Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 08.09.2017)
Việt Nam bắn thử hỏa tiễn sau khi Trung cộng tập trận
trên biển Đông
Hệ thống hỏa tiễn phòng
không SPYDER. Việt Nam chi 5 tỷ USD trong năm 2016 để tăng cường khả năng phòng
thủ trong bối cảnh Trung cộng tăng cường sức mạnh trên biển Đông.
Việt Nam bất ngờ bắn thử hỏa tiễn phòng không mới nhập từ Israel ngay trong
cùng ngày khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố phản đối Trung cộng tập trận
bắn đạn thật trên biển Đông.
Trích nguồn tin từ Quân Đội Nhân Dân, các báo trong nước đồng loạt đăng tin
và hình ảnh các loại hỏa tiễn “phòng không
hiện đại Spyder” được thử nghiệm với đạn thật trong khuôn khổ cuộc diễn tập
của các lực lượng phòng không Việt Nam diễn ra hôm 5/9.
Động thái này diễn ra 3 ngày sau khi Trung cộng kết thúc các cuộc tập trận
bắn đạn thật trên quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
"Trong bối cảnh Trung cộng đang có
các hoạt động gây căng thẳng đó mà họ đã công khai các nội dung họ đã làm thì
việc các nước khác cũng có tiến hành các hoạt động một cách hợp pháp trên lãnh
thổ của mình là điều dễ hiểu," theo tiến sỹ Trần Công Trục, từng
là trưởng ban biên giới chính phủ. "Đây
có thể nói là một sự trả lời để thấy rằng các nước khác, kể cả Việt Nam, không
thể nào có thể ngồi yên và nhìn những tình huống căng thẳng và sức ép từ phía Trung
cộng."
Việt Nam tiếp nhận hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Spyder từ Israel vào giữa tháng
7. Theo Blog Quốc phòng, mục tiêu để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trên không.
Spyder được thiết kế với tính năng tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng 1 lúc và khả năng
triệt hạ các loại máy bay, kể cả phản lực cơ chiến đấu, máy bay trực thăng, và
máy bay không người lái.
Việt Nam đặt mua 3 tổ hợp hỏa tiễn phòng không Spyder tầm gần cực hiện đại
của Israel cùng với nhiều loại đạn và hỏa tiễn như Python, theo Cơ sở dữ liệu
chuyển giao vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Đây mới chỉ là hợp đồng mua sắm giai đoạn 1 mang tính thử nghiệm, theo nhận
định của Soha. Sau đó có thể binh chủng Phòng không-Không quân sẽ được trang bị
nhiều tổ hợp hỏa tiễn Spyder hơn.
Việt
Nam đã trở thành 1 trong những nước hàng đầu thế giới tăng chi tiêu quốc phòng
nhiều nhất trong mấy năm gần đây. Theo SIPRI, năm
ngoái Việt Nam chi tới 5 tỷ USD để tăng cường khả năng quân sự. Đây là một mức tăng vô
cùng đáng kể trong chi tiêu quân sự, cao hơn 90% so với năm 2010.
Nguyên nhân chính khiến Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực
tăng chi tiêu quốc phòng, theo tiến sỹ Trục, là do tình hình căng thẳng từ Trung
cộng đã đe dọa an ninh quốc phòng của các nước trong khu vực.
"Việc các nước phải tăng cường
khả năng phòng thủ bằng cách tăng thêm chi tiêu cho ngân sách quốc phòng là một
điều rất phổ biến," theo tiến sỹ Trục. "Mặc dù đó là điều không ai muốn làm. Việt Nam càng không muốn làm bởi vì
Việt Nam đang phải đầu tư rất nhiều cho sự phát triển kinh tế nhưng buộc lòng
phải trích ra 1 khoản ngân sách để trang bị thêm vũ khí là điều buộc phải làm
trong tình cảnh hiện tại."
Vào tháng 7, Việt Nam đã phải ngừng hoạt động khoan thăm dò dầu khí trong
khu vực biển có tranh chấp với Trung cộng dưới sức ép của Bắc Kinh. Trước đó một
tướng cấp cao của quân đội Trung cộng đã bỏ dở chuyến thăm tới Hà Nội và các cuộc
giao lưu quốc phòng giữa 2 nước đã được lên lịch bị hủy bỏ.
