“Phe “bắc kỳ biết
lý luận” lên ngôi, phụ trợ phía sau là phe “xứ Quảng”.
Phe thiệt thòi nhứt, như từ bao giờ, là phe “miền Nam”.”
Khi phe “Bắc kỳ biết lý luận” độc tôn quyền lực.
Trương
Nhân Tuấn
Với tư thế “người trên” của Nguyễn Phú Trọng trong vụ
“đốt lò”, nguyên tắc “tứ trụ”, (quyền lực chia làm bốn cho tổng bí thư, chủ tịch
nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) bị bãi bỏ. Ông Trọng “độc tôn” chiếm lĩnh
quyền lực. Phe “bắc kỳ biết lý luận” lên ngôi, phụ trợ
phía sau là phe “xứ Quảng”.
Phe thiệt thòi nhứt, như từ bao giờ, là phe
“miền Nam”.
Bà
Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội, dại diện cho cánh miền Nam chỉ là một bông hoa
trang điểm cho chế độ. Quyền lực không thực. Danh dự cũng không. Vụ bà Châu Thị
Thu Nga ra tòa xin khai mua chức đại biểu 1 triệu rưởi đô la, mặc dầu bị Tòa “bịt
miệng”, nhưng cũng tố cáo thực chất tồi tàn của “cơ quan quyền lực cao nhứt” của
VN.
Như từ bao đời cộng sản, miền Nam chỉ có cái “tiếng” mà không có
“miếng”.
Miền Nam “đi trước” đứng đầu nhiều lãnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
văn minh… nhưng miền Nam luôn “về sau” về “chính trị”. Miền Nam là nạn
nhân của các nhóm quyền lực khởi lên từ miền Bắc, ĐBSCL là “vùng trũng giáo dục”,
là nơi mà đầu tư nhà nước quên tên.
Ông
Trọng thành công việc độc tôn quyền lực. Chuyện kỳ thị vùng miền vì vậy sẽ càng
thêm sâu sắc.
Lịch
sử đảng CSVN, chưa bao giờ một người xuất thân nam kỳ lên nắm chức tổng bí thư.
Yếu
tố "bắc kỳ biết lý luận" khởi ra từ ông Trọng, hàm ý dân nam kỳ không
biết "lý luận".
Vấn
đề là “lý luận về cái gì” ?
Nếu
là lý luận về chủ nghĩa Mác Lê nin thì người Nam kỳ “xin được thua”.
Bởi
vì chủ nghĩa Mác-lê đã trở thành một phế phẩm của lịch sử. Những người Nam kỳ
tuy "dốt", cũng nhận ra rằng đó là thứ rác rưởi của lịch sử, học tập
nó nữa làm chi?.
Ông
Trọng dân Bắc Kỳ tự hào là những người "thông minh", biết lý luận.
Mà
chủ nghĩa cộng sản có còn điều gì hay ho để tiếp tục lý luận nữa, ngoài mục
đích tồi tàn là giành quyền lãnh đạo đất nước ?.
"Lý
luận" trở thành "ngụy biện". Nói trắng ra đó là tâm lý "phe
chiến thắng" áp đặt cho phe thua trận.
Nhưng
khi “đề cao” Bắc kỳ biết lý luận, là vượt trội, thì đó là sự thể hiện một đầu
óc kỳ thị sâu sắc.
Hê
quả của tâm lý kiêu ngạo, kẻ chiến thắng có quyền áp đặt, không mấy chốc, từ
văn hóa cho tới trật tự xã hội miền nam được "mặc đồng phục", y chang
như miền bắc. Văn hóa VN vốn nghèo nàn, nay nhìn lại không còn gì nguyên vẹn, gọi
là tốt đẹp.
Thử
đưa một thí dụ về ngôn ngữ.
Chữ
Việt hôm nay, gọi là chữ "quốc ngữ",
thực ra là một thứ chữ vay mượn, dùng để "ghi" lại cách phát âm của
người Việt. Tự điển VN là tự điển "quốc
âm tự vị", tức ghi lại (thành chữ) cách phát âm. Vì vậy chữ Việt rất
đa dạng và phong phú. Mỗi miền ngoài cách phát âm khác nhau, còn có những
phương ngữ riêng, chỉ sử dụng ở miền đó.
Từ bao giờ cách phát âm của dân bắc kỳ là "tiêu chuẩn" cho cả nước ?
Thử
nghe các cán bộ lãnh đạo, miền Trung hay miền Nam (như ông Nguyễn Thiện Nhân),
mở miệng lên ta tưởng họ là dân “Bắc kỳ” chính cống.
Phải chăng đó là “tiêu chuẩn” để dân Nam kỳ (và Trung kỳ) thăng tiến
trên quan lộ ? Nếu
đúng vậy thì thật là tội nghiệp cho đảng CSVN. Thực chất của các phong trào cộng
sản là đả phá kỳ thị màu da, sắc tộc để dựng lên thế giới đại đồng.
Không biết từ khi nào đảng CSVN là đảng của những người Bắc kỳ như
vậy ?
Ngay
cả việc sử dụng ngôn từ, thường ngày hay trong văn bản. Ta thấy ngôn ngữ “Bắc kỳ
hóa” đã lan rộng đến mức độ báo động. Các nền văn hóa đặc trưng địa phương lần
hồi bị cáo chung.
