thềm lục Việt Nam, hồi Tháng Bảy “sau khi Trung cộng can thiệp” mà “một số người Tây phương bày tỏ thất vọng khi vấn đề được dàn xếp ôn hòa.”

Tờ Hoàn Cầu dẫn một câu mà họ cho là chế diễu của báo Washington Post nói Hà Nội “đặt hợp tác kinh tế hay sự đoàn kết cộng sản bên trên niềm tự hào quốc gia.”

Với một hệ thống chính trị khép kín khiến các toan tính ngoại giao trở thành bí mật, hầu hết mọi người, kể cả giới chuyên gia, dù họ tự nhìn nhận, cũng hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra, điều đó tạo mảnh đất màu mỡ cho các suy đoán lung tung.” Báo Washington Post viết, tờ Hoàn Cầu trích lại.

Hoàn Cầu trích dẫn tiếp bài bình luận của báo Mỹ chỉ trích “sự hiện diện bị thu nhỏ lại của Mỹ (ở khu vực) đã cho Trung cộng cơ hội hành động ở hậu trường” mà 10 nước ASEAN đang trôi dần “về hướng thân Trung cộng” kể từ khi Tổng Thống Donald Trump lên cầm quyền.

Việt Nam là thành viên cuối cùng (của ASEAN) công khai thúc đẩy một lập trường cứng rắn hơn để chống lại sự bành trướng của Trung cộng trên Biển Ðông” nhưng “bây giờ đang bị cô lập công khai trên vấn đề dùng luật pháp quốc tế để đẩy ngược lại Trung cộng.”

Tờ Hoàn Cầu nói rằng báo Washington Post muốn hy vọng thấy Việt Nam tiếp tục chống lại Trung cộng và nhiều người Tây phương nóng lòng muốn thấy Việt Nam đóng vai trò dẫn đầu trong việc chống Trung cộng thì Hà Nội “chỉ là quân cờ cho Mỹ và Nhật đạt lợi thế địa chính trị…” trong khi “chỉ đổi được ít hậu thuẫn tinh thần và chút ít viện trợ.”

Tờ Hoàn Cầu dỗ dành rằng “Việt Nam và Trung cộng là hai nước láng giềng hữu nghị. Về mặt kinh tế, Bắc Kinh và Hà Nội là hai đối tác lớn nhất. Về chính trị, cả hai đều là nước xã hội chủ nghĩa cầm đầu bởi hai đảng Cộng Sản, chia sẻ rất nhiều thứ chung.” Cho nên “Hà Nội sẽ không chịu chống lại Bắc Kinh như một thứ tốt đen cho Mỹ dùng để kềm chế Trung cộng trên Biển Ðông.”

Cuối cùng, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo rằng, “Hợp tác toàn diện có thể đem lại nhiều lợi ích hơn là tranh chấp trên biển, hai nước Trung cộng và Việt Nam nên tránh không để sự hợp tác hữu hảo ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.” (TN)

Người Việt



Bắc Kinh đe doạ Hà Nội qua việc khoan dầu ở Biển Đông
Beijing Threatens Hanoi Over Drilling in South China Sea

Gary Sands  (Foreign Policy Blog) 
The map shows the areas/basins in the country where Repsol has exploration and/or production/development activity. (Repsol)

Following threats from Beijing, Vietnamese authorities have ordered a foreign joint venture to abandon its gas-drilling efforts in a disputed area of the South China Sea.  The drilling was taking place in Block 136-03, around 250 miles off the coast of Vietnam, and licensed to a joint venture among Vietnam’s state oil firm, Spain’s Repsol and Mubadala Development Co. of the United Arab Emirates.  China, which claims some 90 percent of the South China Sea, calls the same area Wanan Bei-21 and sold the rights to a Hong Kong-listed company called Brightoil in 2015, which has recently denied ownership.  Estimates on the amount spent by Repsol on drilling range from $27 million to $300 million.  

Chinese authorities apparently threatened to attack Vietnamese military bases in the islands of Truong Sa (Spratly) if the drilling proceeded.  A similar threat was made to British Petroleum in 2007, according to Bill Hayton, author of The South China Sea: The Struggle for Power in Asia.
Beijing’s military threat is championed by General Fan Changlong, deputy chair of China’s Central Military Commission, who visited Madrid to complain of Repsol’s participation in the drilling of a maritime area claimed by China.  A few days before the start of drilling on June 21, General Fan reportedly stormed out of a meeting in Hanoi and cancelled a planned “friendship meeting” at the China-Vietnam border, officially over protocol concerns but rumoured to be over the drilling dispute.

Carl Thayer, a longtime analyst of the Vietnamese military and emeritus professor at the University of New South Wales, called Beijing’s threats of attack “a marked and alarming step up of Chinese assertiveness” and a “major escalation in China’s posture.”  Thayer also expressed worries over the future of Vietnam’s offshore oil industry, arguing “If Vietnam stops exploration permanently this would have long-term implications for present oil contracts with foreign companies and more significantly, Vietnam’s future energy security.”  


Those “rights and interests of Vietnam” include two other prominent blocks being developed by foreign companies.  In early July, Hanoi granted a two-year extension to ONGC Videsh, an Indian oil company, to explore oil block 128, which falls within Vietnam’s 200 nautical mile exclusive economic zone (EEZ) – part of which is also claimed by China under its illegal “nine-dashed line” yet overlaps Chinese claims.  And some 50 miles off the coast of central Vietnam, ExxonMobil is initiating the $10 billion “Blue Whale” gas concession in block 118 – entirely within Vietnam’s EEZ and part of which is also claimed by China.

With Hanoi reportedly being forced to back down, should other foreign oil and gas companies fear the loss of drilling rights from concessions granted by Hanoi?