VOA
Trung cộng 'bực bội vì hành động của Việt Nam ở Asean'
Bản quyền hình ảnh AFP Image
caption Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị tại cuộc họp ở Manila ngày 6/8
Ngoại trưởng Trung
cộng Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại
trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng Ngoại
giao Asean ở Manila.
Cả Bloomberg và
báo South China Morning Post đưa tin này.
Ông Vương Nghị lẽ
ra sẽ gặp ông Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp ngoại trưởng Asean, nhưng một nhà
ngoại giao Trung cộng nói cuộc gặp không diễn ra, theo báo South China Morning
Post.
Trong khi đó báo
Tuổi Trẻ cho biết hai bộ trưởng đã có một cuộc gặp "kéo qua một bên"
và trao đổi quan điểm. Báo này cũng cho thấy hình ảnh ông Nghị và ông Minh bắt
tay.
Trung cộng được
cho là phật lòng vì từ ngữ trong bản thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại
giao ASEAN. Thông cáo này bày tỏ quan ngại về bồi đắp lấn biển trên những hòn đảo
có tranh chấp về chủ quyền, Bloomberg trích lời một số nguồn.
Bản
quyền hình ảnh REUTERS Image caption Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ở
Manila ngày 6/8
Trung cộng cho rằng
Việt Nam là nước đã vận động đưa từ ngữ này vào bản thông cáo.
Bản thông cáo
nói một số ngoại trưởng trong nhóm ASEAN bày tỏ quan ngại về "bồi đắp lấn biển" và "các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng
tin, làm gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại
khu vực."
Theo Bloomberg,
một người phát ngôn trong phái đoàn Trung cộng nói cuộc họp riêng giữa hai
ngoại trưởng Việt Nam và Trung cộng không phải là cơ hội duy nhất cho hai bên
thảo luận.
Cả hai ngoại trưởng
đều tham gia vào các cuộc gặp đa phương khác tại Manila, trong đó có cuộc họp
giữa Trung cộng và 10 ngoại trưởng ASEAN, vẫn theo Bloomberg.
Xu Liping, nhà
nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung cộng, nói Bắc Kinh phật lòng
vì thái độ của Việt Nam.
"Việc hủy gặp có thể xem là cảnh báo cho Việt
Nam," người này nói.
Tân Hoa Xã của Trung
cộng đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của Asean là
"đầu độc" tình hình trên Biển Đông.
BBC
Trung cộng bác phản
đối của Việt Nam về tập trận trên Biển Đông
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng.
Hôm 6/9, Trung cộng bác bỏ những cáo buộc của Việt
Nam về việc các cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vục đang có tranh chấp trên Biển
Đông và nói rằng Bắc Kinh thực hiện các quyền chủ quyền của họ.
Trước đó, Trung cộng tiến hành các cuộc tập trận
xung quanh quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việt Nam tuyên bố
sẽ “kiên quyết bảo vệ quyền hợp pháp” của mình bằng đường lối ôn hòa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng
nói tại một cuộc họp thường kỳ rằng Trung cộng không làm gì sai.
Ông Sảng nói: "Chúng tôi hy vọng bên có liên quan nên xem xét các cuộc tập trận một
cách bình tĩnh và hợp lý."
Trung cộng tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển
Đông, nơi mỗi năm có khoảng 3 nghìn tỷ đôla hàng hóa lưu thông. Các quốc gia
khác như Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền.
Những căng thẳng giữa Trung cộng và nước láng giềng
Việt Nam đang ở mức cao nhất tính từ ba năm qua liên quan tới vùng biển đang
tranh chấp.
Dưới sức ép từ Bắc Kinh, Việt Nam đã ngưng khoan dầu
ở các vùng biển ngoài khơi Việt Nam, nơi mà Trung cộng tuyên bố thuộc chủ quyền
của họ.
Trung cộng luôn bày tỏ quan ngại về những nỗ lực của
Việt Nam, tìm cách vận động sự hậu thuẫn của các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển
Đông, và các mối quan hệ quốc phòng đang tăng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.
VOA
Biển
Đông : Nam Dương và Nhật Bản thúc đẩy đối thoại phát triển hàng hải
Nam Dương và Nhật Bản
tăng cường đàm phán để phát triển hợp tác hàng hải tại một số vùng biển của Nam
Dương, trong đó có quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông. Thông tin được hai
nước công bố trong một bản thông cáo chung ngày 06/09/2017 sau một cuộc họp tại
Jakarta.