Vụ lùm xùm về chữ "vòng xuyến" thay cho chữ "bùng
binh" gần đây là điển hình cho cách mặc đồng phục cho tiếng Việt.
Từ
"bùng binh", gốc tiếng Nôm (tức tiếng Việt nguyên thủy "bung,
bùng, bụng"), có nghĩa là nơi "phình ra". Từ này được sử dụng ở
miền nam từ lâu, chỉ những nơi ngả tư, ngả năm... đông đúc xe cộ lưu thông. Thời
Pháp, gọi đó là "rond point", dịch đúng là "điểm tròn", dịch
nghĩa là "vòng xoay".
Từ
"vòng xuyến" là một từ
không có trong tự điển (để chỉ "rond point"). Đây là thứ trang sức để
đeo tay. Không biết từ khi nào được sử dụng để chỉ cho "xòng xoay" ở ngoài Hà Nội.
Vấn
đề là ngoài bắc muốn xài từ (sai bét) này thì cứ việc xài, không ai (cần thấy)
phải có ý kiến. Người ta phản đối là từ này áp đặt cho miền nam.
Thí
dụ khác, tùy theo miền, cách phát âm các từ sau đây khác nhau: chính-chánh, nhứt-nhất, sơn-san, trường-tràng,
thái-thể, tông-tôn, vũ-võ, huỳnh-hoàng...
Cách
viết nào đúng ?
Trước
75 ở miền nam, cả hai cách viết điều đúng, vì có cùng một ý nghĩa.
Bởi
vì "chữ viết", tức chữ quốc ngữ, chỉ là chữ "ghi âm" mà
thôi. Dân mỗi miền có cách phát âm khác nhau. Nếu nhìn nhận nhau là "đồng
bào" thì dân miền nào cũng có tư cách như nhau, đáng được tôn trọng như
nhau.
Vậy
tại sao lại sửa "Tân sơn nhứt"
thành "Tân sơn nhất" ?
Cách
viết "Tân sơn nhất" sai tới
hai lần. "Tân sơn nhứt" là
tên địa danh, tức danh từ riêng. Lý do gì anh đổi tên của người ta ? Cái sai thứ
hai là áp đặt cách phát âm bắc kỳ trong khi chưa có sự chuẩn thuận của toàn
dân.
Về
chính trị, nạn kỳ thị thể hiện rất sâu sắc nơi dân nam kỳ, nhứt là dân ở miệt đồng
bằng sông Cửu Long. Dân ở đây hầu hết là “dốt”, bởi vì đầu tư vào giáo dục nơi
các tỉnh này chí ít. Dân nơi đây chuyên làm ruộng. Chủ trương dân cộng sản bắc
kỳ là hãy để cho chúng tiếp tục dốt để làm ruộng, không phải tốt hay sao ?
Ngay
cả hạ tầng cơ sở. Vụ hạn hán năm ngoái mới thấy hệ thống nước uống ở đây vẫn là
“lu nước sau hè”. Những cái giếng nước máy, xây từ thời ông Diệm, cái mất, cái
còn. Đường xá thì vẫn muôn thuở là con đường làng, những cây cầu khỉ. Nếu không
nó bọn “đỉ điếm cặn bã xã hội” về bỏ tiền xây cầu “từ thiện” thì không biết bao
giờ “cầu khỉ” mới hết.
Sự kỳ thị thể hiện qua bất kỳ các chính sách nhà nước.
Chủ trương “bắc kỳ hóa” tất cả, từ chính trị, kinh tế cho tới văn
hóa, giáo dục, phong tục tập quáng trong xã hội. Nhân danh tẩy xóa “văn hóa đồi trụy,
tàn dư mỹ ngụy”, mặc đồng phục một thứ văn hóa cứt lợn, thực ra không phải Bắc
Kỳ, mà là văn hóa ngoại lai mác xít lê nin nít.
Dân bắc kỳ nắm quyền hành từ khắp hang cùng ngõ hẻm. Chỗ nào cũng
có dân bắc kỳ nắm quyền lãnh đạo.
Vấn đề là họ đã thất bại thê thảm, từ mọi lãnh vực văn hóa, kinh tế,
xã hội...
Nếu
so với miền nam tới năm 75, dân Nam kỳ tuy không biết lý luận nhưng họ biết
làm. Họ đã xây dựng một đất nước huy hoàng không hề thua kém Nam Hàn, Thái Lan…
Thậm chí Singapour thời đó Lý Quang Diệu còn ao ước sao cho bằng Sài gòn.
Không
có chính sách nào hữu hiệu để chia rẽ dân tộc bằng cách xóa bỏ căn cước, chia rẻ
vùng miền, thiên vị vùng miền, hay áp đặt văn hóa của miền này cho miền khác hết
cả.
Nhưng
khi ông Trọng thắng thế trong công cuộc “đốt lò”, phe cánh miền Nam trong đảng
bị cô lập, hay bị tiêu diệt. Nạn kỳ thị sẽ bộc phát với hai phe: phe Bắc kỳ cai
trị và dân Nam kỳ bị trị.
Điều
này chỉ có lợi cho các phe phái, các thế lực ngoại bang (như TQ, Campuchia…) muốn
VN sớm phân rã bởi các nhóm chủ trương “ly khai”. VN yếu thì lãnh thổ sẽ bị
phân liệt.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)