Chủ đề chính của cuộc
họp giữa hai nước là phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, trong
đó có việc xây dựng các cảng và tầu chuyên chở và đánh bắt. Tuy nhiên, chủ đề
hợp tác an ninh cũng nằm trong chương trình thảo luận. Trong bản thông cáo
chung được trang mạng Nikkei trích dẫn, hai nước nhất trí « thành lập
đội tầu tuần tra và tầu đa năng ».
Dù không trực tiếp nêu
tên Trung cộng, bản thông cáo chung cho biết : « Hai nước chia sẻ lợi
ích chung trong việc duy trì và xúc tiến các vùng biển tự do, mở rộng và ổn
định đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong vùng ». Hai bên
thống nhất sáu vùng xa xôi nhất của Nam Dương sẽ là trọng tâm của chương trình
hợp tác, trong đó có quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông, nơi hải quân Nam
Dương đã bắt được nhiều tầu cá Trung cộng xâm phạm vào năm 2016.
Ông Brahmantya Poerwadi,
một viên chức Nam Dương thuộc bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp, cho biết Nhật Bản sẽ
tài trợ để phát triển một hệ thống radar giám sát bờ biển và một vệ tinh nhằm
giúp ngư dân truyền thống Nam Dương cải thiện năng lực. Công nghệ mới sẽ giúp Nam
Dương bảo vệ vùng biển khỏi nạn đánh bắt trộm nhờ khả năng phát hiện tốt
hơn tầu cá nước ngoài, kể cả tầu của Trung cộng.
Theo ông Poerwardi,
thỏa thuận cuối cùng sẽ được tổng thống Widodo và thủ tướng Abe ký vào cuối năm
2017, bên lề Thượng Đỉnh Đông Á (gồm ASEAN và 8 nước), được tổ chức tại Manila
vào tháng 11.
Các cuộc đàm phán về
phát triển hàng hải chung được tăng cường từ chuyến công du Jakarta của thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 01/2017. Nhật Bản và Nam Dương tăng cường
hợp tác kể từ khi Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện tại Biển Đông dưới thời tổng
thống Donald Trump.
RFI
Biển
Đông : Nhật-Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng đối phó với Trung cộng
Bộ trưởng Quốc Phòng
Ấn Độ, Arun Jaitley và đồng nhiệm Nhật bản Itsunori Onodera, ngày 06/09/2017 đã
tham dự nhiều cuộc họp trong khuôn khổ đối thoại thường niên giữa hai bộ tại
Tokyo.
Theo trang
IndiaTVNews, hai bên nhất trí hợp tác chặc chẽ trong lĩnh vực chế tạo quốc
phòng, kể cả công nghệ lưỡng dụng. Bộ Quốc Phòng hai nước cũng đồng ý bắt đầu
các cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật về hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh
robot và phương tiện không người lái mặt đất (UGV). Ấn Độ có kế hoạch mua thủy
phi cơ US-2 ShinMaywa của Nhật Bản để trang bị cho Hải Quân.
Trong một bản thông
cáo ngày 06/09, New Delhi cho biết : « Các bộ trưởng đã trao đổi quan
điểm và ý kiến nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hợp tác về mặt quốc phòng và an
ninh trong khuôn khổ « Đối Tác Chiến Lược Ấn Độ-Nhật Bản và Đối Tác Toàn Cầu »
».
RFI
Việt Nam phản đối Trung cộng tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa
Tàu khu trục hỏa tiễn Yuncheng của Trung
cộng phóng hỏa tiễn chống tàu trong một cuộc tập trận gần đảo Hải Nam và quần đảo
Hoàng Sa hôm 8/7/2016. AFP
Việt Nam lại lên tiếng phản đối Trung cộng
tập trận ở Biển Đông vào lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển đang tranh chấp
này.
Chiều 05/09/2017, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt
Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng « phản đối mạnh mẽ » việc Trung
cộng tổ chức huấn luyện bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa, xem đây là một «
hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe
dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông ».
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã đưa ra lời
phản đối như trên sau khi Cục Hải Sự Trung cộng hôm 28/08 thông báo sẽ tiến
hành diễn tập quân sự, trong đó có các cuộc huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực
quần đảo Hoàng Sa, mà Hà Nội khẳng định chủ quyền nhưng đã bị Bắc Kinh chiếm giữ
toàn bộ.
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần,
Việt Nam phản đối các cuộc tập trận của Trung cộng ở khu vực Biển Đông.
Thứ Năm 31/08, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng đã tuyên bố «
hết sức quan ngại » về việc Trung cộng tiến hành diễn tập quân sự ở
khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh « chấm dứt và
không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông ». Phát
ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết là trong ngày hôm đó, đại diện Bộ Ngoại Giao
Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện Đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội để «
nêu rõ lập trường của Việt Nam ».
Căng thẳng do tranh chấp Biển Đông đã gia tăng trong
những tháng gần đây, đặc biệt với việc Việt Nam đã buộc phải đình chỉ một dự án
thăm dò dầu khí do công ty Tây Ban Nha Repsol tiến hành tại một khu vực mà Bắc
Kinh cũng khẳng định chủ quyền.
RFI
Việt Nam ủng hộ kế hoạch tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ
Tàu USS John S.McCain tuần tra ở biển
Đông hôm 7/1/2017 AFP
Liên quan đến kế hoạch tuần tra của Mỹ ở biển Đông
thời gian tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng hôm 7/9
nói rằng Việt Nam tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thực hiện quyền tự do hàng hải
hàng không phù hợp với luật quốc tế.
Ngày 1/9 vừa qua Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ
cho biết đang lên kế hoạch tăng cường các đợt tuần tra trên biển Đông bao gồm
các hoạt động tự do hàng hải FONOP từ hai đến ba lần trong vài tháng tới.
Khi được báo chí hỏi về những phản bác của Trung cộng
đưa ra hôm 6/9 liên quan đến việc Trung cộng tập trận bắn đạn thật tại quần đảo
Hoàng Sa, bà Hằng cho biết quan điểm của Việt Nam vẫn nhất quán rằng đây là
hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung cộng tôn
trọng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong một diễn biến khác có liên quan, ngày 6/9 vừa
qua Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết đã tiêu hủy gần 1.500 ấn phẩm
thể hiện sai địa giới hành chính của Việt Nam, chủ yếu là thể hiện sai hoặc thiếu
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cơ quan chức năng Đà Nẵng cho biết hầu hết các ấn phẩm
này có nguồn gốc từ nước ngoài, được in bằng các ngôn ngữ khác nhau như tiếng
Trung, Nhật, Pháp, Việt,…
Chi cục Hải quan Đà Nẵng còn tiết lộ rằng khách du lịch
nước ngoài khi vào Việt Nam đã mang theo nhiều bản đồ in hình lưỡi bò của Trung
cộng và bị thu giữ, tuy nhiên không nói rõ khách từ nước nào.
RFA
18 ngàn tàu đánh cá Trung cộng đang có mặt tại Biển Đông
Một tàu cá của Trung cộng chuẩn bị đến
Trường Sa hôm 6/5/2013. AFP
Nhật báo Bưu
điện Hoa nam tại Hồng Kong hôm 5/9 cho biết hiện
có 18,000 tàu cá Trung cộng có mặt ở biển Đông, và cho rằng việc này có thể sẽ
gây căng thẳng về quyền đánh cá với ngư dân các quốc gia Đông Nam Á.
Theo tờ báo này thì việc hàng chục ngàn tàu đánh cá Trung
cộng tràn xuống biển Đông như vậy đã trở thành một hành động hàng năm của Bắc
Kinh, tiếp theo lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước này được chấm dứt vào
ngày 16 tháng Tám.
Ngay trong ngày 16 tháng Tám, một nghị sĩ Phi Luật
Tân là ông Gary Alejano, trích nguồn tin quân sự của Phi cho biết là tàu cá Trung
cộng với sự hộ vệ của tàu hải giám đã đuổi ngư dân Phi ra khỏi khu vực đánh cá
xung quanh đảo Thị tứ, mà Manila đang kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa.
Các tàu đánh cá của Trung cộng xuất phát
từ đảo Hải Nam, được các tàu hải giám và hải quân của Bắc Kinh hộ tống.
Một ngư dân Trung cộng nói với tờ Bưu điện Hoa Nam rằng
không có gì phải lo ngại chuyện đụng chạm với ngư dân các nước khác vì đã có
chính quyền Trung cộng bảo vệ.
Không những tăng cường hoạt động ở Biển Đông, hàng
trăm tàu đánh cá Trung cộng từ tỉnh Triết Giang cũng bắt đầu tràn ra vùng biển
Hoa Đông.
Điều này làm cho lực lượng tuần duyên Nhật Bản phải
tăng cường hoạt động ngăn ngừa tàu Trung cộng tràn vào khu vực quần đảo Senkaku
mà Nhật đang kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.
Hồi năm ngoái có gần 300 tàu cá Trung cộng được tàu
biên phòng nước này đi kèm đã đi vào vùng 12 hải lý xung quanh quần đảo
Senkaku. Việc này đã làm cho Bộ ngoại giao Tokyo triệu Đại sứ Trung cộng tại Nhật
để phản đối.
Hiện chưa thấy có va chạm nào giữa tàu cá Trung cộng
với Việt Nam, nhưng hồi tháng Năm vừa qua khi Trung cộng đưa ra lệnh cấm đánh bắt
cá trên gần hết Biển Đông, Hà Nội cũng đã ra tuyên bố phản đối.
RFA
Mỹ gửi tuần duyên hạm vào biển Đông khiêu khích Trung cộng
Vũ Ngọc Yên
Mỹ khiêu khích Trung cộng hay quyết tâm
thực hiện quyền tự do hàng hải tại biển đông? Từ nhiều năm Trung
cộng tự cho quyền sở hữu các đảo và ghềnh đá ở biển đông nơi nhiều quốc gia
trong vùng cũng xem là lãnh hải của mình. Trước các hành vi ngang ngược của Trung
cộng, chính quyền Mỹ đối đáp bằng cách ứng gửi tầu tuần tra và việc này có nguy
cơ gây ra tranh chấp giữa hai nước.
Trong thập niên qua Trung cộng đã gia tăng ảnh hưởng
qua các vụ bồi đắp đảo nhân tạo cũng như xây dựng các căn cứ quân sự ở biển
đông. Các động thái này đã làm các quốc gia trong vùng bất bình phản đối... Mỹ
cho biết Trung cộng đã mở thêm biên cương ngoài biển hơn 1300 mẫu qua việc chiếm
cứ đảo, bãi san hô và các ghềnh đá trong vùng giao lưu thương mại. Không chỉ vì
lý do kinh tế mà Trung cộng kiên trì chiến lược giành chủ quyền trên biển đông.
Năm 2014 Bộ ngoại giao Mỹ công bố một báo cáo, theo đó vào năm 1947 Trung cộng
đã từng khẳng định quyền sở hữu các vùng biển đảo trên con đường 11 đoạn và sau
khi lập nước Công hòa nhân dân năm 1949 Trung cộng sửa lại thành con đường 9 đoạn.
Để chống lại những vi phạm luật quốc tế, một số quốc
gia tranh chấp chủ quyền hải đảo đã mạnh dạn tranh đấu bằng con đường pháp lý.
Tòa án quốc tế ở Den Haag-Hòa Lan dựa vào đơn kiện của Phi luật Tân đã bác bỏ
chủ quyền 9 đoạn của Trung cộng. Tòa án giải thích Trung cộng không có cơ sở
pháp luật để sở hữu các vùng đảo, đá trên biển đông. Nhật báo Nhân dân "The
People´s Daily" đã phản đối quyết định tòa án với đe dọa "chúng tôi không chiếm hữu một gang đất không
thuộc về chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ một tấc đất thuộc chủ quyền
chúng tôi.".
Đến nay phán quyết tòa án Den Haag không
gây ảnh hưởng đến thái độ của Trung cộng. Dư luận cho rằng chẳng
có gì ép buộc được sự ngang ngạnh của Trung cộng...
Mỹ trực diện đối đầu với
Trung cộng
Ngày 10.08 Mỹ đã cho tầu chiến đi vào hải phận gần đảo
Trường Sa (Spratly). Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung cộng Geng Shuang tuyên
bố khu trục hạm "USS John McCain" đã xâm phạm hải phận đảo Trường Sa
(Spratly) và kết án hành động này vi phạm chủ quyền an ninh của Trung cộng cũng
như gây nguy hiểm cho nhân sự hai bên khi có đụng độ. Các nhà bình luận đánh
giá sự kiện Mỹ để tầu chiến đi vào hải phận 12 hải lý của đảo Trường Sa biểu lộ
chủ ý muốn thực hiện quyền tự do hàng hải và ám chỉ tầu bè, máy bay có quyền
lưu thông những nơi mà công pháp quốc tế cho phép... Nữ phát ngôn hạm đội Thái
Bình Dương Nicole Schwegsam giải thích quân lực Mỹ hoạt động mỗi ngày tại Á
châu-Thái Bình Dương, kể cả biển đông luôn tuân thủ luật quốc tế...
Tình hình biển đông nay thêm căng thẳng với quyết định
Chính quyền Mỹ gửi tuần dương hạm tới tuần tra. Ngày 4.9 Mỹ công bố sẽ triển
khai các cuộc tuần tra ở biển đông để đảm bảo sự tự do hàng hải ở các nơi mà
Trung cộng tự nhận có quyền sở hữu. Theo báo "wall Street Journal"
các cuộc tuần tra với sự hộ tống của tầu chiến và chiến
đấu cơ sẽ được tiến hành 2 tới ba lần mỗi tháng.
Chương trình gửi tuần chiến vào lãnh hải của Trung cộng
trong biển đông là phản ứng đối đầu của Tổng thống Mỹ D. Trump trước các hành động
Trung cộng chiếm cứ các vùng đảo còn tranh cãi.
Vai trò biển đông trong
giao lưu thương mại thế giới
Biển đông nằm giữa Trung cộng, Việt Nam, Mã Lai và
Phi Luật Tân. Bắc kinh tự nhận sở hữu 80% diện tích 3,5 triệu cây số vuông của
biển đông phong phú tài nguyên. Việc này đã gây tranh chấp với các quốc gia láng
giềng...
Tuyến đường thương mại tại biển đông rất quan trọng
cho mọi quốc gia trên thế giới. Cuộc khủng hoảng leo thang sẽ làm nhiều quốc
gia bị thiệt thòi. Theo truyền thông Blooberg, lượng hàng hóa giao lưu qua biển
đông trị giá trên 5.000 tỷ Mỹ kim chiếm 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới
16.000 tỷ mỹ kim trong năm 2016. Ngay nước Đức cách xa biển đông ngàn dặm cũng
sẽ bị ảnh hưởng. Trong năm 2015 Đức xuất cảng hàng hóa trị giá 1200 tỷ Euro
trong số đó khoảng 16% giá trị lượng hàng thông qua Á Châu.
Ngoài lý do tài nguyên dầu và khí đốt, Trung cộng bằng
mọi giá chiếm cứ biển đông là chủ trương giành chủ quyền trên các hải đảo. Làm
chủ hải đảo có nghĩa kiểm soát được các tuyến đường thương mại. Một khi xảy ra
tranh chấp, Trung cộng sẽ phong tỏa sự vận chuyển hàng hóa lưu thông qua các đảo
mà Trung cộng cho là của mình...
Luật biển quốc tế định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý trên biển. Trong vùng này một quốc gia có quyền sổ hữu được độc quyền
khai thác, thăm dò tài nguyên. Tuy nhiên luật biển đòi hỏi sự tự do hàng hải,
quyền bay ngang qua cũng như sự lắp đặt các đường dây cáp dưới biển phải được
chấp thuận.
Vì quyền lợi trong các vùng hải ngoại của mình ở Nam
Thái Bình Dương, Pháp đã lên tiếng hỗ trợ những nỗ lực ngăn chặn những hành động
xem thường luật biển và công pháp quốc tế của Trung cộng. Trong năm 2016 Pháp
tuyên bố sẽ cùng với các nước Âu châu gửi tầu tuần tra đến biển đông. Khoảng
130.000 công dân Pháp đang sinh sống ở Nam Thái Bình Dương.
Chiêu thức "rung cây
dọa khỉ"?
Vì căng thẳng biển đông leo thang, các quốc gia Đông
Nam Á sẽ phải gia tăng vũ trang. Nhiều nước như Việt Nam đã mua sắm tầu ngầm, tầu
tuần duyên và vũ khí cho hải quân.
Việc Mỹ tuyên bố đưa tầu chiến tuần tra đến
biển đông có phản ánh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải và sẵn sàng đương đầu
với Trung cộng hay chỉ là những chiêu thức "rung cây dọa khỉ"?. Nếu
tranh chấp quân sự Mỹ-Hoa xảy ra, không chỉ gây thương vong mà còn cản trở sự
giao lưu thương mại cho thế giới. Cộng đồng quốc tế rất quan ngại về những diễn
biến xảy ra trong tương lai ở biển đông...
7/9/2017
Vũ Ngọc Yên